" Đâu Cũng nh - Nh v quê hương - Ci ngun dân tc - M

y ai mà quên?" (TKL)

Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

Em ơi, Hà Nội lũ

Open in new window

Dù ở bên châu Âu, điện thoại, chat, email từ Việt Nam cứ thi nhau dồn đến, tới lúc tôi vào mạng xem hình trên các báo điện tử về lụt ở Hà Nội thì "nước đã lên tới ngực".
Nhưng trước hết là câu chuyện của mấy Việt Kiều "về quê ăn cỗ".

Một cặp uyên ương từ Bắc Mỹ về Hà Nội hưởng tuần trăng mật.

Máy bay xuống Nội Bài không ai ra đón, gọi điện về thì cha mẹ, cả bên dâu và rể buồn bã bảo các con thuê khách sạn ở khu phố trên mà ở, vì nhà hai họ đã lụt tới nửa tầng đất.


Một Việt Kiều khác sang Trung Quốc trước khi về Việt Nam kể chuyện chạy mưa ở Thượng Hải, về đến thủ đô nhà không ngập nhưng không đi đâu được, các quán ăn bao năm mong nhớ đã đóng.

Lũ vào Thăng Long

Bạn có thể nói người ở bên ngoài về phải chịu đựng đôi chút cảnh "sống với lũ" có đáng gì so với cảnh khốn đốn của người dân tại chỗ.

Nhưng cũng nên ghi nhận sự thất vọng vì niềm mong đợi về một quê hương giàu sang, trang nhã hơn trước mà Việt Kiều thường mang trong tim bị chìm trong nước lụt, chỉ vì mấy cơn mưa.

Những người tại chỗ đang phải chống chọi với cảnh nước cống tràn vào nhà, ra đường không biết nên bơi, lội hay leo trèo-toàn những động tác bản năng thời chưa có văn minh công nghiệp.

Những nơi không điện, vì không biết đi đâu nên cả nhà ngồi nhìn nhau trong bóng tối âm u của đèn dầu và ngọn nến tắt dần.

Có hai tâm lý. Một là chán không buồn nói. Hay là thôi thì cứ cố mà chịu vì biết kêu ai.

Tất nhiên, có tờ báo hỏi thiên tai hay là "nhân tai" đây, với ý quy hoạch đô thị lộn xộn, thiếu đồng bộ gây ra cảnh úng lụt tràn lan.

Open in new window
Con đường vắng ào ào cơn mưa đổ

Blogger Quê Choa

Nhưng có vị cán bộ về hưu từng sống qua trận lụt 1971 ở miền Bắc lại bảo: "Dân ta vốn thích ứng cao. Nước rút rồi lại quên ngay thôi."

Có phải dân ta giỏi chịu đựng, thậm chí nhẫn nhục cao nên cứ để xã hội lo và khi cần nhà cầm quyền "đổ tại thiên tai" như xưa là qua chuyện?

Và rồi các vụ mua bán đất, xây cất bừa bãi, đô thị hóa lung tung theo cảm hứng và quyền lợi cá thể sẽ lại 'Vũ Như Cẫn" mà thôi.

Có người còn bảo Hà Nội vốn là "Hà Lội", nằm thấp hơn sông Hồng nên mưa bão, lụt lội là chuyện thường.

Nhưng câu chuyện lụt đến Hà Nội đã lên mạng, và vào cả văn thơ hay hò vè, đầy tính dân tộc.

Chẳng hạn như blogger Quê Choa viết:

Em ơi Hà Nội phố...
Ta còn em vì kẹt xe.
Ta còn em vì nước lũ.
Con đường vắng ào ào cơn mưa đổ
Em đứng chờ ai, đến sửa xe dùm…

Blogger Hạnh Nhân khác thì chế biến bài hát thành:

Hà Nội mùa này chiều không buông nắng
Phố vắng nghiêng nghiêng vài phao bơi
Quán cóc liêu xiêu một ca nô
Hồ Tây, hồ Tây mất bờ...

Biết đâu nhờ các bia miệng mà người ta sẽ không quên trận lụt chào mừng thế kỷ 21 ở Hà Nội thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nhiều năm qua, nông thôn Việt Nam bị vắt sức để cho thành thị phồn vinh, người quê mất đất cho các khu chế xuất chỉ còn ra đô thị bán vỉa hè hoặc làm người ở.

Những cảnh thiên tai nơi ngoại tỉnh chỉ được thấy trên truyền thông trong khi dân thủ đô vẫn vui với lối sống tiêu dùng hào nhoáng.

Nay chỉ mấy trận mưa đã làm vỡ ngay chiến lược phát triển hy sinh nông thôn như thời chiến đó khi nước sông Tô Lịch tràn tận đầu giường người Hà thành.
Nguyễn Giang
(Nguồn BBCVN)

Không có nhận xét nào: