" Đâu Cũng nh - Nh v quê hương - Ci ngun dân tc - M

y ai mà quên?" (TKL)

Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Lời tựa tập thơ: "Khúc hát yêu thương" của Trần Kim Lan (Tác giả: Nguyễn Trọng Tạo)

Lời tựa tập thơ: "Khúc hát yêu thương" của Trần Kim Lan (Tác giả: Nguyễn Trọng Tạo)

Lời tựa


(Ảnh bìa: Nguyễn Trọng Tạo)


_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE



Khi đọc tập thơ “Khúc hát yêu thương” của Trần Kim Lan, tôi chợt nhớ câu thơ của thi sĩ Xuân Diệu: “Yêu và thương, hai đợt sóng dâng trào”. Yêu thương thì ta vẫn thường nói, và ai cũng hiểu, đó là tình cảm của con người với con người, với thiên nhiên và vạn vật quanh ta. Nhưng khi nói “yêu và thương” là tác giả muốn nhấn mạnh các cấp độ tình cảm của mình như những đợt sóng của lòng người; mà đã là sóng thì cùng làm nên sông dài, biển lớn, đó là sông-dài-biển-lớn-yêu-thương!



Trần Kim Lan là một cô giáo, rồi biển đời xô dạt, chị trở thành “người xa xứ” gần nửa đời người. Quê hương và tình yêu luôn réo gọi trong tâm hồn lãng mạn và bay bổng của chị. Và như không có gì chia sẻ với chị bằng việc làm ra những bài thơ để giải tỏa lòng mình. 1200 bài thơ đã được viết ra trong những tháng năm dài xa xứ như một thiên bẩm hơn là lao động chữ. Cảm xúc của chị lúc nào cũng tuôn trào cùng ngòi bút. Tôi có cảm giác mỗi bài thơ được viết ra, chị không cần biết nó là thơ hay không, nhưng điều mà chị biết chắc chắn, đó là tình cảm, là tâm trạng, là suy nghĩ của chính mình với quê hương và tình yêu.

Thơ Trần Kim Lan giản dị như tiếng nói, như hơi thở thường ngày của chị. Có thể nói, chị là người có tâm hồn quá nhạy cảm trước mỗi biến động của đời sống, nên yêu, thương, vui, buồn, cười, khóc luôn vang vọng trong thơ. Cũng có thể nói, chị vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối nên mới tạo ra một hồn thơ như thế, một hồn thơ đa đoan trắc ẩn, lại luôn gần gũi, dịu dàng. Câu thơ “Nước mắt nhiều hơn nước mưa” như một tự bạch về tâm hồn trong sáng và yếu đuối của người thơ.

Có lẽ cũng do tâm hồn quá nhạy cảm, nên chị làm thơ thật nhiều và thật dễ dàng. Chị có thật nhiều ký ức để mỗi khi nhớ về lại rưng rưng cảm động. Chị cũng có thật nhiều tưởng tượng để viết ra những cảnh, những người mình chưa bao giờ gặp gỡ. Chị cũng có một vốn thơ từng đọc/học được để dễ dàng thao tác với nhiều thể thơ truyền thống và tự do quen thuộc một cách nhuần nhuyễn. Đây là thể song thất lục bát, một sự kết hợp rất Việt trong thơ cổ mà thời nay còn ít người làm theo, thỉnh thoảng xuất hiện trong thơ chị:

Đời ơi hỡi sao mang tình đến
Khi tình là ngọn nến, lắt leo
Một cơn gió thổi, tắt vèo
Lửa tình dù bén, cũng theo gió ngàn.

Những câu thơ đọc lên khiến ta nhớ thời “chinh phụ” xa xưa.

Chị cũng viết nhiều bài đường luật và thất ngôn bát cú. Hai loại thơ này đều tám câu bảy chữ, nhưng đường luật yêu cầu cao ở các vế đối phải chuẩn. Vậy mà chị đã viết hàng trăm bài thơ theo thể này với một giọng thơ giàu khí chất, mà lại tự nhiên đến lạ. Ví như bài Canh bạc dưới đây:

Canh bài lừa đảo có gì đâu
Dính phải than ôi chuốc lấy sầu
Khi thắng càng gồng càng tụt dốc
Lúc thua dẫu gắng lại rơi sâu
Cờ gian kim cổ ai không biết
Bạc lận xưa nay kẻ vẫn cầu
Ghán vợ mất con đời rách nát
Thân tàn ma dại sống bao lâu?

Lại có những bài thơ chơi ghép các chữ đầu dòng thành một câu thơ có nghĩa theo kiểu “chơi chữ”, “thả thơ” của người xưa:

Đêm thắp lửa bừng ánh nguyệt quê
Xuân sang nhộn nhịp khách đi về
Đâu hay phố thị thương triền núi
Dễ biết miệt vườn chán nẻo khê
Cầm vọng ngân nga xuyên thẳm thẳm
Lòng vang thánh thót tỏa huê huê
Được vui trảy hội thi ca họa
Chăng hỡi tao nhân nhớ hẹn thề?

Thì ra đọc bài “Đêm xuân” này, người đọc còn có thêm một câu thơ t
ám chữ gửi gắm đầy ý tứ: “Đêm Xuân Đâu Dễ Cầm Lòng Được Chăng”.

Đọc những lối thơ như thế, lại gặp những từ cổ mà chắc thời nay nhiều người Việt đã quên, ta không thể không ngạc nhiên về chị, một phụ nữ Việt sống ở Đức thời hiện đại lại đeo đẳng hồn dân tộc xa xưa đến vậy.

***

Ấy là vì Trần Kim Lan đeo đẳng một hồn quê. Một hồn quê mộc mạc, chân chất từ thuở ấu thơ. Cái tuổi thơ quê như màu bùn nhuộm chín vải sồi, như màu mực viết vào giấy trắng… thật khó phai nhòa. Hồn quê như đã nhuộm sồng trái tim thiếu nữ. Hồn quê như tình yêu đầu đời nao nao ký ức. Nó theo chị lên Thủ Đô, rồi nó đi cùng chị sang tận trời Âu. Quê với chị như hình với bóng, như bóng với hình. Đôi khi không phân biệt được chị là hình hay quê là hình, chị là bóng hay quê là bóng. Quê với chị khi là cảnh sắc dân giã:

Làng tôi xanh ngát bóng cây
Lũy tre thấp thoáng hây hây gió ngàn
Sáo diều réo rắt ngân vang
Cánh cò chấp chới ríu ran chim trời.

Làng tôi rộn rã tiếng cười
Điệu hò sông Mã vọng lời thương yêu
Thuyền bè xuôi ngược dập dìu
Dòng sông bến nước chiều chiều đông vui.

Quê với chị đôi khi là nỗi lòng người xa xứ:

Mùa xuân đang đến nơi nơi
“Xuân đầu xa xứ, buồn ơi là buồn”
Lệ đâu bỗng chảy trào tuôn
“Sao ta lại phải tha phương, xứ người?”

Và quê với chị là hội hè, là nếp sống, là đạo lý ở đời. Ta gặp trong thơ chị không chỉ một miền quê riêng biệt, mà cùng những con chữ hành hương khắp mọi miền đất nước. Từ sông Mã cao vút điệu hò đến với hội Lim vương vấn câu Quan Họ. Từ xứ Huế mộng mơ đến Đà Lạt ngàn thông lãng mạn. Từ thành phố hoa phượng đỏ, hay di sản thế giới Vịnh Hạ Long đến đất Tổ Hùng Vương xuân về trẩy hội. Từ Hà Nội ngàn năm văn Hiến đến Sài Gòn hòn ngọc Viễn đông… Đâu cảnh cũng đẹp, đâu người cũng xinh, và đâu đâu cũng thương khó, chân tình. Với chị, hồn quê luôn nức nở, sâu xa:

Nước non, non nước, lòng vời vợi
Thăm thẳm trời quê tiếng quốc than.

Đôi lúc đọc thơ Trần Kim Lan, tôi như quên đi chữ nghĩa mà chỉ nghĩ về một tâm hồn. Quả đúng thế. Những câu chuyện tình trong thơ chị cứ làm tôi thương cảm vô cùng. Nếu chữ nghĩa có vụng về đôi chút, thì cái câu chuyện tình ấy nó cứ hiện lên trước mắt ta, bởi nó thật, nó mộng, nó buồn và lắm nỗi đắng cay. Đó là câu chuyện tình có tên “Tình yêu theo suốt đời em”. Một câu chuyện tình bất hạnh từ ngày em tiễn người yêu đi xa, và khi anh trở lại đã biến thành một “người điên” bởi cuộc đời ngang trái. Những câu thơ khởi đầu bằng nhức buốt tận đáy lòng:

Trời ơi! Có thể nào tin
Ngày tiễn anh ra đi, lại là ngày ly biệt
Nụ hôn vội vã trên tầu, lại là mầm gieo xa cách
Tiếng còi tầu giục giã chia tay, lại là tiếng còi báo hiệu đau thương
Anh ơi! Có thể nào tin
“Bài thơ hạnh phúc”, em dành cho ngày cưới, chưa viết nên lời, đã mỗi chữ, mỗi phương...

Câu chuyện tình được tái hiện trong lời thơ tự sự, để cuối cùng được dẫn đến một kết cục bi thảm:

Anh trở về
Nuốt đắng, ngậm cay
Vì họ đã biến anh
“Đẹp trai, tài giỏi”
Thành một người điên
(Ai nghe người điên?)

Câu “Ai nghe người điên?” nghe xót đắng, nghẹn ngào. Đó là cái kết cục không sao giải thích được, đó phải chăng là “định mệnh” của mối tình tan nát? Và cái mối tình tan nát ấy cứ đeo đuổi mãi trong thơ chị.

Lá xanh mang nhung nhớ
Vàng non gợi thương sầu
Hoe hoe mầu lỡ hẹn
Úa vàng khi buồn nhau

Cánh lá kia mắc cạn
Sắc vàng ươm thu rơi
Mình xa nhau, xa mãi
Mùa thu xẻ thành đôi

Có thể tôi chưa hình dung được “hoe hoe mầu lỡ hẹn” là cái mầu gì, nhưng chắc chắn đó là cái mầu được tác giả nhìn qua nước mắt. Cho đến gần đây, hình ảnh người yêu thời trẻ vẫn còn khắc khoải trong “Chiều buồn” một mình dọc những phố cũ, đường xưa:

Chiều hoàng hôn buồn, lang thang trên phố
Mưa lất phất bay, hay lệ trào rơi
Mỗi bước chân qua, nghe lòng thổn thức
Có thấu hay chăng hỡi người yêu ơi?

***

Tôi không nghĩ Trần Kim Lan là một “nhà thơ chuyên nghiệp”, dù chị làm nhiều thơ, và thơ chị nhiều bài trôi chảy với nhịp điệu truyền thống mộc mạc, chân thành, và lắm lúc chạm đến những triết lý về đạo đức và văn hóa sống. Nhưng thưởng thức cái khối lượng thơ trên cả nghìn bài chị gửi, tôi cũng kịp nhận ra một tâm hồn giàu yêu thương và trắc ẩn. Tâm hồn cần được giãi bày, chia sẻ. Bởi chính chị cũng luôn tâm niệm sẻ chia với kẻ sĩ, văn nhân, những số phận ít may mắn trong cuộc sống:

Đời người là những thương đau
Văn nhân, kẻ sĩ… khác đâu phận Kiều

Sự sẻ chia ấy, với người mà cũng là với mình. Vì thế mà ta thấy thơ chị thật gần, thật tâm tình, đúng như ước muốn sẻ chia của chị:

Thơ tôi rải khắp bốn phương
Kiếp nghèo, khốn khổ, buồn thương đời này.
Thơ tôi thả khắp trời mây
Có ai nhặt được, ai say thơ mình
Ai cho tôi một chút tình
Một lời thương mến, tự tim chân thành?

Và những lời tôi viết về chị, cũng chỉ xin được là những lời sẻ chia “tự tim chân thành” cùng người thơ xa xứ.

Hà Nội, Thu, 2012

Nguyễn Trọng Tạo


Thay lời cảm ơn
(Gửi người thiết kế bìa: Nguyễn Trọng Taọ)
_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE


“Khúc hát yêu thương” cầm tay
Sao cay khóe mắt sao say say lòng
Nhờ mây gửi gió cành hồng
Tặng “người thiết kế” - cảm ơn thay lời!

16.11.2012/Trần Kim Lan


_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE

(Ghi chú: Tập thơ Khúc hát yêu thương - Trần Kim Lan (chọn lọc, ba trong một: Khúc hát yêu thương (100 bài) - Trăn trở (129 bài) - Tình người viễn xứ (thơ Đường luật - 120 bài) - Phụ lục thơ phổ nhạc (21 bài thơ và nhạc) - sách dày 500 trang, bìa cứng.
Nhà xuất bản Hội nhà văn - Hà Nội - Phát hành 9-2012.
Bạn đọc yêu thơ có thể tìm đọc tại các thư viện và các trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc.)

  

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Tình khúc Hạ Long


Tình khúc Hạ Long
(Thay lời cảm ơn các Nhạc sĩ đã phổ thơ Trần Kim Lan)



_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE











(Bìa CD "Rồi một ngày" hình bìa sau do nhạc sĩ Ngọc Anh 
thiết kế tặng. Hình bìa trước do Trần Kim Lan "thử nghiệm thiết kế" 
sau khi nhờ cài photoshop và "học lỏm" được từ 
nhà nghề Mai Sĩ Phát để "mời (bắt cóc)" các nhạc sĩ 
ghé thăm Hạ Long - Chút tình kỷ niệm lưu dấu thời gian...)

Xem tại đây:
Rồi một ngày (Play list)

Rồi một ngày sẽ đi xa
Tình ca còn đó thiết tha mặn nồng
Lời thương lời nhớ mênh mông
Bềnh bồng sóng vỗ bềnh bồng dáng ai.

Còn đây một thuở không phai
Còn đây biển biếc hình hài lãng du
Bổng trầm nhạc khúc thiên thu
Rì rào sóng vỗ khúc ru ân tình.

Thuyền sao nắng tỏa lung linh
Hạ Long còn đó dấu in đời người
Tình ca vi vút dòng đời
Nước non non nước còn lời nước non…

19.10.2012/Trần Kim Lan

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

Làm gì cho tổ quốc hôm nay?


























Làm gì cho tổ quốc hôm nay?

Làm gì cho tổ quốc hôm nay
Câu hỏi trở trăn thế cuộc này
Quân tử mấy đời ai bó gối
Anh hùng đâu thuở kẻ khoanh tay
Thương dân lãnh hải đồng tâm giữ
Yêu nước giang sơn nhất trí xây
Công lý nhân quyền đường hướng đạo
Cường hào ác bá ắt lung lay.

10.10.2012/Trần Kim Lan

 

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Mỗi khi mùa thu về

Mỗi khi mùa thu về
_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE


Xao xác lá thu rơi
Nghe thu về bồi hồi
Nghe tiếng chim gọi bạn
Chạnh lòng cánh chim côi.

Nửa đời người tha phương
Thăm thẳm biển trùng dương
Nghe thu về thao thức
Hồn dạt bến quê hương.

Mùa thu ơi có nghe
Mỗi khi mùa thu về
Nghe tiếng lòng réo rắt
Dìu dặt khúc nhớ quê!

10.10.1991/10.10.2012/Trần Kim Lan

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Chùm Thơ: THĂNG LONG - HÀ NỘI NGÀN NĂM (2)

Chùm Thơ: THĂNG LONG - HÀ NỘI NGÀN NĂM (2)

Xem tại đây:

Chùm Thơ: THĂNG LONG - HÀ NỘI NGÀN NĂM (1)
Video: Thưởng thức "đại tiệc ánh sáng" trên sân Mỹ Đình 

1-CON ĐƯỜNG GỐM SỨ

Con đường gốm sứ Bát Tràng
Thủ công tinh xảo Tràng An ngàn đời
Thăng trầm, sướng khổ, đổi dời
Bát Tràng gốm sứ thế thời chẳng thay…



Open in new window
Open in new window

Ngàn xưa truyền đến đời nay
Nghệ nhân bao thuở về đây tựu tề
Rồng xưa thời Lý hiện về
Thánh Gióng Phù Đổng gióng tre đuổi thù!

Open in new window

Trống Đồng vọng tiếng thiên thu
Ngàn xưa văn hiến khúc ru Lạc Hồng
Bà Trưng Bà Triệu oai phong
Cưỡi voi ra trận dẹp xong giặc ngoài…

Open in new window

Cánh cò, cánh vạc… trải dài
Hoa văn ngũ sắc tượng đài uy nghi
Sông Hồng sóng vỗ thầm thì
B
ốn mùa non nước khắc ghi phượng rồng…

Bát Tràng – Hà Nội – Thăng Long
Nối liền một dải mênh mông ân tình
Ngàn năm tài nghệ kết tinh
“Hà Nội thành phố hòa bình” xứng danh!

(10-10-1010/10-10-2010 /Trần Kim Lan)


2-LENG KENG XE ĐIỆN

Open in new window

Leng keng! Xe điện, leng keng!
Xe vòng quanh khắp đường quen Hà thành
Tiếng chuông giục giã: nhanh! Nhanh!
Khiến em hối hả, khiến anh vội vàng!

Xe chạy dọc, xe chạy ngang
Đô thành Hà Nội, rộn ràng chuông kêu
Hà thành cổ kính, phong rêu
Hồ Gươm xe tới, chợ chiều Đồng Xuân

Cầu Giấy, Yên Phụ, Hà Đông…
Leng keng! Chuông gọi, người mong, người chờ
Giờ đây… xe điện là mơ
Ô tô, xe máy… bờ hồ chen nhau

Nghe lòng… ước muốn thẳm sâu
“Leng keng… xe điện… từ đâu… lại về!“

(13-5-2010/Trần Kim Lan)


3-TỰ HÀO VIỆT NAM

Âu Cơ gặp Lạc Long Quân
Nên duyên kỳ ngộ, hợp quần nước Nam
Năm mươi con lên non ngàn
Năm mươi ở lại đồng bằng lập thân

Trải bao thế cuộc thăng trầm
Nước Nam luôn xứng con dân Tiên Rồng!
Bắc triều phong kiến, Nguyên Mông
Thực dân, đế quốc... ngoại xâm đẩy lùi

Đồng cam, cộng khổ sướng, vui
Từ Nam ra Bắc, ngược xuôi mọi vùng
Anh hùng, hào kiệt lẫy lừng
Vua Hùng dựng nước, dân chung giữ gìn...

Bà Trưng, bà Triệu oai linh
Khiến cho khiếp đảm, thất kinh Bắc triều!
Khiến cho nhà Hán liêu xiêu
Bạch Đằng thắng trận, thủy triều mưu sâu

Ngô Quyền trí dũng công đầu
Nước Nam thoát cảnh lệ chầu ngàn năm!
Nhờ Trần Hưng Đạo uyên thâm
Nguyên Mông ba lượt lui quân ê chề!

Mười năm mưa nắng dãi dề
Lê Lợi, Nguyễn Trãi... não nề nhà Minh!
Quang Trung thần tốc dấy binh
Quân Thanh tan tác... rơi tim tướng Tầu!

Điện Biên lừng lẫy địa cầu
Thực dân khốn đốn... bảo nhau hạ cờ!
Trường Sơn xẻ dọc bến bờ
Bắc Nam một dải câu hò Hiền Lương!

Yên bình cấy lúa, ruộng vườn
Dựng xây đất nước quê hương vững bền!
Từng ngày nhịp sống đi lên
Nhà cao,cửa rộng, ấm êm trong, ngoài...

Bốn ngàn năm, chặng đường dài
Giữ gìn văn hiến, tương lai huy hoàng
Thăng Long thấp thoáng rồng vàng
Chở che dân nước... vượt đàng khổ đau

Truyện Kiều ru vọng mai sau
Nguyễn Du nâng cánh nhịp cầu thế gian…
Việt Nam dòng dõi Hồng Bàng
Muôn đời con cháu ca vang: Tự hào!

(24-4-2010/Trần Kim Lan)


4-HƯƠNG TÌNH THU ẤY
(Tha thiết, tình cảm)

Sánh vai, đi giữa mùa Thu
Trăng khuya bàng bạc, sương mù tỏa lan
Tháp Rùa in dấu ngàn năm
Rùa thiêng, kiếm báu, trời Nam giữ gìn…

Lung linh sóng nước, hình mình
Mắt soi tìm mắt, dõi tìm yêu thương.
Hương sữa lan tỏa, vương vương
Hương tình quấn quýt Hồ Gươm, chẳng rời

Dẫu rằng, tình đã xa vời
Hương tình, Thu ấy, xa xôi… vẫn nồng…

(22-8-2009/Trần Kim Lan)


5-THẦM THÌ MÙA THU

Nghiêng nghiêng liễu soi mình
Hồ Gươm sáng lung linh
Trăng sao chìm đáy nước
Xốn xang... hai bóng hình!

Chuông điện leng keng reo
Rùa ngơ ngác dõi theo
Mây trời, người... lấp loáng
Lá thu rơi vèo vèo

Anh nhìn em nồng nàn
Thầm thì mùa thu sang
Lời anh nồng hương sữa
Gió khẽ vờn mơn man...

Đời đẹp biết bao nhiêu
Có phải chăng tình yêu
Mang bao điều kỳ diệu
Ngây ngất chốn bồng liêu?!

(21-4-2010/Trần kim Lan)


6-TÔI YÊU HÀ NỘI

Tôi yêu Hà Nội – Thăng Long
Ngàn năm văn hiến thành rồng hiển linh
Thành Đô nhịp đập trái tim
Nén vui chia sẻ ân tình nước non…

Miền Trung ngập lụt thảm thương
Pháo hoa ngừng bắn, tiền còn giúp dân
Dành vui đọng tự ngàn năm
Chắt chiu ân nghĩa tình thân giống nòi…

Thăng Long – Hà Nội ngàn đời
Tinh hoa tỏa sáng để người trông theo…

(8-10-2010/Trần Kim Lan)

7-LỜI RU NGÀN NĂM

Con ngoan cất tiếng làm người
Thăng Long – Hà Nội tuổi đời vừa sang
Ầu ơ... vọng tiếng ngàn năm
Đinh – Lý - Trần – Lê… vẻ vang, tự hào!

Trải bao chìm nổi lao đao
Thăng Long... Hà Nội bước vào sử xanh
Con ơi! Bước tiếp cha anh
Giỏi ngoan, khôn lớn để thành công dân

Làm người luôn nhớ công tâm
Tín trung, nhân nghĩa… chuyên cần sớm hôm
Xứng danh dòng dõi Lạc Hồng
Dựng xây đất nước, non sông vững bền…

Nghe không con, tiếng pháo rền
Đất trời tỏa sáng, bừng lên mọi vùng
Thăng Long ngàn tuổi vui mừng
Oa, oa… con khóc vui cùng nước non

Ru con… ngàn năm Thăng Long…

(10-10-1010/Nước Đức Chúa Nhật ngày 10-10-2010)

TIẾNG VỌNG NGÀN XƯA

Hồ Gươm huyền ảo lung linh
Pháo hoa rực sáng, muôn tim lửa hừng
Thăng Long – Hà Nội tưng bừng
Ngàn năm thành cổ vui mừng, mừng vui…

Đồng cam chia ngọt, sẻ bùì
Đắng cay, chìm nổi, ngậm ngùi, thăng hoa…
Ngàn xưa vọng tiếng ông cha
Lạc Hồng dòng dõi chói lòa sử xanh!

