Tiểu sử
Từ nhỏ ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn [1]. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là góc sân và khoảng trời) được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ "Hạt gạo làng ta", sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971).
Trần Đăng Khoa nhập ngũ tại Trường Lục quân Việt Nam, làm lính hải quân. Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới mang tên M.Goocky thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Văn nghệ quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang phụ trách Ban văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam. Hiện nay ông giữ chức giám đốc của hệ phát thanh có hình VOVTV của đài.[1]
[sửa] Những tác phẩm đáng chú ý
Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm, và danh hiệu "thần đồng thơ trẻ" của nhà thơ thời thơ ấu không hề liên quan hay được nối tiếp đến quãng đời về sau khi nhà thơ vào lính, theo học ở Nga, khi về nước làm biên tập viên, làm báo. Thi hứng một thời, hiển nhiên, không là động lực cho xúc cảm khi tác giả đã cao tuổi. Những tác phẩm lớn nhất của Trần Đăng Khoa còn được mọi người biết đến:
Từ góc sân nhà em, 1968.
Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới
Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.
Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986.
Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nxb Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần. Tác giả cho biết ban đầu đã dự kiến phát hành tập II của tác phẩm này, nhưng hiện đã gộp bản thảo vào phần I để tái bản.
[sửa] Giải thưởng
Ông 3 lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước (năm 2000).
Hoa xương rồng nở
Biết rằng em đã xa xôi
Nhớ em lại nhớ cái thời chăn trâu
Chiều mưa tàu chuối che nhau
Thoắt thôi em đã thành dâu nhà người...
Biết rằng em đã xa xôi
Nhớ em lại nhớ cái thời chăn trâu
Chiều mưa tàu chuối che nhau
Thoắt thôi em đã thành dâu nhà người...
Biết là em quá xa rồi
Cớ chi dạ cứ bồi hồi nôn nao
Cõi riêng nào có người nào
Chiều nay anh lại rẽ rào tìm sang...
Bời bời ngọn gió ngổn ngang
Hoa xương rồng vẫn nở vàng lối xưa
Ngõ tre nghe lá đổi mùa
Bóng em khuya sớm nắng mưa đi về
Mẹ cười khoé mắt đỏ hoe
Anh ngồi nghe gió thổi se lá vườn...
Thương anh mẹ gọi bằng con
Có gì ấm áp, gần hơn mọi ngày
Có gì vời vợi nước mây
Anh thành khách lạ qua đây ghé nhờ
Bến quê còn nỗi hẹn hò
Mình anh trở lại... con đò đã sang...
Nhớ em anh dạo thăm làng
Sương thu bảng lảng đôi hàng cây thưa
Đường xưa thoảng chút hương xưa
Chiều quê ngỡ có em vừa đi qua.
Miên man anh lại về nhà
Giếng thu với mảng trăng ngà có nhau
Tưởng như em mới gội đầu
Gương con treo vội lệch sau cột nhà
Tưởng như em mới bước ra
Nghe đâu sang ngoại biếu bà bát canh
Hoa xương rồng nở xanh xanh...
Hạt gạo làng ta
Hạt gạo làng ta.
Có vị phù sa,
Của sông Kinh Thầy.
Có hương sen thơm,
Trong hồ nước đầy.
Có lời Mẹ hát,
Ngọt ngào hôm nay.
Hạt gạo làng ta.
Có bão tháng bảy,
Có mưa tháng ba.
Hạt mồ hôi sa,
Những trưa tháng sáu.
Nước như ai nấu,
Chết cả cá cờ.
Cua ngoi lên bờ,
Mẹ em xuống cấy.
Hạt gạo làng ta.
Những năm bom Mĩ,
Trút trên mái nhà.
Những năm khẩu súng,
Theo người đi xa.
Những năm băng đạn,
Vàng hơn lúa đồng.
Bát cơm mùa gặt,
Thơm hào giao thông.
Hạt gạo làng ta.
Chở ra tiền tuyến,
Chở về phương xa.
Em vui em hát,
Hạt vàng làng ta.
Em vui em hát,
Hạt vàng làng ta...
1969
Góc sân và khoảng trời
Góc sân nho nhỏ mới xây
Chiều chiều em đứng nơi này em trông
Thấy trời xanh biếc mênh mông
Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy...
1966
Đêm Thu
Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào.
1972
Trần Đăng Khoa
(Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét