" Đâu Cũng nh - Nh v quê hương - Ci ngun dân tc - M

y ai mà quên?" (TKL)

Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

Bí ẩn kiến trúc trong nhà thờ Đức Bà Paris

Bí ẩn kiến trúc trong nhà thờ Đức Bà Paris

Nhà thờ Đức Bà Paris là một trong những biểu tượng được công nhận rộng rãi nhất không chỉ của thành phố Paris mà còn của cả nước Pháp.

Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame Cathedral), được xây dựng vào năm 1163 dưới thời vua Louis VII và hoàn tất vào năm 1345 theo phong cách kiến trúc Gothic. Nhà thờ Đức Bà Paris không chỉ là biểu tượng của thủ đô Paris mà còn là một trong các biểu tượng của văn minh Thiên chúa giáo phương Tây.


Văn hoá - Bí ẩn kiến trúc trong nhà thờ Đức Bà Paris
Nhà thờ Đức Bà Paris bên bờ sông Seine.

Người ta đến với Nhà thờ Đức Bà Paris không chỉ vì bị cuốn hút bởi lối kiến trúc tuyệt mỹ mà còn là những ô cửa kính muôn màu muôn vẻ; bên cạnh đó, nơi đây cũng là nơi trú ngụ của những "con quái thú" huyền bí và tuyệt vời nhất - gargoyle.
Bí ẩn kiến trúc
Thuật ngữ gargoyle (máng nước hình đầu thú) bắt nguồn từ chữ tiếng Pháp "gargouiller" nghĩa là nước chảy qua họng. Để tìm thấy những chiếc máng đặc biệt này du khách hãy đi bộ dọc theo phía bắc nhà thờ.


Văn hoá - Bí ẩn kiến trúc trong nhà thờ Đức Bà Paris (Hình 2).
Một gargoyle đang ngồi trên bệ Nhà thờ Đức Bà Paris nhìn ngắm thành phố Paris.

Có một thần thoại Pháp xuất phát từ khu vực Rouen, kể về một sinh vật được gọi là Gargouille hình dạng trông giống như một con rồng, sở hữu với một chiếc cổ dài, cánh dơi và khả năng thở ra lửa.
Có rất nhiều phiên bản của thần thoại này nhưng câu chuyện phổ biến nhất vẫn là: Thánh Romanus đã thu phục Gargouille bằng cây thánh giá của ngài và đưa nó trở lại Rouen để nhận án tử hình vì tội phá hoại mùa màng và cuộc sống người dân nơi đây.
Gargouille đã bị chính ngọn lửa của mình thiêu cháy, thế nhưng Thánh Romanus chỉ đốt phần thân dưới của con quái thú, để lại phần đầu và một nửa phần thân trên; ngài đã đặt con quái thú trên bệ Nhà thờ nhằm xua đuổi những linh hồn ma quỷ.


Văn hoá - Bí ẩn kiến trúc trong nhà thờ Đức Bà Paris (Hình 3).

Gargoyles và các sinh vật thần thoại khác cũng đại diện và minh họa cho phe tà ác trong Giáo hội Công giáo Rôma thời trung cổ.


Ý tưởng nghệ thuật Gothic về một thế giới bên kia là sự đau khổ và chịu đựng, những gargoyle có thể đại diện cho hình tượng con quỷ bên ngoài đối đầu sự thánh thiện và an toàn của nhà thờ bên trong.
Ngoài ra bên cạnh việc xua đuổi ma quỷ và nhắc nhở kẻ tội lỗi là địa ngục đang chờ họ thì những tượng hình đầu thú còn có tác dụng là máng hứng nước mưa.
Ngày nay, nước mưa từ trên mái vẫn được dẫn qua các máng và chảy xuống từ miệng những hình đầu thú này, độ xa đủ để giữ cho nền móng của công trình được khô ráo và chắc chắn.


Văn hoá - Bí ẩn kiến trúc trong nhà thờ Đức Bà Paris (Hình 4).

Các máng nước đầu thú ở nhà thờ Đức Bà Paris. Ảnh: Wordpress.


Bức tượng người mất đầu ở nhà thờ Đức Bà Paris có nguồn gốc từ câu chuyện thánh Denis bị quân La Mã bắt giảng đạo rồi chém đầu năm 250 trên đỉnh đồi Montmartre. Truyền thuyết kể rằng cơ thể không đầu của thánh Denis đã đứng dậy nhặt đầu mình và vừa đi bộ vừa giảng đạo. Du khách tiến về phía cánh cửa trái ở cổng mặt Tây của nhà thờ sẽ thấy bức tượng kỳ lạ này.
Có truyền thuyết kể lại rằng nhiều thông điệp bí ẩn được giấu bên trong những mặt tường của nhà thờ sẽ dẫn bạn tới hòn đá của nhà giả kim (Philosopher’s Stone), một vật bí ẩn có thể biến kim loại thành vàng và cho con người sự trường tồn. Một trong số các thông điệp đó là những tấm huy chương ở cổng kính nhà thờ được cho là bước đầu mở ra bí mật về hòn đá. Du khách có thể thấy những hình khắc huy chương tròn này ở cả hai bên cửa chính của nhà thờ.
Không giống kim tự tháp Ai Cập hay các đền của La Mã là sử dụng nô lệ, nhân công xây dựng nhà thờ Đức Bà Paris hầu hết là các nghệ nhân được trả lương.
Tuy nhiên, để nhân công nhận tiền từ nguồn tài chính dồi dào của nhà thờ Công giáo cần có một hệ thống tin cậy. Vì thế mỗi thợ xây đá tự tạo một dấu riêng để ấn vào mỗi khối đá đã làm, nhằm đảm bảo nhận lương cuối ngày. Dấu vết của các nghệ nhân xây nhà thờ hiện vẫn còn sót lại ở quanh các cột đá dọc lối đi, nơi có các nhà nguyện.
Một mô hình nhỏ bên trong nhà thờ đã làm sáng tỏ một phần về sự khéo léo của con người thời trung cổ. Mô hình tả được cảnh công trường xây dựng với những vật dụng và con người đang lao động tí hon. Du khách có thể tìm thấy mô hình ở sau bàn thờ chính giữa.


Văn hoá - Bí ẩn kiến trúc trong nhà thờ Đức Bà Paris (Hình 5).

Mô hình thu nhỏ mô phỏng lại công trường xây dựng nên nhà thờ. Ảnh: Corey Frye.


Biểu tượng văn hóa
Trong lịch sử hơn 850 năm tuổi của mình, nhà thờ đã chứng kiến hai cuộc chiến tranh thế giới. Ngày 24/8/1944, Nhà thờ Đức Bà Paris đã gióng hồi chuông ngân vang như lời tuyên bố giải phóng Paris khỏi Đức Quốc xã, vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ 2.


Văn hoá - Bí ẩn kiến trúc trong nhà thờ Đức Bà Paris (Hình 6).

Thằng gù Nhà thờ Đức Bà Paris được Disney đã chuyển thể thành phim.


Nhà thờ trở thành nguồn cảm ứng của rất nhiều tác phẩm văn học, trong đó có tiểu thuyết nổi tiếng "Thằng gù Nhà thờ Đức Bà Paris" của đại văn hào Victor Hugo. Tác phẩm của Victor Hugo cũng đã biến Nhà thờ Đức Bà Paris thành địa danh trong mơ của nhiều thế hệ độc giả trên toàn thế giới. Năm 1996, Disney đã chuyển thể tác phẩm thành bộ phim ăn khách nhất mọi thời đại.
Quốc Tiệp (tổng hợp)

Không có nhận xét nào: