ĐẶNG TIẾN:Không ai dám nói là
các cụ Tiên Điền, Tản Đà đã đạo văn, vì cành hoa đào kia đã nhập hồn vào thơ họ,
như theo “ma lực”. Còn ông Hữu Thỉnh thì cật lực mài dũa; ông đã cố tình thay
thế những hình ảnh phụ thuộc gió, mặt trời, sao, bằng: đất, nước, cỏ,
và giữ hình ảnh chính ở cuối bài là người, và phát triển ý tưởng chỉ đạo
này bằng cách lặp lại ba lần.
TRÍCH BÀI CỦA THƯỜNG NHÂN “PHẨN
BIỆN TRẦN KH….” Tôi được đọc bài “Em, anh, ta, và tôi” của tác giả Trần
Kh. hơi muộn. Một bài viết tản mạn về nhiều chuyện, mà chuyện nào cũng thú vị.
Đặc biệt là chuyện dịch (tiếng Đức ra tiếng Việt), chuyện danh từ nhân xưng của
tiếng Đức nghèo nàn, dẫn tới những cách dịch bài thơ “Thượng đế tạo ra mặt trời”
khác nhau, và từ đó mà Trần Kh. cho rằng Thường Nhân “buộc tội Hữu Thỉnh đạo
thơ” là “đã đi quá xa”. Về vấn đề này tôi xin thưa với tác giả Trần Kh. như
sau: Tôi mù tịt tiếng Đức, và Hữu Thỉnh (sau khi tôi đã thăm dò) cũng mù tịt tiếng
Đức như nhiều người Việt Nam khác, nên chúng tôi chỉ có thể biết/hiểu bài thơ
này của Christa Reinig qua hai bản dịch ra tiếng Việt của hai tác giả (mà trong
đó Quang Chiến là một dịch giả rất có uy tín, còn bản dịch ở Sài Gòn trước 1975
không rõ là dịch từ nguyên bản hay dịch từ các bản dịch ngoại ngữ nào khác).
Ngay cả bản dịch của Trần Kh. cũng không khác mấy bản dịch của Quang Chiến (như
Trần Kh. tự thú nhận), và tinh thần bản dịch của Quang Chiến cũng không khác mấy
bản dịch trước 1975. Thế nên, việc so sánh bài thơ của Christa Reinig và bài “Hỏi”
của Hữu Thỉnh là so sánh qua bản tiếng Việt – cơ sở để đạo thơ. (Chứ không bàn
vào bản tiếng Đức được hiểu là bài thơ tôn giáo như Trần Kh. đã chỉ ra vô cùng
nghĩa lý). Và Hữu Thỉnh đạo thơ là đạo từ bản dịch tiếng Việt. Trần Kh. cho rằng,
Thường Nhân “cho hai bài thơ hoàn toàn giống nhau về tư tưởng tôi e là có hơi vội
vã”. Trần Kh. dùng từ khá dè dặt: “tôi e”, “có hơi vội vã”, nghĩa là ông không
dám phủ nhận điều Thường Nhân khẳng định, nên nói vòng vo cho nhẹ tội đạo văn của
Hữu Thỉnh. Việc hai bài thơ “hoàn toàn giống nhau về tư tưởng” là rõ như ban
ngày. Hai bài dịch đều toát lên rằng, mọi sinh thể đều tốt với em (với Thượng đế,
với nhau?), duy chỉ có con người là không rõ thế nào. Bài “Hỏi” cũng không
ngoài tư tưởng đó. Nó cũng chính là thắc mắc của Nguyễn Trãi hơn 500 năm trước:
“Ngoài trong mọi thứ đều thông hết/ Bui (duy) một lòng người cực hiểm thay”. Vậy
thì ở đây có phải là “các tư tưởng lớn gặp nhau” hay không? Không thể có chuyện
“gặp nhau” ở đây. Trong bài “Ai đạo ai?” Thường Nhân đã phân tích sự giống nhau
về cách lập tứ – cách cùng chọn 4 đối tượng để hỏi/gọi, và trả lời, và đối tượng
thứ 4 – con người – cùng không trả lời. Sự trùng hợp như thế không thể gọi là
ngẫu nhiên được. Có thể nói, đây là chuyện “bắt tận tay day tận mặt”, muốn bào
chữa cũng không phải dễ, vì đặt hai bài cạnh nhau, nó sờ sờ ra đấy. Cái nhà tôi
nó kiến trúc như thế, anh lại thay ngói bằng cách lợp mấy lá tranh chữ nghĩa
vào để thành nhà của anh sao được. Anh đã xâm phạm bản quyền kiến trúc của tôi
rồi đấy. Trần Kh. muốn xoá tội cho Hữu Thỉnh, đã đưa ra một lý lẽ mập mờ rằng:
“Nhưng tôi ngờ rằng nếu đem tất cả thơ Việt tự cổ chí kim ra mà xét thì chắc
cũng có khối bài ‘na ná’ nhau. Ta có thể bị ảnh hưởng Tàu, rồi Tây, và Ta cũng
có thể bắt chước Ta, tự nguyện hay là vô thức”. Không sai. Nhưng không nghĩa lý
đối với câu chuyện “đạo thơ” mà chúng ta đang bàn ở đây. Ở đây là trường hợp cụ
thể giữa hai bài thơ cụ thể của hai tác giả cụ thể. Không nhất thiết chữ nghĩa
phải “chồng khít” lên nhau mới là đạo thơ. Chỉ có trẻ con mới ăn cắp thơ kiểu ấy.
Còn nhà thơ thì ăn cắp tinh vi hơn nhiều. Và người đọc cũng “tinh vi” không
kém, chỉ cần ngửi mùi thơ, người ta cũng biết được anh đã ăn cắp nó ở đâu. Nếu
Trần Kh. có làm thơ, thì, chắc sẽ thấy hai bài thơ ta đang nói tới không thể là
“na ná” được. Với bài “Bò lợn chó…” tôi nghĩ nếu dịch theo cách hiểu của Trần
Kh. tôi nghĩ nó sẽ phải thế này: Ta gọi bò
Này bò hãy trả lời ta
Bò nói con
Luôn ở bên Ngài
Này bò hãy trả lời ta
Bò nói con
Luôn ở bên Ngài
Ta gọi lợn
Lợn hãy trả lời ta
Lợn nói con
Luôn ở bên Ngài
Lợn hãy trả lời ta
Lợn nói con
Luôn ở bên Ngài
Ta gọi chó
Chó hãy trả lời ta
Chó nói con
Luôn ở bên Ngài
Chó hãy trả lời ta
Chó nói con
Luôn ở bên Ngài
Ta gọi con người
Hãy trả lời ta
Ta gọi – Im lặng
Không ai trả lời ta. Hoặc là:
Hãy trả lời ta
Ta gọi – Im lặng
Không ai trả lời ta. Hoặc là:
Ta gọi bò
Này bò hãy trả lời ta
Bò nói con
Luôn ở bên Ngài
Này bò hãy trả lời ta
Bò nói con
Luôn ở bên Ngài
Ta gọi lợn
Lợn hãy trả lời ta
Lợn nói con
Luôn ở bên Ngài
Lợn hãy trả lời ta
Lợn nói con
Luôn ở bên Ngài
Ta gọi chó
Chó hãy trả lời ta
Chó nói con
Luôn ở bên Ngài
Chó hãy trả lời ta
Chó nói con
Luôn ở bên Ngài
Ta hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Ta hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Ta hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
- Người sống với người như thế nào?
Ta hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Ta hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Vậy thì chắc tác giả Trần Kh.
sẽ đồng ý với tôi rằng, khổ cuối được ghép vào quả là “không chê vào đâu được”.
Việc tác giả Trần Kh. làm luật sư cho Hữu Thỉnh trong “phiên toà đạo thơ” xem ra quá gượng gạo. Đã làm luật sư thì cứ việc cãi cho khách quan, việc gì phải thanh minh thanh nga thế này: Đấy, quan hệ “sâu sắc” nhất giữa tôi và Hữu Thỉnh chỉ có ngần ấy, chỉ qua một bài hát, không hơn không kém, nghĩa là chưa có mặn mòi quá đáng để đến nỗi tôi thiên vị, không chịu nhìn ra cái chất đạo thơ ở ông”. Trên thì Trần Kh. thú nhận là đã đọc một tập thơ của Hữu Thỉnh “trong đó có trường ca…” và thuộc một số câu thơ Hữu Thỉnh, dưới thì bảo “chỉ qua một bài hát, không hơn không kém…”. Làm luật sư bào chữa mà mâu thuẫn thế thì đến người cả tin cũng không tin cho được, huống hồ là trước ông quan toà dư luận nghìn tai nghìn mắt.
Việc tác giả Trần Kh. làm luật sư cho Hữu Thỉnh trong “phiên toà đạo thơ” xem ra quá gượng gạo. Đã làm luật sư thì cứ việc cãi cho khách quan, việc gì phải thanh minh thanh nga thế này: Đấy, quan hệ “sâu sắc” nhất giữa tôi và Hữu Thỉnh chỉ có ngần ấy, chỉ qua một bài hát, không hơn không kém, nghĩa là chưa có mặn mòi quá đáng để đến nỗi tôi thiên vị, không chịu nhìn ra cái chất đạo thơ ở ông”. Trên thì Trần Kh. thú nhận là đã đọc một tập thơ của Hữu Thỉnh “trong đó có trường ca…” và thuộc một số câu thơ Hữu Thỉnh, dưới thì bảo “chỉ qua một bài hát, không hơn không kém…”. Làm luật sư bào chữa mà mâu thuẫn thế thì đến người cả tin cũng không tin cho được, huống hồ là trước ông quan toà dư luận nghìn tai nghìn mắt.
TRÍCH BÀI “VĂN ĐẠO… ĐẠO VĂN CỦA
ĐẶNG TIẾN
Trên talawas ngày
16.11.2006, bạn Trần Kh. trong bài “Em, anh, ta, và tôi” có hỏi tôi, giọng nửa
thật nửa đùa, về bài thơ “Hỏi” của Hữu Thỉnh, dựa theo bài “Thượng Đế tạo ra mặt
trời” nguyên bản tiếng Đức của Christa Reinig. Nguyên ủy là Trần Kh. muốn
thương thảo với Thường Nhân tác giả một bài trên talawas ngày 11.11.2006.Trần
Kh. viết: “chuyện hai bài thơ có giống nhau về cách lập tứ, cách hỏi và cách lập
ngôn hay không thì tôi không rõ lắm, cái này thì phải để tôi đi hỏi ông Đặng Tiến.
Nhưng khi Thường Nhân bảo hai bài thơ giống nhau về tinh thần, giống nhau về tư
tưởng, và buộc tội Hữu Thỉnh đã đạo thơ thì tôi thấy hình như ông đã đi quá xa“.Anh
hỏi tôi, chắc là chuyện “vui thôi mà”, nhưng trước đây Đại Lãng Du Tử, trên
VietnamNet, ngày 9.11.2006 đã đặt câu hỏi như thế, và yêu cầu “các nhà nghiên cứu
nên sớm có tiếng nói“, nên nhân một công đôi ba việc, tôi xin trả lời ngắn gọn,
dứt khoát: Hữu Thỉnh có đạo văn và Thường Nhân đã chứng minh chính xác không có
gì là đi quá xa.Chuyện phóng tác, tập cổ, tập Kiều, nối điêu, sử dụng điển cố,
xưa nay vẫn có, ở ta cũng như Tây phương. Ví dụ câu thơ Đường “đào hoa y cựu tiếu
đông phong” là một câu ý nhị; đến tay Nguyễn Du “hoa đào năm ngoái còn cười gió
đông“, thì nó tuyệt vời, có lẽ nhờ chữ nôm “năm ngoái” và văn cảnh truyện Kiều,
cái đoạn Kim Trọng trở về vườn Thúy. Đến tay Tản Đà, nó trở thành “trơ trơ là
cái hoa đào gió đông” thì là tuyệt cú mèo, Xuân Diệu phục lăn, đã phải tự hỏi không
biết nhà thơ đã có cái ma lực nào để làm được câu thơ như vậy, trong bài tựa
các cuốn thơ văn Tản Đà hiện hành.Không ai dám nói là các cụ Tiên Điền, Tản Đà
đã đạo văn, vì cành hoa đào kia đã nhập hồn vào thơ họ, như theo “ma lực”. Còn
ông Hữu Thỉnh thì cật lực mài dũa; ông đã cố tình thay thế những hình ảnh phụ
thuộc gió, mặt trời, sao, bằng: đất, nước, cỏ, và giữ hình ảnh
chính ở cuối bài là người, và phát triển ý tưởng chỉ đạo này bằng cách lặp
lại ba lần.Như vậy, ông đã thao tác ý thức và công phu. Chữ đạo văn hay đạo thơ
dùng ở đây là đúng, công bằng và chính xác. Còn tinh thần hay tư tưởng trong một
bài thơ, lại là chuyện khác, dông dài lắm. Tôi chỉ nêu hai điều:
Ý tưởng trong một câu thơ hay
bài thơ là cái mà độc giả (và Hữu Thỉnh) hiểu, không phải là điều mà tác giả nhất
thiết muốn nói, dù được google xác nhận.
Nguyên tác của Christa Reinig
là một bài thơ hay, ý nhị, nhuần nhị, sâu lắng; phóng tác của Hữu Thỉnh là một
bài thơ xoàng, không dở không hay. Do đó không thể so sánh tinh thần hay tư tưởng.
So sánh là tội nghiệp cho Hữu Thỉnh. Ta đối chiếu một nguyên tác hội họa với
sao bản hay phiên bản thì thấy ngay.
Tóm lại: Hữu Thỉnh có đạo
văn, một cách ý thức, công phu và tinh tế. (………)
Orleans, 20.11.200
TRÍCH BÀI “THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU” CỦA
TRẦN KH.
Chủ nhật tuần trước, lúc ngồi
viết những dòng trao đổi với Thường Nhân về chuyện đạo thơ, tôi không biết rằng
mình đã làm một việc… bốc đồng. Vì mấy ngày sau khi gởi bài đi rồi thì tôi mới
biết là ngoài Thường Nhân ra, trước đó chuyện đạo/phỏng dịch thơ đã được nêu ra
bởi một người viết có tên là Đại Lãng Du Tử trên báo mạng VietNamNet và bởi ông
Trần Mạnh Hảo, một cao thủ (danh trấn giang hồ) như chúng ta đều biết, với hai
bài viết dựa trên những chi tiết của ông Đại Lãng. Tôi bản tính vốn nhút nhát,
gặp người thường thì còn cố làm thầy gồng huơ vài đường kiếm (cùn),
chứ mà đụng võ lâm cao thủ cỡ như ông Trần Mạnh Hảo thì thường là tôi
xin vái vài vái rồi tìm đường cao bay xa chạy.Nhưng làm thế nào bây giờ, đã lỡ
phóng thì tôi phải theo… đao.
Theo các bài viết của hai ông thì ta biết ông Thường Nhân đòi “trị bệnh cứu người” (tôi phải thú thật là hồi nhỏ tôi là tôi rất sợ mấy ông lang nghiệp dư, mà trong họ hàng nhà tôi chừng như cũng có được vài ông: “Cái con bé này, mới chừng ấy tuổi đầu mà tóc đã bạc cả ra thế kia, bảo bu mày mua hà thủ ô về mà uống!”, hoặc: “Trông thần sắc ông như thế này thì chắc là thận suy rồi, tôi còn một ít viên tam tinh hải cẩu nếu ông muốn thì tôi mang lại, hiệu nghiệm ra phết ông ạ!”), còn ông Trần Mạnh Hảo thì vừa ai oán vừa đao to búa lớn, xin mời quí vị cùng tôi để cho những câu chữ sau đây nó tan từ từ trên đầu lưỡi nhé:“Chuyện động trời này chúng tôi không dám tin là sự thật/ …nền văn hoá Việt Nam sẽ bị một cú “sốc” khủng khiếp, khiến kẻ viết những dòng này cũng thấy đau buốt ruột gan và không thể cầm lòng đặng/ …đang là đêm của Việt Nam, Trần Mạnh Hảo thức dậy vì những cú điện thoại (cùng nhắn tin) uỳnh oàng như súng liên thanh… từ khắp trong nước và hải ngoại gửi tới máy di động, sửng sốt vì bài viết về chuyện ông Hữu Thỉnh Chủ tịch hội Nhà Văn Việt Nam ăn cắp thơ của nữ thi sĩ ngưởi Đức tung ra trên Việt Nam Nét của tiên sinh Đại Lãng Du Tử/…Trong các thư điện tử gửi tới TMH, có ngót trăm thư gửi tới bàn luận về chuyện tày trời… của ông Hữu Thỉnh, bởi hành vi đạo thơ nơi gương mặt số 1 của chế độ này về văn học nghệ thuật tức ông Hữu Thỉnh đang là “quả bom nguyên tử” nổ inh trời dư luận Việt Nam”Xin lỗi các ông nếu như tôi nói có gì không phải