" Đâu Cũng nh - Nh v quê hương - Ci ngun dân tc - M

y ai mà quên?" (TKL)

Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

Bản nhạc: Những viên đá tình nghĩa (Trần Kim Lan)

Bản nhạc Tình ca dâng đời (48) (Trần Kim Lan)


Khúc hát yêu thương: 304-Những viên đá tình nghĩa (91)

Những viên đá góp xây đảo quê nhà
Là những trái tim thiết tha nồng thắm
Của chị, anh em, cô bác, ông bà
Là những miếng cơm, manh áo dành dụm.

Những viên đá góp xây đảo quê nhà
Đã được chuyển ra xây dựng biển đảo
Là nghĩa quê hương tình cảm đậm đà
Mỗi viên đá sẽ trở thành nòng pháo.

Những viên đá góp xây đảo quê nhà
Gửi gắm yêu thương, kiên cường, dũng cảm
Khắc dấu trường tồn biển đảo của ta
Người lính đảo nguyện giữ gìn đất mẹ!


15.9.2011/Trần Kim Lan



Bản nhạc: Hai nửa vầng trăng (Trần Kim Lan)


Bản nhạc Tình ca dâng đời (48) (Trần Kim Lan)

Khúc hát yêu thương: 302-Hai nửa vầng trăng

Hương tình qua ánh mắt say
Mà lưu luyến mãi mà ngây ngất nồng
Biết người còn nhớ hay không
Đêm thu gặp gỡ mênh mông là tình.

Vầng trăng tỏa sáng lung linh
Soi đường chỉ lối anh tìm mắt em
Gió thu lay động trời đêm
Xạc xào tiếng gió êm đềm tình anh.

Trao nhau ánh mắt long lanh
Trăng khuya loang loáng tơ mành duyên buông
Sợi tình quấn quýt yêu thương
Sợi thương sợi nhớ lại vương sợi buồn.

Vầng trăng yêu xẻ hai đường
Nửa sầu tiếc nuối, nửa còn vương tơ.

8-9-2011/Trần Kim Lan




Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

Bí ẩn kiến trúc trong nhà thờ Đức Bà Paris

Bí ẩn kiến trúc trong nhà thờ Đức Bà Paris

Nhà thờ Đức Bà Paris là một trong những biểu tượng được công nhận rộng rãi nhất không chỉ của thành phố Paris mà còn của cả nước Pháp.

Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame Cathedral), được xây dựng vào năm 1163 dưới thời vua Louis VII và hoàn tất vào năm 1345 theo phong cách kiến trúc Gothic. Nhà thờ Đức Bà Paris không chỉ là biểu tượng của thủ đô Paris mà còn là một trong các biểu tượng của văn minh Thiên chúa giáo phương Tây.


Văn hoá - Bí ẩn kiến trúc trong nhà thờ Đức Bà Paris
Nhà thờ Đức Bà Paris bên bờ sông Seine.

Người ta đến với Nhà thờ Đức Bà Paris không chỉ vì bị cuốn hút bởi lối kiến trúc tuyệt mỹ mà còn là những ô cửa kính muôn màu muôn vẻ; bên cạnh đó, nơi đây cũng là nơi trú ngụ của những "con quái thú" huyền bí và tuyệt vời nhất - gargoyle.
Bí ẩn kiến trúc
Thuật ngữ gargoyle (máng nước hình đầu thú) bắt nguồn từ chữ tiếng Pháp "gargouiller" nghĩa là nước chảy qua họng. Để tìm thấy những chiếc máng đặc biệt này du khách hãy đi bộ dọc theo phía bắc nhà thờ.


Văn hoá - Bí ẩn kiến trúc trong nhà thờ Đức Bà Paris (Hình 2).
Một gargoyle đang ngồi trên bệ Nhà thờ Đức Bà Paris nhìn ngắm thành phố Paris.

Có một thần thoại Pháp xuất phát từ khu vực Rouen, kể về một sinh vật được gọi là Gargouille hình dạng trông giống như một con rồng, sở hữu với một chiếc cổ dài, cánh dơi và khả năng thở ra lửa.
Có rất nhiều phiên bản của thần thoại này nhưng câu chuyện phổ biến nhất vẫn là: Thánh Romanus đã thu phục Gargouille bằng cây thánh giá của ngài và đưa nó trở lại Rouen để nhận án tử hình vì tội phá hoại mùa màng và cuộc sống người dân nơi đây.
Gargouille đã bị chính ngọn lửa của mình thiêu cháy, thế nhưng Thánh Romanus chỉ đốt phần thân dưới của con quái thú, để lại phần đầu và một nửa phần thân trên; ngài đã đặt con quái thú trên bệ Nhà thờ nhằm xua đuổi những linh hồn ma quỷ.


Văn hoá - Bí ẩn kiến trúc trong nhà thờ Đức Bà Paris (Hình 3).

Gargoyles và các sinh vật thần thoại khác cũng đại diện và minh họa cho phe tà ác trong Giáo hội Công giáo Rôma thời trung cổ.


Ý tưởng nghệ thuật Gothic về một thế giới bên kia là sự đau khổ và chịu đựng, những gargoyle có thể đại diện cho hình tượng con quỷ bên ngoài đối đầu sự thánh thiện và an toàn của nhà thờ bên trong.
Ngoài ra bên cạnh việc xua đuổi ma quỷ và nhắc nhở kẻ tội lỗi là địa ngục đang chờ họ thì những tượng hình đầu thú còn có tác dụng là máng hứng nước mưa.
Ngày nay, nước mưa từ trên mái vẫn được dẫn qua các máng và chảy xuống từ miệng những hình đầu thú này, độ xa đủ để giữ cho nền móng của công trình được khô ráo và chắc chắn.


Văn hoá - Bí ẩn kiến trúc trong nhà thờ Đức Bà Paris (Hình 4).

Các máng nước đầu thú ở nhà thờ Đức Bà Paris. Ảnh: Wordpress.


Bức tượng người mất đầu ở nhà thờ Đức Bà Paris có nguồn gốc từ câu chuyện thánh Denis bị quân La Mã bắt giảng đạo rồi chém đầu năm 250 trên đỉnh đồi Montmartre. Truyền thuyết kể rằng cơ thể không đầu của thánh Denis đã đứng dậy nhặt đầu mình và vừa đi bộ vừa giảng đạo. Du khách tiến về phía cánh cửa trái ở cổng mặt Tây của nhà thờ sẽ thấy bức tượng kỳ lạ này.
Có truyền thuyết kể lại rằng nhiều thông điệp bí ẩn được giấu bên trong những mặt tường của nhà thờ sẽ dẫn bạn tới hòn đá của nhà giả kim (Philosopher’s Stone), một vật bí ẩn có thể biến kim loại thành vàng và cho con người sự trường tồn. Một trong số các thông điệp đó là những tấm huy chương ở cổng kính nhà thờ được cho là bước đầu mở ra bí mật về hòn đá. Du khách có thể thấy những hình khắc huy chương tròn này ở cả hai bên cửa chính của nhà thờ.
Không giống kim tự tháp Ai Cập hay các đền của La Mã là sử dụng nô lệ, nhân công xây dựng nhà thờ Đức Bà Paris hầu hết là các nghệ nhân được trả lương.
Tuy nhiên, để nhân công nhận tiền từ nguồn tài chính dồi dào của nhà thờ Công giáo cần có một hệ thống tin cậy. Vì thế mỗi thợ xây đá tự tạo một dấu riêng để ấn vào mỗi khối đá đã làm, nhằm đảm bảo nhận lương cuối ngày. Dấu vết của các nghệ nhân xây nhà thờ hiện vẫn còn sót lại ở quanh các cột đá dọc lối đi, nơi có các nhà nguyện.
Một mô hình nhỏ bên trong nhà thờ đã làm sáng tỏ một phần về sự khéo léo của con người thời trung cổ. Mô hình tả được cảnh công trường xây dựng với những vật dụng và con người đang lao động tí hon. Du khách có thể tìm thấy mô hình ở sau bàn thờ chính giữa.


Văn hoá - Bí ẩn kiến trúc trong nhà thờ Đức Bà Paris (Hình 5).

Mô hình thu nhỏ mô phỏng lại công trường xây dựng nên nhà thờ. Ảnh: Corey Frye.


Biểu tượng văn hóa
Trong lịch sử hơn 850 năm tuổi của mình, nhà thờ đã chứng kiến hai cuộc chiến tranh thế giới. Ngày 24/8/1944, Nhà thờ Đức Bà Paris đã gióng hồi chuông ngân vang như lời tuyên bố giải phóng Paris khỏi Đức Quốc xã, vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ 2.


Văn hoá - Bí ẩn kiến trúc trong nhà thờ Đức Bà Paris (Hình 6).

Thằng gù Nhà thờ Đức Bà Paris được Disney đã chuyển thể thành phim.


Nhà thờ trở thành nguồn cảm ứng của rất nhiều tác phẩm văn học, trong đó có tiểu thuyết nổi tiếng "Thằng gù Nhà thờ Đức Bà Paris" của đại văn hào Victor Hugo. Tác phẩm của Victor Hugo cũng đã biến Nhà thờ Đức Bà Paris thành địa danh trong mơ của nhiều thế hệ độc giả trên toàn thế giới. Năm 1996, Disney đã chuyển thể tác phẩm thành bộ phim ăn khách nhất mọi thời đại.
Quốc Tiệp (tổng hợp)

Những 'quái thú' bảo vệ Nhà thờ Đức Bà Paris

Những 'quái thú' bảo vệ Nhà thờ Đức Bà Paris

Các bức tượng sinh vật kỳ lạ gargoyle và chimera là một trong những nét đặc trưng của Nhà thờ Đức Bà Paris.


Một bức tượng chimera bên trên Nhà thờ Đức Bà Paris. Ảnh: Independent.
Một bức tượng chimera bên trên Nhà thờ Đức Bà Paris. Ảnh: Independent.
Nhà thờ Đức Bà Paris là một trong những công trình tiêu biểu của kiến trúc Gothic. Bên cạnh những tác phẩm nghệ thuật khắc họa hình ảnh Chúa Jesus hay những vị thánh trong Kitô giáo, Nhà thờ Đức Bà Paris còn nổi tiếng với các bức tượng quái thú bằng đá, được đồn là có nhiệm vụ bảo vệ nơi đây khỏi những linh hồn độc ác. Khi các bức tượng này được chế tác dùng làm máng dẫn nước, người ta gọi chúng là "gargoyle". Dù vậy, không ít người nhầm lẫn gargoyle là tên gọi chung chỉ tất cả những bức tượng sinh vật có hình thù kỳ dị của nhà thờ.
Thực tế, bộ sưu tập quái thú ở Nhà thờ Đức Bà Paris gồm gargoyle và các bức tượng sinh vật kỳ lạ khác dùng cho mục đích trang trí mang tên "chimera". Nhiều người cho rằng chính những bức tượng chimera và gargoyle đã tạo nên nét đặc sắc không pha trộn của Nhà thờ Đức Bà Paris.
Nhà thờ được xây từ những năm 1160 và quá trình xây dựng kéo dài trong gần 200 năm. Thời kỳ đầu, gargoyle không phải đặc trưng của kiến trúc Pháp. Tuy nhiên, tới giữa thế kỷ XIII, phong cách Gothic phát triển rực rỡ đã khiến các máng nước chạm khắc đầu quái thú gargoyle trở nên phổ biến.
Lấy cảm hứng từ những tạo tác lâu đời được tìm thấy trong các ngôi đền ở Ai Cập, Rome và Hy Lạp, các kiến trúc sư Pháp bắt đầu trang trí những công trình của mình bằng gargoyle từ thời Trung cổ. Để biến đổi hình ảnh quái thú cho phù hợp với văn hóa, họ tìm đến văn hóa dân gian Pháp, cụ thể là câu chuyện từ thế kỷ thứ VII về Thánh Romain và Gargouille, con quái vật biết phun lửa với chiếc đầu bị đóng đinh vào một nhà thờ để làm máng dẫn nước.
Thời điểm Nhà thờ Đức Bà Paris hoàn thành vào năm 1345, hàng chục máng nước đá vôi gargoyle được thêm vào trên các bức tường của công trình. Đóng vai trò vừa như sinh vật biểu tượng có nhiệm vụ bảo vệ nhà thờ vừa là máng xối nước, chúng mang vẻ ngoài khác biệt, gồm phần thân rỗng dẫn nước, cổ dài và một chiếc đầu giống đầu động vật. Thông thường, chúng cũng có cánh, tai nhọn và chân mọc móng vuốt gắn liền với thân. Tuy nhiên, nếu dùng đúng với chức năng thoát nước, các gargoyle có tuổi thọ không quá cao.
Các máng thoát nước gargoyle nhô ra khỏi tường Nhà thờ Đức Bà Paris. Ảnh:  Wikimedia Commons.
Các máng thoát nước gargoyle nhô ra khỏi tường Nhà thờ Đức Bà Paris. Ảnh:Wikimedia Commons.
Trái với gargoyle, chimera lại là những bức tượng trường tồn với Nhà thờ Đức Bà và chúng có những đặc điểm riêng để phân biệt với nhau. Chimera không phải những tạo tác có từ thuở ban đầu của Nhà thờ Đức Bà. Thực tế, chúng chỉ được chạm khắc và bổ sung vào kiến trúc nhà thờ từ thế kỷ XIX.
Vào những năm 1800, Nhà thờ Đức Bà rơi vào khủng hoảng. Chán phong cách kiến trúc Gothic và có hứng thú với kiến trúc Baroque, người dân Paris lúc bấy giờ nộp đơn kiến nghị phá hủy nhà thờ vì nó đã xuống cấp. Nhưng nhờ có nhà văn Victor Hugo, kịch bản này đã không xảy ra. Nhằm nhắc nhở công chúng về ý nghĩa lịch sử quan trọng của nó, ông đã viết tác phẩm "Thằng gù Nhà thờ Đức Bà". Cuốn tiểu thuyết thành công đến mức nhà vua Pháp phải lên tiếng kêu gọi tân trang lại nhà thờ.
Năm 1844, hai kiến trúc sư Jean-Baptiste-Antoine Lassus và Eugène Viollet-le-Duc được giao nhiệm vụ khôi phục Nhà thờ Đức Bà. Họ thuê các nghệ nhân sửa chữa những nơi hư hỏng và bổ sung thêm các yếu tố mới, bao gồm ngọn tháp nặng 750 tấn, các bức tượng đồng và 56 bức tượng chimera.
Không giống gargoyle, chimera không nhô ra khỏi các bức tường bên ngoài nhà thờ. Thay vào đó, chúng xếp hàng trên Galerie des Chimères, một hành lang nối hai tháp chuông bắc và nam. Từ đây, chúng ngắm nhìn thành phố, đồng thời tô điểm cho vẻ đẹp có một không hai của Nhà thờ Đức Bà.
Bộ sưu tập chimera của Nhà thờ Đức Bà bao gồm những động vật đáng sợ, các giống lai tưởng tượng và các sinh vật huyền bí. Nhờ tính độc đáo, có hai bức tượng điêu khắc còn được đặt tên riêng là con rồng Wyvern và Stryga, sinh vật kỳ lạ với đầu mọc sừng, lưng có cánh, cằm chống lên hai tay.
Bức tượng chimera Stryga. Ảnh: Pinterest.
Tượng chimera Stryga. Ảnh: Pinterest.
Vũ Hoàng (Theo Mymodernmet.com)

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2019

Bản nhạc Tình ca dâng đời (47) (Trần Kim Lan)

Bản nhạc Tình ca dâng đời (47) (Trần Kim Lan)

Cuối nẻo dương trần: 202 (Thơ tự do): Ôi! Notre-Dame!

Lửa đã bốc cháy Notre-Dame!
Lửa đã bốc cháy trong tim muôn người!
Ôi! Notre-Dame! Ôi! Paris!
Ôi! Kinh thành ánh sáng!
Ôi! Kinh thành tình yêu!

Cháy! Cháy lớn ở Notre-Dame!
Khói lửa mù mịt kinh thành ánh sáng!
Khói lửa mù mịt Paris!
Khói lửa bốc cháy trong tim muôn người!
Notre-Dame, đỉnh tháp Gotic tồn tại gần ngàn năm
Đang bốc cháy!
Vì đâu???

Thiên Chúa nổi giận vì Đức tin con người lụi tắt?
Đức Mẹ Maria nổi giận vì con người thờ ơ thờ phượng Chúa?
Hay quỷ Satan vì lòng thù hận thiêu cháy nơi thờ phượng Chúa?
Nhìn tòa tháp Gotic bùng cháy, sụp đổ ngang ngửa
Đức tin muôn người thắp lửa!

Từ Paris, từ khắp thế giới
Những trái tim đã rời xa lánh Chúa
Những trái tim chưa hề biết Chúa
Những trái tim luôn thờ phượng Chúa
Cùng xích lại gần nhau, hướng về ngọn lửa
Cùng chắp tay cầu nguyện, hướng về Thiên Chúa...

Những con người dũng cảm đã lao vào ngọn lửa
Những tuyệt tác ngàn năm được bảo tồn
Ngọn lửa Satan đã bị dập tắt...
Notre-Dame khói lửa mù mịt
Thánh giá Chúa bỗng nhiên tỏa sáng
Diệu kỳ thay!

Đức tin bùng cháy trong tim muôn người!
Tháp Gotic sẽ được tái tạo!
Đẹp như xưa, đẹp hơn xưa!
Và Đức tin bùng cháy trong tim muôn người
Tình yêu Thiên Chúa không ngọn lửa nào dập tắt!


Nước Đức 18. 50' ngày 15.4.2019/Trần Kim Lan



Clip Nhạc và lời Trần Kim Lan (Karaoke-Beat)


Clip Nhạc và lời Trần Kim Lan (Karaoke-Beat)


Ôi! Notre-Dame! (Thơ: Trần Kim Lan)

Cuối nẻo dương trần: 202 (Thơ tự do): Ôi! Notre-Dame!

















Lửa đã bốc cháy Notre-Dame!
Lửa đã bốc cháy trong tim muôn người!
Ôi! Notre-Dame! Ôi! Paris!
Ôi! Kinh thành ánh sáng!
Ôi! Kinh thành tình yêu!

Cháy! Cháy lớn ở Notre-Dame!
Khói lửa mù mịt kinh thành ánh sáng!
Khói lửa mù mịt Paris!
Khói lửa bốc cháy trong tim muôn người!
Notre-Dame, đỉnh tháp Gotic tồn tại gần ngàn năm
Đang bốc cháy!
Vì đâu???

Thiên Chúa nổi giận vì Đức tin con người lụi tắt?
Đức Mẹ Maria nổi giận vì con người thờ ơ thờ phượng Chúa?
Hay quỷ Satan vì lòng thù hận thiêu cháy nơi thờ phượng Chúa?
Nhìn tòa tháp Gotic bùng cháy, sụp đổ ngang ngửa
Đức tin muôn người thắp lửa!

Từ Paris, từ khắp thế giới
Những trái tim đã rời xa lánh Chúa
Những trái tim chưa hề biết Chúa
Những trái tim luôn thờ phượng Chúa
Cùng xích lại gần nhau, hướng về ngọn lửa
Cùng chắp tay cầu nguyện, hướng về Thiên Chúa...

Những con người dũng cảm đã lao vào ngọn lửa
Những tuyệt tác ngàn năm được bảo tồn
Ngọn lửa Satan đã bị dập tắt...
Notre-Dame khói lửa mù mịt
Thánh giá Chúa bỗng nhiên tỏa sáng
Diệu kỳ thay!

Đức tin bùng cháy trong tim muôn người!
Tháp Gotic sẽ được tái tạo!
Đẹp như xưa, đẹp hơn xưa!
Và Đức tin bùng cháy trong tim muôn người
Tình yêu Thiên Chúa không ngọn lửa nào dập tắt!


Nước Đức 18. 50' ngày 15.4.2019/Trần Kim Lan