Lẫy lừng chiến tích giao tranh
Tiếng gươm, vó ngựa tung hoành trời Nam
Khiến cho lớp lớp ngoại xâm
Hãi hùng, tan tác chẳng lần lối ra…

Ngàn năm âm hưởng vang xa
Thăng Long – Hà Nội hùng ca: tự hào!

Nước Đức 10-10-2010
Trần Kim Lan 

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Đức Chúa Trời hiện đến cùng Giô-suê, phép lạ rẽ nước

KTCƯ: 43-Đức Chúa Trời hiện đến cùng Giô-suê, 
phép lạ rẽ nước


_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE


Đức Chúa Trời đã hiện đến cùng Giô-sê
Ngài phán: “Mô-sê, tôi tớ ta, đã chết
Hãy cùng dân sự mau tập hợp lại
Vượt sông Giô-đan, vào xứ Ta ban!



Ta ở cùng ngươi, chỉ cần vững lòng
Hãy giữ mọi điều luật Ta truyền phán
Thì ngươi sẽ được phước và may mắn
Vì Đức Chúa Trời dõi bước ngươi đi!”

Vâng lời Chúa, Giô-sê ban lệnh tức thì
“Truyền cho dân sự sắm sẵn thực vật
Chỉ ba ngày nữa, sẽ đánh chiếm đất
Mà Đức Chúa Trời đã hứa ban cho”

Giô-sê sai thám tử đi trước thăm dò
Kỹ nữ Ra-kháp tiếp, giải cứu thám tử
Vì danh Đức Chúa Trời vang khắp xứ
Kỹ nữ được thám tử hứa buông tha.

Dân sự Ít-ra-en đi đến bờ sông Giô-đan
“Hòm Giao ước” đi trước, y lời Chúa
Chân người khiêng hòm vừa bị nước ướt
Nước rẽ ra, Ít-ra-en qua sông bình yên.

Họ đi qua sông như trên đất liền
Như ngày nào Chúa rẽ nước biển Đỏ
Con cháu Ít-ra-en lại chứng kiến phép lạ
Chính Giô-sê thuật lời Chúa, trước khi qua sông.

Giô-sê cho mười hai người lấy đá theo
Như Chúa truyền: “Đá sông để kỷ niệm”
Để muôn đời con cháu Ít-ra-en nhớ mãi
“Hòm Giao ước đi trước, nước rẽ đôi”

Dân sự qua hết, nước lấp tức thời
Họ rất kinh hoàng trước sự mắt thấy
Nhờ phép lạ Chúa, Giô-sê được kính trọng
Như họ đã kính trọng Mô-sê ngày nào.

Theo ý Chúa, Giô-sê làm phép cắt bì
Cho những người sinh ra trong sa mạc
Để giữ Giao ước Chúa cùng tổ phụ
Cũng tại đây, họ giữ lễ Vượt qua.

Họ cùng tạ ơn, vinh danh Đức Chúa Trời
Rồi tới Giê-ri-khô, chiếm đánh vùng đất mới
Thiên sứ Chúa hiện đến, Giô-sê vấn hỏi
“Đất Thánh, tháo giày!” Thiên sứ trả lời.

(Dựa theo sách của Giô-sê/1-5/KTCƯ)

12-11-2002/Trần Kim Lan

 

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Thiên đường hạ giới

Thiên đường hạ giới

_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE
Xem tại đây:
Bức tường ký ức (Thơ TKL)


Đông Berlin – Tây Berlin – chia hai nước Đức
Ngăn cách đường biên là một bức tường
Chia ý thức hệ hai ngả hai phương
Bên này cộng sản, bên kia tư bản.


Mấy chục năm trường nhớ thương đằng đẵng
Cha ngóng chờ con, vợ ngóng chờ chồng
Héo hắt tâm can thổn thức hoài trông
Trông ngày non sông trở về một mối.

Ơn Trời quê hương có ngày thay đổi
Tường ngăn sụp đổ, chẳng nhỏ máu đào
Đông Berlin – Tây Berlin liền dải khát khao
Nước Đức tự do – Thiên đường hạ giới!

3.10.2012/Trần Kim Lan