" Đâu Cũng nh - Nh v quê hương - Ci ngun dân tc - M

y ai mà quên?" (TKL)

Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Chiếm các thành miền Nam Pa-lét-tin

KTTƯ: 47-Chiếm các thành miền Nam Pa-lét-tin


_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE

A-đô-ni-xê-đéc vua Giê-ru-sa-lem sợ hãi vì danh Ít-ra-en
Lại biết họ cùng Gíp-ôn lập Giao ước
Bèn cầu cứu các vua Ê-mô-ri mà rằng
“Hãy cùng ta đến thành Gíp-ôn hãm đánh!”



Dân Gíp-ôn sai người đến cầu cứu Giô-sê
Quân lính Giô-sê đi từ Ghin-gan, không ngủ
Họ chẳng sợ, vì Chúa tiếp sức, theo cùng
Bị đánh úp, các vua chạy thoát mạng.

Đá từ trời bỗng tuôn xuống ào ào
Số người chết vì gươm ít hơn mưa đá
“Mặt trời, mặt trăng, đứng lại, Giô-sê cầu
Cho tới khi nào nghịch thù chết cả!”

Mặt trời, mặt trăng ngừng lại tức thời
Chúa cùng tham trận, nhận lời cầu khẩn
Ngày, đêm dài thế, chỉ một lần thôi
“Đêm Ai-gia-lôn, Ngày Gíp-ôn”, còn ghi sử sách.

Năm vua ẩn trốn, bị đá lấp vùi
Đến bây giờ vẫn còn lại dấu tích
Thừa thế, Giô-sê tiến đánh tiếp các vùng
Bởi quyền năng Chúa, Ít-ra-en đều thắng trận.

(Dựa theo sách của Giô-sê-10/1-47/KTCƯ)

13-11-2002/Trần Kim Lan

 

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

China hộ chiếu “lưỡi bò” (chùm thơ)


1-China hộ chiếu “lưỡi bò”
_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE
_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE


China sao  “dại” qúa thế gian ơi
Hộ chiếu “lưỡi bò” bỉ mặt bôi
Luật biển lộng hành bành chướng phá
Lề rừng ngang ngược bạo tàn khơi
Than ôi con cháu tham lam lộ
Khốn nỗi ông cha tủi nhục phơi
Này hỡi “bá quyền” mau tỉnh mộng
Kẻo rồi tức nước vỡ bờ thôi!

22.11.2012/Trần Kim Lan

2-Hộ chiếu “lưỡi bò”
(Họa bài: Hộ chiếu – TG: Huỳnh Bá Tản)

Bôi tro trát trấu chuốc oan gia
Hộ chiếu “lưỡi bò” lộ mặt tà
Đã biết công dân buồn tủi nhục
Mà sao chính thể háo tham xa
Biển Đông từng ký trời Nam đấy
Lãnh hải đã phân đất Việt mà
Dấu “hủy” để đời ôi xấu hổ
China bao giờ mở mắt nhìn ra?

24.11.2012

3-Mãi cháy lửa Diên Hồng
(Họa bài: Còn xứng chăng? – TG: Nguyên Hùng)

Rồng thiêng ẩn hiện đất Thăng Long
Giục giã toàn dân quyết một lòng
“Quần đảo Tam Sa“  đâu biển Bắc
“Hoàng - Trường lãnh hải“ thuộc trời Đông
“Lưỡi bò“ hộ chiếu viền khoanh “hủy“
Chính thể văn đàn thảo báo “công“
Chiến thắng luôn giành cho chính nghĩa
Nước Nam mãi cháy lửa Diên Hồng!

26.11.2012/Trần Kim Lan


Bài xướng:

1-Hộ chiếu

(Gửi China)

Hộ chiếu như là mặt quốc gia
Phải luôn nghiêm chỉnh chứ sao tà
Lưỡi bò tự vẽ thêm hèn hạ
Mặt cáo ai thòi quá xấu xa
Hải đảo Trường Sa miền đất Việt
Ngư trường Đông Hải nước Nam mà
Lỡ đem qua ải người ta “HỦY”
Mắc cỡ nhưng dần sáng mắt ra

24.11.2012/Huỳnh Bá Tản

2-Còn xứng chăng?

Hữu hảo nỗi gì đám khủng long
Một phường đỏ vỏ bọc xanh lòng
Ngoác to miệng Phật lòe thiên hạ
Thè trọn lưỡi bò liếm Biển Đông
Nham hiểm phá rừng, tàn Đăk Lăk
Tham lam gom nước, kiệt Mê Kông
Dĩ hoà nhẫn nhịn hoài sao nỡ
Còn xứng chăng ta giống Lạc Hồng?

25-11-2012/Nguyên Hùng

Các vua Ca-na-an lập đảng cùng Giô-suê, người Ghíp-ôn

KTCƯ: 46-Các vua Ca-na-an lập đảng cùng Giô-suê, người Ghíp-ôn

_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE

Xem tại đây:
-Bài thuốc hữu hiệu chữa máu cao, mỡ cao...

Ít-ra-en thắng trận, các vua Giô-đan hoảng sợ
Họ lập đảng để chống đối Ít-ra-en
Dân Gíp-ôn thì khiếp đảm,dùng mưu kế
Bèn giả dạng từ xa. đến gặp Giô-sê.



“Đức Chúa Trời các ông rất cao trọng
Quyền phép Ngài đã làm tại xứ Ê-díp-tô
Các vua Si-kôn, Khét-bôn, Ốc… đều tan tác
Chúng tôi bái phục, muốn kết tình thân.

Ông nhìn xem, chúng tôi từ xa tới
Quần áo rách rưới. bánh mì vụn khô…”
Ít-ra-en tin lời họ, không cầu hỏi Chúa
Giô-sê, trưởng lão kết ước, tha mạng cho.

Ba ngày sau, biết Gíp-ôn, xứ gần, sát lối
Nhưng vì nhân danh Đức Chúa Trời thề nguyền
Họ được sống, mà phải làm tôi mọi
Sự Giao ước ấy, còn đến ngày nay.

(Dựa theo sách của Giô-sê-9/1-26/KTCƯ)

13-11-2002/Trần Kim Lan
 

Bài thuốc hữu hiệu để giảm: Máu cao, mỡ cao, cholesterol…



Bài thuốc hữu hiệu để giảm: Máu cao, mỡ cao, cholesterol…

Một độc giả tốt lành giới thiệu bài thuốc quí, chính đương sự cũng như mẹ và em đã uống trong 3 tháng qua, kết quả trông thấy. Sau đây là lời của đương sự:

"Xin giới thiệu cách hữu hiệu nhất để chữa bệnh máu cao, mỡ cao, cholesterol mà tôi đã làm cho chính tôi cũng như em gái và mẹ già của tôi trong 3 tháng qua. Kết quả như "Thần dược". Dễ dàng, không tốn kém và bảo đảm sức khỏe....

Chất liệu:

1- Tỏi ta (100 gr)

2- Đậu trắng (white bean) (100gr)

Cách làm:

Đậu trắng rửa sạch, tỏi bóc vỏ rửa sạch.
Cho chung vào nồi với 2 lít nước.


Nấu sôi, hạ lửa nhỏ, ninh thật lâu (khoảng 3 tiếng thì nước sẽ cạn, còn lại chừng 1/8 của 2 lít nước (chừng một chén ăn cơm).

Cách ăn:

Quấy đều tỏi và đậu, rồi ăn hết.

Mỗi tháng ăn một lần. Bảo đảm sau 2 lần kết quả thấy rõ đến 100%.

*** (Cũng có lời khuyên rằng nếu huyết áp bạn tăng quá cao, cao đến độ đáng sợ, thì nên ăn một tuần 2 lần - bạn có thể nấu sẵn 1 lần cho 2 phần ăn của một tuần, phần còn lại để dành trong tủ lạnh và hấp ấm lên ăn cho lần thứ 2. Một khi huyết áp của bạn giảm xuống đến độ bình thường, bạn nên ăn mỗi tháng 1 lần để điều độ huyết áp lại. Đọc thêm chi tiết cũng liên quan về tài liệu này - xin bấm vào đây!)


Hiệu quả do người tặng bài thuốc này: Đầu năm nay tôi đi thử tổng quát hàng năm. Lần đầu tiên trong đời, áp huyết tăng vọt cách lạ thường, chưa từng thấy: 147/93. BS quýnh lên sợ tôi sẽ bị vỡ mạch máu não như Thân Phụ của tôi trước đây. BS cho 2 loại thuốc để uống mỗi 20 ngày, không được tự ý bỏ, hoặc ngưng trước khi tái khám trong 2 tuần lễ kế tiếp. Tôi buồn lắm, vì biết chắc nếu uống thuốc này tức là phải uống for life (cả đời), không được tự ý bỏ.

Thình lình tôi lên Internet và đọc được bài thuốc này.

Chiều hôm đó tôi mua tỏi, đậu trắng về nấu ngay không chần chờ thêm nữa.

Sáng hôm sau khi thức dậy, tôi thấy nhẹ nhàng, không đau đầu như mọi khi. Tai và mặt không thấy đỏ ửng và nóng bừng bừng như ngày hôm trước. Tôi mừng quá, nhưng chưa nói ra với ai cả. Tôi mượn máy đo áp huyết của mẹ tôi rồi tự đo xem như thế nào? Tôi thấy ngay huyết áp hạ xuống còn 135/87.

Thời gian này tôi có mua thuốc hạ áp huyết theo toa BS cho nhưng KHÔNG UỐNG 1 viên nào cả. Hai(2) tuần sau tái khám, BS rất ngạc nhiên và nói là thuốc đã worked good (kết quả tốt), áp huyết 130/85. BS bảo tôi trở lại sau 2 tuần tức là 1 tháng sau khi tôi uống tỏi và đậu trắng. Tôi vẫn không nói cho BS biết là tôi không uống thuốc BS đã cho toa. Lần này thì áp huyết là 120/80.

Thế rồi 2 tháng sau tôi trở lại BS và áp huyết của tôi là 100/76. BS bảo, great news!!!(tin mừng lớn).

Tôi không thể giấu BS được nên đã nói ra là tôi chưa uống thuốc Tây BS cho, nhưng tự chữa bằng tỏi và đậu trắng. BS tròn 2 mắt, há miệng thật to và không biết phép lạ nào đã xảy ra cho tôi.
Vừa qua tôi tái khám và độ áp huyết vẫn ở 100/76, tức là 4 tháng qua áp huyết không thay đổi, đúng như lời người đàn bà đã truyền bí quyết này trên Internet.

Có lẽ nhờ tỏi và đậu trắng mà tôi không có Cholesterol, Sugar trong máu cũng như tim, gan, thận, Potassium...rất tốt.

Tôi đã làm cho cả mẹ và em của tôi cũng uống.. Em tôi đo còn 120/80, mẹ tôi đo còn 110/65. Cả 2 mới uống thử 2 lần thôi.

Đặc biệt là tỏi nấu với đậu trắng uống xong không nghe tanh, hôi gì cả. Hơi thở vẫn trong sạch và mồ hôi cũng không khác biệt.

(batkhuat.net) 

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Nghề dạy học (chùm thơ họa)


1-Nghề dạy học
(Họa bài: Tấm lòng này – TG: Hồ Hoàng Tạo)

_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE

Kỷ niệm nghề xưa chợt tới đây
Buồn đời vẫn thế nghiệp cô thầy
“Vinh quang cao qúy” gồng chùng gối
“Bạc đãi coi thường“ gánh trĩu tay
Lương bổng dặt dèo thân chẳng ấm
Kiếp nghèo lận đận trí sao bay
Nhà tầng nghịch cảnh luân thường bại
Trách nhiệm về ai đất nước này?

18.11.2012/Trần Kim Lan

Tấm lòng này

Hiến chương Nhà Giáo đến rồi đây,
Trò biết lấy chi trả nghĩa thầy.
Nghiên bút sách đèn mờ cả mắt,
Bảng đen bụi phấn trắng hai tay.
Đò về đậu bến người còn đó,
Én lượn tung trời ai đã bay?
"Nhất chữ vi sư. . . "   Đời thế đấy!
Công lao giáo dưỡng, tấm lòng này.

VA 10/11/2012/ Hồ Hoàng Tạo

2-Viên phấn
(Họa bài: Phấn trắng: TG: Xuân Lộc)

Viên phấn xinh xinh bé cỏn con
Chở chuyên kiến thức mãi đâu mòn
Say sưa thầy viết trao tình đượm
Mải miết cô ghi để nghĩa son
Cánh phượng rụng rơi rồi héo rũ
Cây đời khôn lớn chẳng còn non
Ngày ngày cứ thế không ngừng nghỉ
Viên phấn xinh xinh dệt mộng tròn.

18.11.2012/Trần Kim Lan

Phấn trắng

Phấn này trăng trắng , bé con con
Giúp ích thầy cô há sợ mòn
Tận tụy , mặc dù da chẳng thắm
Trung thành , cho dẫu ruột không son
Sợ chi thế thái đen và bạc
Chỉ ước nhân tình nước với non
Em chẳng đắt tiền mà có giá
Hy sinh để trọn nghĩa vuông tròn

18-11-2012/Xuân Lộc

3-Nhớ thầy cô
(Họa bài: Sống vui – TG: Hàn Tân)

Nhớ thuở thầy cô mở trí em
Mắt dường như thoát bức màn rèm
Tâm hồn rung nhạc nâng mình bổng
Ý tưởng giục thơ sải cánh êm
Bóng ngả đò đi tình lại chất
Ngày dài khách đến nghĩa càng thêm
Mênh mông kiến thức thuyền chuyên chở
Trao hết cho đời mở trí em.

18.11.2012/Trần Kim Lan

Sống vui

Sống vui hiện thực với tình em,
Trăng sáng ngoài kia phải kéo rèm.
Thưởng thức vườn thơ lời xướng họa,
Tâm tình câu chữ ý vần êm.
Thêm đàn nổi sóng tình bay bướm,
Cậy bút run ngòi chữ nhả thêm.
Muốn trút hồn anh lên suối tóc,
Cho em trẻ lại với đời em.

16/11/2012/Hàn Tân 

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Thơ gửi học trò (2)

Thơ gửi học trò (2)



Hàng ngày chở khách qua sông
Con thuyền mong đợi ngóng trông người về
Thuyền không thấy khách, não nề
Mạn thuyền sóng vỗ, lê thê thương buồn.



Thầy như thuyền đợi mỏi mòn
Trò đủ lông cánh, vẫn mong có ngày
Có ngày trò trở lại đây
Cùng nhau chia sẻ vơi đầy tháng năm.

Những mong, những ước âm thầm
Thấy trò khôn lớn, nghĩa nhân, chung tình
Tháng năm bao lớp học sinh
Dẫu xa vẫn nhớ xinh xinh mái trường.

Tình thầy trò vẫn đậm hương
Tuổi già lòng vẫn mong thường tin em
Biết em hạnh phúc ấm êm
Chẳng sang, quyền qúy, cũng nên hơn người.

Giữa nơi sóng cả, mây trời
Con thuyền vẫn đợi, không ngơi đợi chờ
Người đi, trở lại bến đò
Công thành danh toại, ước mơ vẹn tròn.

1-6-2010/Trần Kim Lan

 

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Chiếm thành Ai

KTCƯ: 45-Chiếm thành Ai
_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE

Thành Ai rất ít người
Nhưng Ít-ra-en phải chịu lui
Giô-sê liền cầu vấn Chúa
“Sao Ngài bỏ chúng tôi?“



“Vì dân Ít-ra-en khinh Ta
Đã phạm tội gian tà
Ăn cắp vật đáng diệt
Nên ta đã tránh xa

Ta là Đấng Thánh thiêng
Các ngươi được biệt riêng
Cũng phải nên Thánh thiện
Tội lỗi kíp truy tìm!“

Giô-sê vâng lời, làm ngay
Họ tìm ra chính A-khan
Giấu áo cùng vàng, bạc
Vì tiếc của, tham lam.

Còn đống đá, trũng A-khe
Nơi A-khan cùng cả nhà
Cả bạc.vàng, chiếc áo
Tất thảy, bị chôn vùì.

Kế đó, đánh thành Ai
Dễ như trở bàn tay
Theo mưu chước Chúa phán
Họ giả vờ chạy thua

Dân Ai bị mắc mưu
Thành, người bị hóa thiêu
Tàn tích còn để lại
Cho đến mãi ngày nay.

Giô-sê cho lập bàn thờ
Vinh danh Đức Chúa Trời
Như Mô-sê đã chỉ dẫn
Ngay tại trên núi Ê-van.

Bàn thờ sắt, đá nguyên
Khắc đá luật Chúa truyền
Giô-sê đọc trước dân sự
Mọi điều Mô-sê dạy khuyên.

(Dựa theo sách của Giô-sê/KTCƯ)

13-11-2002/Trần Kim Lan
 

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Chiếm thành Giê-ri-khô

KTCƯ: 44-Chiếm thành Giê-ri-khô

_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE


Giê-ri-khô đóng chặt cửa thành
Chẳng ai vào ra được
Đức Chúa Trời phán rằng
“Giô-sê, hãy làm theo mưu chước…”


Y lời, trong sáu ngày
Hòm Giao ước đi trước
Bảy tư tế theo sau
Kèn thổi vang cùng khắp.

Dân sự đều đi theo
Vòng quanh thành một lượt
Rồi lại về trại quân
Và ngủ đêm tại đó.

Ngày thứ bảy, rạng đông
Y như cách Chúa dạy
Nhưng lần này: bảy lần
Lần cuối, họ la hét.

Tiếng kêu hòa tiếng kèn
Vách thành liền đổ sập
Dân sự lao vào thành
Trong tiếng hò vang dậy.

Thành Giê-ri-khô bị tan tành
Người, vật đều bị diệt
Trừ Ra-kháp cùng gia đình
Vì đã cứu thám tử.

Kim loại, đồng, bạc, vàng
Nhập vào kho kỷ niệm
Thành bị phóng hỏa luôn
Khắp xứ đều nể sợ.

(Dựa theo sách của Giô-sê-6/1-27/KTCƯ)
13-11-2002/Trần Kim Lan
 

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Năm Tỵ Nói Chuyện Rắn


Năm Tỵ Nói Chuyện Rắn

(Hương Giang Thái Văn Kiểm)

Năm Rồng vừa chấm dứt thì năm Rắn liền tới với chúng ta. Cảnh tượng quen thuộc ngày xưa vẫn còn lai vãng tâm trí mọi người:

Rồng chầu ngoài Huế
Ngựa tế Đồng Nai,
Nước sông trong chảy lộn sông ngoài
Thương người xa xứ lạc loài tới đây,
Tới đây thì ở lại đây
Bao giờ bén rễ xanh cây sẽ về!
Rồng xanh, rồng vàng tạm lánh mình trong thời gian 12 năm, nhường chỗ cho rắn với năm Tân Tị khởi đầu ngày Nguyên Đán, mồng một tháng Giêng, tức là ngày 24.1.2001. Chúng ta biết rằng Âm lịch khai dung từ năm 2,637 trước Kitô, nhằm năm 61 đời Hoàng đế bên Trung Quốc. Như vậy Âm lịch đã xuất hiện cách đây: 2,637 năm cộng 2001, vị chi: 4,638 năm. Năm nay, 2001 thuộc vào "Vận niên lục giáp" thứ 78, khởi đầu từ năm 1984 và sẽ chấm dứt vào năm 2,043. Biết rằng mỗi giáp trên nguyên tắc chỉ có 10 năm mà thôi (chẳng phải là 12 năm), thì lục giáp là 10 x 6 = 60 năm, tức là một thế kỷ của Lịch đại Á Đông. Chu kỳ 60 năm này, người Tây phương gọi là Cycle sexagésimal. Chu kỳ này luôn luôn khởi đầu với năm Giáp Tý, cho nên quyển lịch chính thức của ta, được gọi là Hoàng Việt Giáp Tý Niên Biểu, do cụ Nguyễn Bá Trác, Quan Lộc Tự Khanh, Tá Lý Bộ Học (Huế) biên soạn, và do Bộ Học ấn hành năm Khải Định thập niên, tam nguyệt nhựt (1925).

Nếu đại chu kỳ là 60 năm, thì tiểu chu kỳ là 12 năm, khởi đầu với năm Tý, mà biểu tượng là Chuột. Chu kỳ này, Tây Phương gọi là Cycle duodénaire. Trong một đại chu kỳ 60 năm, có năm tiểu chu kỳ 12 năm (12 x 5 = 60), biết rằng 60 là tối thiểu bội số chung của 10 và 12 (10 là phần Giáp (Thập can), còn 12 là phần Tý (Thập nhị chi).

Những Điều Nên Biết Về Loài Rắn

Nói tới loài Rắn, chúng ta phải chia ra hai loại: rắn hiền và rắn dữ. Cả hai đều thuộc ngành Bò sát (Raptiles), họ Ophidiens. Rắn hiền như rắn nước, rắn học trò... bơi lội thong thả nơi hồ ao, kiếm ăn tôm cá, ếch nhái. Loại rắn này dễ lầm lẫn với giống lươn (anguille), mà chúng ta tìm thấy trong câu đối lạ lùng, lửng lơ và lắt léo sau đây:

Le lội lung lăng lay lá lách
Lươn lo lòn lỏi lọt lùm lau.
Trong loài rắn dữ, tức là rắn độc, chúng ta không khỏi rùng mình khi nhắc tới: rắn hổ mà Tây phương gọi là Cobra, Naja tripudians, rắn hổ mang mà họ gọi là Bongare, Bungarus fasciatus, rắn lục mà họ gọi là Serpent vert, Serpent bananier, Trimeresurus, rắn đẻn mà họ gọi là Vipere lachesis... Nhưng mà con rắn dễ sợ và nguy hiểm nhất, dài tới 4 thước, là con Ophiophagus elaps, hay là Naja hamadryas, sinh sản khá nhiều bên Ấn Độ. Rắn này có khả năng rượt theo người để cắn chết. Nhà văn Maurice Maindron có nói tới giống rắn này trong quyển tiểu thuyết La Gardienne de I' Idole Noire. Tuy thế, cũng con rắn đó đã tự ý quấn thân nhiều vòng, để làm thành một cái bệ cao, chịu cho Đức Phật an tọa lên trên, mà tham thiền nhập định, tránh cho Ngài khỏi bị bệnh tê thấp và đồng thời tỏ ra sự quy thuận hoàn toàn đối với thần lực vô lường của Ngài.

Rắn Trong Lịch Sử Việt Nam

Trong lịch sử ta có biết bao nhiêu là truyện rắn. Chúng ta chỉ nhắc lại một truyện điển hình nhất là Thị Lộ mà người đương thời cho là hiện thân của loài rắn độc, có thể toát lược như sau:

Năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tông (con vua Lê Lợi) đi tuần du phương đông, duyệt võ ở Chí Linh. Nguyễn Trãi lúc bấy giờ đã về trí sĩ tại Côn Sơn, bèn ra nghênh tiếp xa giá nhà vua. Lê Thái Tông bèn đến viếng chùa Côn Sơn là nơi có ẩn am của Nguyễn Trãi. Nhìn thấy tì thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ nhan sắc lộng lẫy, lại có biệt tài về văn chương, vua Lê Thái Tông bèn phong cho chức Lễ Nghi Học Sĩ, ngày đêm hầu bên cạnh nhà vua. Đến khi Đông tuần, xa giá về tới Trại Vải (Lệ Chi Viên), thuộc xã Đại Lại, huyện Gia Định, nay là Gia Bình, thình lình nhà vua nhuốm bệnh, lên cơn sốt dữ dội. Thị Lộ phải hầu hạ, thang thuốc suốt đêm, rồi nhà vua băng hà. Các quan hốt hoảng, vội vã và bí mật phụng giá về Kinh, nửa đêm vào cung mới làm lễ phát tang. Tất cả triều thần đều buộc tội Thị Lộ đã âm mưu giết vua, liền đem nàng ra giết chết.

Có sách nói rằng Thị Lộ đã bỏ thuốc độc vào chén cho vua uống. Có sách nói vua bị cắn lưỡi mà chết. Riêng phần Nguyễn Trãi, ông chỉ nói rằng: "Nếu có tội thì cứ chiếu pháp luật mà nghiêm trị".

Thảm trạng này xảy ra đúng lúc trong triều có nhiều võ quan theo phe Lê Sát, sinh lòng đố kỵ vì thấy ngày trước Nguyễn Trãi được Vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) trọng dụng, đem lòng oán ghét, nhân cơ hội này, liền nghi Nguyễn Trãi là chủ mưu sát đế. Thế là sau đó, quan Thừa Chỉ Nhập Nội Hành Khiển Đại thần Nguyễn Trãi đã bị giết và cả ba họ bị tru di.

Truyền thuyết cho rằng: lúc lập vườn tại Côn Sơn, lính hầu của Nguyễn Trãi đã giết chết một ổ rắn gồm mấy mẹ con. Sau đó rắn mẹ tái sinh, bò lên trần nhà nhìn Nguyễn Trãi đọc sách. Rắn nhỏ xuống một giọt máu đào, xuyên thấm qua ba tờ giấy, nhằm ám chỉ là ba họ. Về sau, cũng con rắn đó đã hiện thân nơi Thị Lộ làm ả bán chiếu Gon  ở Tây Hồ, gặp Nguyễn Trãi, có xướng họa như sau:

Chiếu Gon

 ở nơi đâu, bán chiếu Gon?
Chẳng hay chiếu đã hết hay còn?
Xuân xanh chừng độ bao nhiêu tuổi?
Đã có chồng chưa? Được mấy con?
Tôi ở Tây Hồ bán chiếu Gon
Cớ chi ông hỏi hết hay còn?
Xuân xanh mới độ trăng tròn lẻ,
Chồng còn chưa có, hỏi chi con!
Sau đó thì Thị Lộ đã trở thành tì thiếp của Nguyễn Trãi, nhập được gia đình ông ta, để âm mưu phục thù, trả nợ máu ngày xưa là mấy mẹ con đã bị giết oan nơi bụi rậm.

Cái án oan này, mãi đến 22 năm sau, vua Lê Thánh Tông mới xét lại. Đó là vụ án lịch sử Lệ Chi Viên. Vua thấy có nhiều điều hàm hồ, oan ức cho một đại công thần khai quốc, liền truyền hủy bỏ bản án trước kia, truy phục chức cho Nguyễn Trãi, tức Lê Trãi, con cháu ông được tìm kiếm và đưa ra làm quan, lại cấp tư điền để con cháu lo việc tế tự hàng năm (1).

Sở dĩ vua Lê Thánh Tông đã duyệt lại bản án là vì vợ nhà vua tên Nguyễn Thị Hằng (1445-1505) là cháu gái 4 đời của bà Châu Thị, vợ nhất của Nguyễn Trãi, đã trốn thoát được bản án tru di tam tộc 1442, chạy vào Nam Hà ẩn náu và sinh sống. Bà Châu Thị đem theo được nhiều con, trong đó có Nguyễn Công Duẫn, rồi Duẫn sinh ra Nguyễn Đức Trung, rồi Trung sinh ra Nguyễn Văn Lãng, Lãng sinh ra Nguyễn Hoằng Dụ, Dụ sinh ra Nguyễn Hoằng Kim, tức là Nguyễn Kim (1500-1545), Kim sinh ra Nguyễn Hoàng (1525-1613), tức là chúa Tiên, chúa đầu tiên của nhà Nguyễn.

Như thế, Nguyễn Kim là hậu duệ của Nguyễn Trãi. Còn hơn thế nữa, ông tổ xa xưa của Nguyễn Trãi lẫn Nguyễn Kim là Nguyễn Bặc, khai quốc công thần đời nhà Đinh và nhà Lý, từ thế kỷ XI. Ngoài ra gia phả của Nguyễn Du, tác giả Kim Vân Kiều, cũng ghi dòng họ lên tới Nguyễn Bặc. Gần đây hơn trong lịch sử cận đại, tiểu sử của đại thần Nguyễn Hữu Độ, Kinh lược Bắc Kỳ, cũng có ghi là hậu duệ của Nguyễn Trãi. Chúng tôi căn cứ trên hai tài liệu sau đây:

Quyển Chrestomathie Annamite (Quảng Tập Viêm Văn) của Edmond Nordemann (Ngô Đề Mân), ấn hành ở Hà Nội năm 1898, trang 26-27.

Bài Les Familles Illustres de l' Annam: S.E.Nguyễn Hữu Độ của L.Sogny, đăng trong Bulletin des Amis du Vieux Hue, năm 1924, trang 169-204.

Còn như sự kiện Nguyễn Du thuộc dòng họ Nguyễn Trãi thì các nhà văn học sử Dương Bá Cung, Lê Thước, Bùi Văn Nguyên, căn cứ trên nhiều bổn gia phả họ Nguyễn ở miền Bắc và miền Trung, đã xác nhận nhiều sự trùng hợp, mà nhà báo Cô Thần đã đúc kết và nêu lên trong báo Tự Do số 1056, ấn hành ở Sài Gòn ngày 22.11.1960, trang đầu: Công việc tra cứu của cụ Lê Thước cho biết Nguyễn Trãi và Nguyễn Du cùng một dòng họ và chung một ông tổ. Ông tổ này là Nguyễn Bặc, mà vua Bảo Đại cũng có nhận là ông tổ của mình, trong quyển sách "Le Dragon d' Annam", Editions Plon, Paris 1980, trang 36-37.

Rắn Trong Văn Học Sử Việt Nam

Trong văn học sử của ta, mà cũng có liên hệ sử Tàu, chúng ta còn nhớ giai thoại bà Đoàn Thị Điểm (sinh năm Ất Dậu 1705, mà người ta cho là tác giả Chinh Phụ Ngâm, mà cũng có người cho là của Phan Huy Ích) đã đối đáp tài tình với ông anh là Đoàn Doãn Luân. Một hôm ông này muốn thử tài cô em gái, bèn lấy một câu chữ trong Sử Ký của Tư Mã Thiên nói về Lưu Bang (Hán Cao Tổ) làm đề tài để cho bà đối đáp. Câu ấy như sau:

Bạch xà đương đạo, Quý bạt kiếm nhi trảm chi

Nghĩa là con rắn trắng đón đường, ông Quý (Lưu Bang) liền rút gươm ra chém (con rắn bị đứt làm hai khúc, chết liền).

Bà Đoàn Thị Điểm nhanh trí, cũng dùng một câu trong Sử Ký đời vua Nghiêu Thuấn, nói về ông Vũ (tức là vua Hạ Vũ, sau này nối ngôi vua Thuấn), để đối lại như sau:

Hoàng Long phụ châu, Vũ ngưỡng thiên nhi thán viết

Nghĩa là: Con Rồng vàng đội chiếc thuyền, ông Vũ nhìn trời mà than!

Cũng trong Văn học sử của ta, Lê Quý Đôn (1726-1784) đã sáng tác một bài thơ thất ngôn bát cú trong một trường hợp khá ly kỳ như sau: Thuở nhỏ, cậu bé Lê Danh Phương (tên đầu tiên của Lê Quý Đôn) rất cứng đầu (rắn đầu) và biếng học. Cha Phương quở trách, ông phải làm một bài thơ "Rắn Đầu" để tạ tội, với điều kiện mỗi câu trong bài bát cú phải có một tên rắn. Phương vâng lời và đọc ngay như một thần đồng:

Chẳng phải "liu điu" vẫn giống nhà
"Rắn đầu" biếng học, chẳng ai tha
Thẹn đèn "hổ lửa" đau lòng mẹ,
Nay thét "mai gầm" rát cổ cha.
"Ráo" mép chỉ quen tuồng nói dối,
"Lằn" lưng cam chịu vết roi tra.
Từ nay "Trâu Lỗ" chăm nghề học.
Kẻo" hổ mang" danh tiếng thế gia.
Đặc điểm của bài thơ này là: nếu ta bỏ hai chữ ở đầu mỗi câu, ta sẽ được một bài Ngũ ngôn bát cú:

Liu điu vẫn giống nhà
Biếng học, chẳng ai tha
Hổ lửa đau lòng mẹ,
Mai gầm rát cổ cha.
Chỉ quen tuồng nói dối,
Cam chịu vết roi tra.
Trâu Lỗ chăm nghề học.
Mang danh tiếng thế gia.
Xin lưu ý: "Trâu" ở đây chỉ loài rắn hổ trâu, Nước Lỗ là quê quán Đức Khổng Tử mà thiên hạ gọi là Vạn Thế Sư Biểu, hay là Sinh Dân Vị Hữu, nghĩa là từ khi có loài người thì chưa có ai (bằng ông ta)! Còn nước Trâu là quê hương của Thầy Mạnh Tử. Tôi còn nhớ một câu xướng độc đáo:

Nước lỗ trâu chảy ra Khổng Mạnh

Nghĩa là: Dòng nước nhỏ từ lỗ chân trâu ra thì không có (khổng) mạnh mẽ.

Câu này khó quá chưa ai đối được cả!

Đã nhắc tới Bảng Nhỡn Lê Quý Đôn (tục danh Lê Danh Phương), tự là Doãn Hậu, hiệu là Quế Đường, sinh ra trong niên hiệu Bảo Thái thứ 7 (1726), đời vua Lê Dụ Tông, thời chúa Trịnh Cương ở xã Diên Hà, tỉnh Sơn Nam (nay là tỉnh Thái Bình), con của ông Lê Phú Thứ và bà họ Trương. Thân sinh đã từng đỗ Tiến sĩ năm 1724 và làm quan đến chức Hình Bộ Thượng Thư. Thuở bé Lê Danh Phương đã nổi tiếng thần đồng về trí thông minh và óc nhớ dai: Hai tuổi đã biết đọc chữ "Hữu" là có, và "Vô" là không. Năm tuổi đã đọc nhiều thiên trong Kinh Thi. Mười một tuổi đã học Sử (Sử Ký của Tư Mã Thiên, Bắc Sử, Nam Sử v.v...), học thuộc lòng tám chín chục trang, đồng thời học luôn cả Kinh Dịch. Mười bốn tuổi học hết Ngũ Kinh, Tứ Thư, sử truyện và sách vở của Bách Gia Chư Tử, mỗi ngày có thể cảm tác mười bài phú mà không cần viết nháp.

Ngọc Rắn Trong Nhân Gian

Người ta thường nói về Nọc Rắn của loài rắn độc, ít ai nói tới Ngọc Rắn. Đây là một câu chuyện có thực ở nước ta. Chúng ta hãy trở về Đèo Hải Vân thời tiền chiến, để nghe một người ở địa phương kể như sau:

Thời đó người ta đang xây con đường xe lửa Xuyên Đông Dương, gọi là Transindochinois. Thật ra là Xuyên Việt, vì nước mình rộng lớn và quan trọng, tiêu biểu cho cả hai nước Lào Miên. Chặng đường thứ nhất: từ Hà Nội tới Vinh, chặng đường thứ hai: từ Vinh tới Huế, chặng thứ ba từ Huế vào Đà Nẵng. Chặng này công phu và khó khăn nhất, vì núi non hiểm trở. Đà Nẵng ngày xưa mang tên Thạc Gián, tên làng xã chính của thị xã. Thạc Gián viết nhầm và đọc nhầm là Tu Gián, vì hai chữ Thạc và Tu viết gần như giống nhau. Từ đó, qua sự vụng về và biên chép của các người biên chép và thông ngôn thời Pháp xâm chiếm nước Nam, mà địa danh viết nhầm là Tu Gián đã trở thành Tourane. Còn địa danh Đà Nẵng thì bắt nguồn từ chữ Đà, một thổ âm có nghĩa là Sông, suối. Ví dụ: Đà Rằng ở Phú Yên, Đà Lạt ở cao nguyên. Suối của bộ lạc Lạt Tiếng Chiêm Thành là Ea (Da), cũng có nghĩa là sông là nước. Ví dụ như Ea Trang (Nha Trang) là con sông tre, con sông trên bờ có mọc nhiều tre (Krưm), chữ Krưm đọc trại thành Trang.

Trở lại vùng Đà Nẵng, ta lấy quốc lộ 1, trèo đèo Hải Vân quan, đi xuống làng An Cư (Lăng Cô), đi ngang qua Truồi, lần tới Phú Bài, Thần Phù, Dạ Lê, Thanh Thủy, An Cựu, rồi tới Huế, đường dài 110 cây số, đúng 1 độ (degré) của Bắc Vĩ tuyến. Đường này quanh co, lúc làm đường xe lửa, phải đục tới ba bốn cái hầm trong núi cao, trong đó có hai cái hầm dài và hiểm trở nhất là Hầm Sen và Hầm Chuối.

Dân địa phương có câu ví ngôn:

Túi thui như chui vào Hầm Sen

Và hai câu hò để than thân trách phận:

Chiều chiều gió thổi Hải Vân
Chim kêu ghềnh đá, gẫm thân em buồn!
Hay:

Chiều hôm dắt mẹ qua đèo,
Chim kêu bên nớ, vượn trèo bên ni!
Thời tiền chiến, có một người cai phu lục lộ, trong lúc đi tuần dọc đường rầy, lúc sắp chui vào Hầm Sen thì chợt thấy lóa mắt bởi nhiều tia ánh sáng. Dụi mắt để nhìn lại lần nữa thì thấy ánh sáng này nhúc nhích và chuyển động. Cai phu liền bật đèn pin rọi thì nhìn thấy luồng ánh sáng đó tỏa ra từ miệng con rắn dài ba thước, đương bò ngang qua đường rầy. Cai phu nhìn kỹ thì thấy con rắn ngậm một hòn ngọc sáng chói. Thấy người và ánh đèn, con rắn liền bò nhanh chui vào Hầm Sen biến mất. Tình cờ một tiều phu già đi ngang qua đây, cai phu kể chuyện lại thì được tiều phu chỉ về cách thức lấy được ngọc rắn. Tiều phu bảo phải bắt một con gà, cột nó vào cái rổ lật ngửa, rồi đặt cái rổ đó lên trên một thau nước và cột chặt gà, rổ và thau nước lại với nhau, làm thế nào thau không bị lật đổ. Xong rồi, cứ việc ngồi rình đừng để cho rắn thần trông thấy.

Cai phu y theo, làm đúng như tiều phu chỉ bảo. Chờ ít lâu, cai phu trông thấy từ miệng hang bí mật, con rắn từ từ bò ra, đánh hơi nhìn tứ phía, rồi bò thẳng tới cái rổ mầu nhiệm, nhờ có con gà bên trên và thau nước phía dưới. Con rắn ngóc cổ, vươn mình phóng tới, cắn mạnh vào cổ con gà, ngậm cứng cho gà ngộp thở, rồi chui vào cánh, quấn mình mấy ngoai, riết chặt thân gà cho đến nhừ tử. Tiếng gà kêu vang nơi rừng thẳm, vang dậy cả Hầm Sen, giữa lúc hàng trăm phu phen đang cong lưng đập đá vá đường, đem mồ hôi nước mắt đổi lấy chén cơm bát cháo! Lúc bấy giờ, mặt trời đã ngả về tây, ánh vàng xuyên qua những đám mây xanh xám, treo lững lờ trên những ngọn cây bao trùm đèo Hải Vân hùng vĩ. Trong cảnh trí thiên nhiên huyền ảo đó, cai phu chăm chú nhìn thấy con rắn, lúc sắp sửa nuốt trọng con gà, đã tự nhiên phun ra viên ngọc vào rổ, rồi viên ngọc đó lọt rổ, rơi xuống thau nước, óng ánh lung linh như có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Cai phu lập tức vác gậy đuổi đập con rắn, khiến nó sợ hãi phải bò gấp vào Hầm Sen, chui vào hang biến mất. Và trong lúc hốt hoảng, rắn già đành bỏ lại viên ngọc quý.

Cai phu mừng rỡ như đã trúng số độc đắc, anh ta giải nghệ trở về làng với viên Ngọc Rắn. Viên ngọc này to bằng quả nhãn, màu thanh thiên, trong sáng tuyệt vời và phát quang trong đêm tối. Nó lại còn có công hiệu chữa trị những người bị rắn độc cắn. Chỉ cần áp viên ngọc nơi chỗ rắn cắn là nó hút hết chất độc, hút hết máu đen cho tới khi nào thấy màu hồng chảy ra thì mới rút viên ngọc. Nhờ viên ngọc quý, cai phu đã cứu được không biết bao nhiêu mạng người.

Thân sinh tôi kể chuyện ngọc rắn như sau:

Đông Y Sĩ Trung Quốc - Công Dã Tràng là người đầu tiên đã khám phá tính chất kỳ diệu của Ngọc Rắn. Thuở ấy, y sĩ họ Công có nuôi một cặp rắn hổ. Một hôm thừa cơ rắn đực đi vắng, rắn cái gian dâm với con rắn đực ở gần đó. Tình cờ Công Dã Tràng nhìn thấy, ông tức giận, bèn lấy cây rượt đánh con rắn lăng loàn. Rắn đực đi đâu nãy giờ, vừa bò về trông thấy gia sự đau xót như vậy, bèn ngỏ ý cảm tạ Công Dã Tràng, bằng cách nhả viên ngọc quý trong miệng ra, tặng ông ta và dặn như sau: "Đại nhân hãy giữ kỹ viên ngọc này nó sẽ giúp ông cấp cứu thiên hạ, nếu chẳng may họ bị rắn độc cắn. Đại nhân cứ áp viên ngọc vào nơi thương tích, là nó sẽ hút hết chất độc. Ngọc này không phải rắn nào cũng có, phải có sự tu luyện lâu năm, ngọc mới kết tụ trong miệng. Vì thân hình rắn trơn tru, rắn chỉ biết dấu ngọc vào miệng mà thôi, như thế chẳng ai trông thấy cả. Nhưng mà có một điều bất tiện là: lúc ăn rắn phải nhả viên ngọc ra, ăn xong lại phải ngậm vào, giữ gìn cẩn thận như cái bùa hộ mệnh của rắn thần."

Bây giờ ta phải đánh dấu hỏi: Tại sao Công Dã Tràng đã hiểu thấu ngôn ngữ của loài vật như con rắn? Thì đây là câu trả lời. Theo Lê Quý Đôn viết trong Văn Đài Loại Ngữ, quyển 7, Thư Tịch Loại, gồm 107 điều nói về Kinh Sử Tử Tập, từ thời Xuân Thu Chiến Quốc cho đến các đời Đường Tống Nguyên Minh Thanh, và căn cứ sách Luận Ngữ của Đức Khổng Tử, thì Công Dã Tràng hiểu tiếng chim, nhà nghèo, không có việc làm, không lấy gì để ăn. Một hôm có con chim bay trên mái nhà, kêu rằng: "Cọp ăn thịt dê ở núi Nam Sơn, nên mau ra mà lấy về". Công Dã Tràng nghe lời chim gọi, chạy ra núi Nam Sơn quả nhiên bắt được dê bị cọp ăn; còn thừa. Khi người chủ mất dê đi tìm, theo vết tới nhà trông thấy sừng dê, cho là... Công Dã Tràng ăn trộm dê, bèn kiện lên quan. Vua nước Lỗ hạ lệnh đưa Công Dã Tràng giam vào ngục. Còn Khổng Tử thì một mực kêu oan cho Tràng mà cũng không được.

Ít lâu sau, chim sẻ lại kêu ở nhà ngục rằng: "Người nước Tề xâm lăng bờ cõi, nên mau ra đánh đuổi". Tràng bảo người cai ngục tâu việc ấy lên vua quan. Vua không tin nhưng rồi cũng đâm lo, bèn sai người đi ra biên thùy thám thính thì quả thấy quân Tề ồ ạt kéo tới thật. Vua bèn sai Công Dã Tràng đem quân đi đánh, đuổi được quân Tề. Vua bèn tha cho Công Dã Tràng và phong cho làm Đại Phu. Nhưng ông ta không nhận, vì ông ta nghĩ rằng: "Nhờ loài chim mà được tước lộc là một điều nhục". Tiết tháo vậy thay! Từ đó về sau, không ai học tiếng chim nữa. Nhưng ngày nay, có nhiều nhà khoa học lại bắt đầu học tiếng chim cá, thú vật, để hiểu biết thêm ngôn ngữ của loài vật.

Loài Bò Sát Trong Thần Thoại Việt Nam

Ngoài những con rắn ta thường trông thấy trên đất liền, thường có giống Thuồng Luồng dài năm bảy chục thước, chuyên sống nơi biển lớn, hồ rộng. Hồi đầu thế kỷ, có nhiều thủy thủ đã trông thấy thuồng luồng nơi Vịnh Hạ Long, nơi quần đảo Bạch Long Vĩ. Họ chỉ trông thấy cái đuôi (vĩ) mà cũng đã dài lắm rồi. Lại có người trong thấy con thuồng luồng xuất hiện vài phen nơi hồ Lock Ness, bên xứ Scotland. Con quái vật này (le monstre de Lock Ness) trải qua nhiều thế kỷ, đã làm cho người ta mất khá nhiều thời giờ để rình ngó, nó cũng làm cho văn nhân, sử gia tốn công viết lách tìm tòi.

Riêng về dân tộc chúng ta vốn thuộc loài Giao Chỉ. Danh từ kép nầy có nhiều nghĩa: Ngón chân cái tách ra, lúc đứng xếp chân gần nhau thì thấy hai ngón chân cái giao đầu với nhau. Lại thêm một nghĩa nữa là: Bờ nuớc có thuồng luồng, cá sấu, loại sauriens như dinosaur, plésiosaures, diplocdocus v.v... thời tiền sử sinh sống. Đó là hai ý nghĩa chính, còn nhiều cách giải thích khác nữa không thể nói hết được.

Ngày xưa, giao long và thuồng luồng tranh nhau mà sống khắp sông hồ và duyên hải Nam Hoa và Bắc Việt. Do đó mà Hàn Dũ đời Đường (768-823) và Hàn Thuyên đời Trần Thái Tông (1225-1257) đã được lệnh nhà vua làm bài văn tế cá sấu, để đập đuổi cá sấu đang nhiễu hại dân chài lưới, đi ra khỏi sông Phú Lương, tức là sông Hồng Hà ngày nay. Theo nhà văn Roger Caillois, con rồng phát xuất từ con Giao Long mà ông dịch là Alligator, một giống bò sát (reptile) có nhiều liên hệ với nước mây mưa gió. Ắt hẳn con Giao Long là vật tổ của người Giao Chỉ, một sắc dân sống miền duyên hải, chuyên sống về nghề chài lưới và có tục lệ xâm mình, vẽ hình rồng rắn, khiến cho giống thuồng luồng, cá sấu phải nể nang khiếp sợ mà tránh né, hoặc được xem như là đồng loại để đừng giết hại lẫn nhau.

Tục lệ xâm mình này đã có từ ngàn xưa vì sách Sử Ký của Tư Mã Thiên đời Hán đã từng ghi "Tiễn phát, văn thân, thác ti, tả nhậm": Cắt tóc ngắn, vẽ mình, vòng tay (cung kính), cài nút áo phía trái. Ấy là bốn đặc tính của dân Việt Giao Chỉ. Tục lệ đã chấm dứt đời vua Trần Anh Tông (1293-1314) anh ruột Công chúa Huyền Trân, và cũng là người đầu tiên đã dám cãi lệnh vua cha, nhất định không chịu xâm mình. Đó là một ông vua có óc tiến bộ, đã dám quên gốc chài lưới của tổ tiên, để mạnh dạn tiến vào thời kỳ nông nghiệp phồn thịnh của dân ta. Hơn nữa, việc cống hiến ngọc trai, san hô (coral) cho vua Tàu không còn ràng buộcchặt chẽ như xưa, và từ đó dân chài của ta không còn phải lặn lội dưới biển sâu để mò trai kiếm ngọc.

Xem như trên, các loài rồng rắn, thuồng luồng, cá sấu có nhiều điểm tương đồng, mà cũng có nhiều điểm dị biệt: Rồng có bốn chân, không có cánh mà vẫn bay được lên tận mây xanh, Thuồng luồng không chân và dài như con chình khổng lồ, có thể lật thuyền như chơi; Cá sấu da dầy, răng như cưa, mắt trợn... trông thấy mà kinh; Rắn không chân, bò sát đất, nhưng khéo tu thì có ngọc! Hầu hết rồng rắn dị hình, dị tướng, đều mang nặng tính chất kỳ bí và thần thoại, do óc quan sát tinh vi và trí tưởng phong phú của loài người.

________
Ghi chú:
(1) Cũng có giả thuyết: Người vợ thứ tư của Nguyễn Trãi, tên là Phạm Thị Mận, đang đi chợ, nghe tin dữ, vội vã bồng con trai, trốn sang nước Bồn Man (Lào), về sau lại trở về dưới thời Vua Lê Thánh Tông. Người con trai tên là Anh Vũ, học giỏi, đỗ đạt làm quan to, được vua cử đi sứ sang Trung Quốc. Lúc đi thuyền trên hồ Động Đình thì bị một con thuồng luồng ví chận, muốn làm lật thuyền. Anh Vũ biết con rắn này là hiện thân của Thị Lộ, bèn cầm dao nhảy xuống hồ đánh và giết được rắn, máu trồi lên đỏ cả hồ, rồi Anh Vũ cũng biến đi đâu mất! Từ đó về sau thì hồ êm sóng lặng, dân chúng đi lại bình an. 

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Nước Mỹ bầu tổng thống

Nước Mỹ bầu tổng thống

_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE


Nước Mỹ xôn xao tổng thống bầu
Thiên tai thảm họa dẫu còn đau
Phập phồng tiền nhiệm ngai vương ngóng
Hồi hộp ứng viên bệ đế chầu

Thế giới nén lòng chờ bạn mới
Hoa Kỳ nín thở đón công hầu
Chọn ai ai chọn hiền nhân chọn
Chèo lái thuyền đời vượt bể dâu!

6.11.2012/Trần Kim Lan
 

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Đông sang





















Đông sang

(Họa bài: Mùa đông – TG: Hà Đình Chung)

Xào xạc đông sang  lạnh thấu da
Thu tàn lá đỏ lá xanh pha
Cành thông đón nắng đâm chồi nụ
Khóm cúc phơi sương nảy lộc hoa
Réo rắt cung đàn nơi ngõ vắng
Nỉ non tiếng cuốc phía trời xa
Gió rung nhạc khúc chênh chao nhớ
Thơ thẩn mình ta với bóng ta.

1.11.2012/Trần Kim Lan



























 


Mùa đông


Đêm dài dằng dặc rét cào da
Ngày ngắn tấc gang nắng nhạt pha
Mai trắng dầm sương cành rủ lá
Cúc gầy giãi gió nhánh đâm hoa 
Nhớ em ấm lạnh nơi muôn dặm
Thương kẻ vui buồn nẻo vạn xa 
Cánh nhạn mờ dần trong khoảnh khắc
Phố buồn da diết ... lại mình ta

1.11.2012/Hà Đình Chung