phép. Nếu Hữu Thỉnh thực sự là kẻ đạo văn thì trước sau gì cũng bị “nhân dân ta” lôi ra trước “phiên toà đạo thơ” (chữ của ông Thường Nhân), ăn cắp tài sản bạc tỷ của nhân dân để đi cá độ hay là ăn cắp thơ thì cũng đều là ăn cắp. Các ông nói đúng thôi. Nhưng chuyện đâu còn có đó, làm gì mà phải ầm ĩ lên như thế. Trong cái cách mà ông Trần Mạnh Hảo lo lắng cho “danh dự chung của nền văn học Việt Nam” tôi thấy có cái gì đấy hơi giả. Lo lắng kiểu này thì làm thế nào mà thuyết phục được những thế hệ trẻ tinh mắt cỡ như Đỗ Hoàng Diệu, Cao Việt Dũng… Ngoài ra ông dựa vào một thông tin của Thường Nhân để la toáng lên rằng Hữu Thỉnh đã đạo thơ của Tự Đức. Xin thưa ngay rằng đối với tôi, đây không phải là một “phát hiện” của Thường Nhân, chuyện này ông Nguyễn Trọng Tạo đã có nhắc đến trong một cuốn sách của ông (1) trước đây nhiều năm, chỉ có điều ông ta không nói đó là thơ của Tự Đức và cũng không xem đó là chuyện đạo thơ.(……..)Bây giờ xin trở lại với bài thơ. Ông có cái lý của ông, khi ông bảo không thể đem cái phiên bản có màu sắc tôn giáo ra để so sánh, vì các ông không sành tiếng Đức. Vâng, thì ta dẹp nó qua một bên. Như vậy còn lại là bản dịch của Quang Chiến mà ông khẳng định là “hoàn toàn giống về tư tưởng” với bài thơ của Hữu Thỉnh. Tôi đã đọc lại bản dịch này nhiều lần, rất tiếc là tôi phải nói với ông một lần nữa rằng tôi cảm nhận bài dịch của Quang Chiến vẫn có khác ông. Tôi xin lưu ý ông về sự khác biệt giữa Hỏi và Gọi. Trong bản dịch của Quang Chiến, tôi/em ở đây chỉ lên tiếng gọi chứ chẳng hỏi han ai cả, “em” chỉ cần một lời đáp vọng: “tôi ở bên em”, thế là đủ, “em” không quan tâm đến chuyện “mọi sinh thể đều tốt với em”, hoặc “lòng người cực hiểm” hay không. Và khi “em” gọi “người” thì đáp trả lại chỉ là sự câm lặng. Tôi chỉ có thể cảm nhận ra ở đây cái cảm giác cô đơn lạc loài của “em” mà thôi. “Em” phải ráng mà… đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất. Và nếu phải đem một bài thơ cổ vào đây để minh hoạ thì, bằng tất cả lòng tôn kính với cụ Nguyễn, tôi vẫn không thể đem hai câu thơ của tác giả Ức trai thi tập ông đã trích dẫn vào đây được, mà tự dưng tôi nhớ đến một bài thơ ngắn của Trần Tử Ngang, ngắn mà đầy ấn tượng, tôi chép lại đây theo trí nhớ, hy vọng là không sai sót: Trước không thấy người trước
Sau không thấy người sau
Ngẫm trời đất vô cùng
Một mình rơi giọt lệ Vâng, một mình rơi giọt lệ! Song song đấy là bài thơ “Hỏi” của Hữu Thỉnh mang một ý nghĩa khác mà tôi đã đưa ra nhận xét của mình về nó trong bài viết vừa rồi, tôi không muốn lặp lại ở đây, sợ nhàm. Mà ông Thường Nhân cũng đến thật lạ. Thượng đế đã tạo ra biết bao sinh vật mỹ miều ông không chịu đưa vào thơ mà cứ nhằm mấy con bò lợn chó mà lôi xềnh xệch vào mấy bài thơ ông “sáng tác”. Ông đã bỏ công ra viết lại hai bài thơ “Bò lợn chó” với hai đoạn kết khác nhau và hỏi ý kiến của tôi. Vậy thì tôi xin thưa là bài thơ đầu thì được, còn bài thơ sau của ông với đoạn thơ của ông Hữu Thỉnh theo tôi rõ ràng là khập khiễng, là một sự ép duyên. Đấy là tôi ngửi ra được bằng cái khứu giác bình thường của tôi. Còn như ông vẫn khư khư khẳng định rằng “không chê vào đâu được” thì dĩ nhiên đấy là quyền của ông. Điều an ủi là ít ra tôi cũng có giống với ông được một điểm, khi cho đây không phải là một bài thơ đáng được đưa vào sách giáo khoa; nhưng theo tôi không phải vì lý do đấy là một bài thơ “đạo” mà chỉ đơn giản vì đấy không phải là một bài thơ hay. Đọc ba cái khổ thơ đầu tiên được đặt ngoan ngoãn trên đường ray thì người ta có thể đoán ngay rằng đoàn tàu sẽ đi về đâu, người ta có thể đoán tỏng được ngay ý đồ của tác giả, nghĩa là một bài thơ không có một tí gì gợi mở – mà gợi mở là một trong những đặc tính của thơ, theo cách hiểu của tôi. Ông Thường Nhân phong tôi làm luật sư để biện hộ cho ông Hữu Thỉnh thì thật là oan cho tôi. Xin cho tôi được nói ngay rằng: Ai toà thì nấy xử, tôi sẽ không tham dự “phiên toà” của quí ông, “nhân chứng” cũng không mà “thầy cãi” lại càng không, cái chức danh “luật sư” tôi xin trả lại ông, tôi không dám nhận. Chuyện tôi đọc được một cái trường ca của ông Thỉnh rồi sau đó nó không để lại ở tôi một ấn tượng sâu sắc nào nên quên hết, mà chỉ còn nhớ đến vài câu thơ chắp vá mà người ta hay nhắc đến khi nói về thơ của ông thì việc gì mà ông Thường Nhân phải bắt bẻ và cho là tôi mâu thuẫn với gượng gạo. Tôi nhắc lại bài hát mà tôi còn thuộc nằm lòng từ dạo ấy đến giờ mà tôi đùa là dấu ấn “sâu sắc” nhất về thơ Hữu Thỉnh là một phần vì muốn không khí đỡ căng thẳng. Nhưng ngầm dưới những tiếng cười (gượng) ấy là nỗi ngậm ngùi của tôi. Bài hát nó khơi gợi trong tôi một thời quá khứ chưa xa, cái thời mà đất nước ta còn chìm trong máu lửa và thù hận, cái thời mà… Nhưng thôi, đây là chuyện dài nhiều tập của tất cả người Việt chúng ta mà tôi nói tiếp thì sợ bài viết này sẽ chẳng bao giờ xong được.Tôi nghĩ trò chuyện với ông như thế là đã quá đủ. Tôi cũng không muốn thành một kẻ vô duyên, cứ bô bô bàn về chuyện đạo thơ của người khác trong khi chính đương sự lại chưa lên tiếng. Cho nên bây giờ thì tôi đi ới ông Hữu Thỉnh đây, ông Thường Nhân có ới cùng tôi không?
Tôi hỏi ông H.T.
ông H.T. ơi xin trả lời tôi
thơ (ông) đến từ đâu
im lặng
ông H.T.
chưa trả lời 22.11.2006 *HNVC: Và tháng Tư 2007 này, ông H.T. (nhà thơ Hữu Thỉnh) đã không còn im lặng nữa, ông dã cất giọng người oan giãi bày cùng ông Trần Kh. Và độc giả.Chúc cho các nhà thơ đừng bao giờ lâm vào cảnh oan khiên kêu trời không thấu như thế nữa.
Theo các bài viết của hai ông thì ta biết ông Thường Nhân đòi “trị bệnh cứu người” (tôi phải thú thật là hồi nhỏ tôi là tôi rất sợ mấy ông lang nghiệp dư, mà trong họ hàng nhà tôi chừng như cũng có được vài ông: “Cái con bé này, mới chừng ấy tuổi đầu mà tóc đã bạc cả ra thế kia, bảo bu mày mua hà thủ ô về mà uống!”, hoặc: “Trông thần sắc ông như thế này thì chắc là thận suy rồi, tôi còn một ít viên tam tinh hải cẩu nếu ông muốn thì tôi mang lại, hiệu nghiệm ra phết ông ạ!”), còn ông Trần Mạnh Hảo thì vừa ai oán vừa đao to búa lớn, xin mời quí vị cùng tôi để cho những câu chữ sau đây nó tan từ từ trên đầu lưỡi nhé:“Chuyện động trời này chúng tôi không dám tin là sự thật/ …nền văn hoá Việt Nam sẽ bị một cú “sốc” khủng khiếp, khiến kẻ viết những dòng này cũng thấy đau buốt ruột gan và không thể cầm lòng đặng/ …đang là đêm của Việt Nam, Trần Mạnh Hảo thức dậy vì những cú điện thoại (cùng nhắn tin) uỳnh oàng như súng liên thanh… từ khắp trong nước và hải ngoại gửi tới máy di động, sửng sốt vì bài viết về chuyện ông Hữu Thỉnh Chủ tịch hội Nhà Văn Việt Nam ăn cắp thơ của nữ thi sĩ ngưởi Đức tung ra trên Việt Nam Nét của tiên sinh Đại Lãng Du Tử/…Trong các thư điện tử gửi tới TMH, có ngót trăm thư gửi tới bàn luận về chuyện tày trời… của ông Hữu Thỉnh, bởi hành vi đạo thơ nơi gương mặt số 1 của chế độ này về văn học nghệ thuật tức ông Hữu Thỉnh đang là “quả bom nguyên tử” nổ inh trời dư luận Việt Nam”Xin lỗi các ông nếu như tôi nói có gì không phải phép. Nếu Hữu Thỉnh thực sự là kẻ đạo văn thì trước sau gì cũng bị “nhân dân ta” lôi ra trước “phiên toà đạo thơ” (chữ của ông Thường Nhân), ăn cắp tài sản bạc tỷ của nhân dân để đi cá độ hay là ăn cắp thơ thì cũng đều là ăn cắp. Các ông nói đúng thôi. Nhưng chuyện đâu còn có đó, làm gì mà phải ầm ĩ lên như thế. Trong cái cách mà ông Trần Mạnh Hảo lo lắng cho “danh dự chung của nền văn học Việt Nam” tôi thấy có cái gì đấy hơi giả. Lo lắng kiểu này thì làm thế nào mà thuyết phục được những thế hệ trẻ tinh mắt cỡ như Đỗ Hoàng Diệu, Cao Việt Dũng… Ngoài ra ông dựa vào một thông tin của Thường Nhân để la toáng lên rằng Hữu Thỉnh đã đạo thơ của Tự Đức. Xin thưa ngay rằng đối với tôi, đây không phải là một “phát hiện” của Thường Nhân, chuyện này ông Nguyễn Trọng Tạo đã có nhắc đến trong một cuốn sách của ông (1) trước đây nhiều năm, chỉ có điều ông ta không nói đó là thơ của Tự Đức và cũng không xem đó là chuyện đạo thơ.(……..)Bây giờ xin trở lại với bài thơ. Ông có cái lý của ông, khi ông bảo không thể đem cái phiên bản có màu sắc tôn giáo ra để so sánh, vì các ông không sành tiếng Đức. Vâng, thì ta dẹp nó qua một bên. Như vậy còn lại là bản dịch của Quang Chiến mà ông khẳng định là “hoàn toàn giống về tư tưởng” với bài thơ của Hữu Thỉnh. Tôi đã đọc lại bản dịch này nhiều lần, rất tiếc là tôi phải nói với ông một lần nữa rằng tôi cảm nhận bài dịch của Quang Chiến vẫn có khác ông. Tôi xin lưu ý ông về sự khác biệt giữa Hỏi và Gọi. Trong bản dịch của Quang Chiến, tôi/em ở đây chỉ lên tiếng gọi chứ chẳng hỏi han ai cả, “em” chỉ cần một lời đáp vọng: “tôi ở bên em”, thế là đủ, “em” không quan tâm đến chuyện “mọi sinh thể đều tốt với em”, hoặc “lòng người cực hiểm” hay không. Và khi “em” gọi “người” thì đáp trả lại chỉ là sự câm lặng. Tôi chỉ có thể cảm nhận ra ở đây cái cảm giác cô đơn lạc loài của “em” mà thôi. “Em” phải ráng mà… đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất. Và nếu phải đem một bài thơ cổ vào đây để minh hoạ thì, bằng tất cả lòng tôn kính với cụ Nguyễn, tôi vẫn không thể đem hai câu thơ của tác giả Ức trai thi tập ông đã trích dẫn vào đây được, mà tự dưng tôi nhớ đến một bài thơ ngắn của Trần Tử Ngang, ngắn mà đầy ấn tượng, tôi chép lại đây theo trí nhớ, hy vọng là không sai sót: Trước không thấy người trước
Sau không thấy người sau
Ngẫm trời đất vô cùng
Một mình rơi giọt lệ Vâng, một mình rơi giọt lệ! Song song đấy là bài thơ “Hỏi” của Hữu Thỉnh mang một ý nghĩa khác mà tôi đã đưa ra nhận xét của mình về nó trong bài viết vừa rồi, tôi không muốn lặp lại ở đây, sợ nhàm. Mà ông Thường Nhân cũng đến thật lạ. Thượng đế đã tạo ra biết bao sinh vật mỹ miều ông không chịu đưa vào thơ mà cứ nhằm mấy con bò lợn chó mà lôi xềnh xệch vào mấy bài thơ ông “sáng tác”. Ông đã bỏ công ra viết lại hai bài thơ “Bò lợn chó” với hai đoạn kết khác nhau và hỏi ý kiến của tôi. Vậy thì tôi xin thưa là bài thơ đầu thì được, còn bài thơ sau của ông với đoạn thơ của ông Hữu Thỉnh theo tôi rõ ràng là khập khiễng, là một sự ép duyên. Đấy là tôi ngửi ra được bằng cái khứu giác bình thường của tôi. Còn như ông vẫn khư khư khẳng định rằng “không chê vào đâu được” thì dĩ nhiên đấy là quyền của ông. Điều an ủi là ít ra tôi cũng có giống với ông được một điểm, khi cho đây không phải là một bài thơ đáng được đưa vào sách giáo khoa; nhưng theo tôi không phải vì lý do đấy là một bài thơ “đạo” mà chỉ đơn giản vì đấy không phải là một bài thơ hay. Đọc ba cái khổ thơ đầu tiên được đặt ngoan ngoãn trên đường ray thì người ta có thể đoán ngay rằng đoàn tàu sẽ đi về đâu, người ta có thể đoán tỏng được ngay ý đồ của tác giả, nghĩa là một bài thơ không có một tí gì gợi mở – mà gợi mở là một trong những đặc tính của thơ, theo cách hiểu của tôi. Ông Thường Nhân phong tôi làm luật sư để biện hộ cho ông Hữu Thỉnh thì thật là oan cho tôi. Xin cho tôi được nói ngay rằng: Ai toà thì nấy xử, tôi sẽ không tham dự “phiên toà” của quí ông, “nhân chứng” cũng không mà “thầy cãi” lại càng không, cái chức danh “luật sư” tôi xin trả lại ông, tôi không dám nhận. Chuyện tôi đọc được một cái trường ca của ông Thỉnh rồi sau đó nó không để lại ở tôi một ấn tượng sâu sắc nào nên quên hết, mà chỉ còn nhớ đến vài câu thơ chắp vá mà người ta hay nhắc đến khi nói về thơ của ông thì việc gì mà ông Thường Nhân phải bắt bẻ và cho là tôi mâu thuẫn với gượng gạo. Tôi nhắc lại bài hát mà tôi còn thuộc nằm lòng từ dạo ấy đến giờ mà tôi đùa là dấu ấn “sâu sắc” nhất về thơ Hữu Thỉnh là một phần vì muốn không khí đỡ căng thẳng. Nhưng ngầm dưới những tiếng cười (gượng) ấy là nỗi ngậm ngùi của tôi. Bài hát nó khơi gợi trong tôi một thời quá khứ chưa xa, cái thời mà đất nước ta còn chìm trong máu lửa và thù hận, cái thời mà… Nhưng thôi, đây là chuyện dài nhiều tập của tất cả người Việt chúng ta mà tôi nói tiếp thì sợ bài viết này sẽ chẳng bao giờ xong được.Tôi nghĩ trò chuyện với ông như thế là đã quá đủ. Tôi cũng không muốn thành một kẻ vô duyên, cứ bô bô bàn về chuyện đạo thơ của người khác trong khi chính đương sự lại chưa lên tiếng. Cho nên bây giờ thì tôi đi ới ông Hữu Thỉnh đây, ông Thường Nhân có ới cùng tôi không?
Tôi hỏi ông H.T.
ông H.T. ơi xin trả lời tôi
thơ (ông) đến từ đâu
im lặng
ông H.T.
chưa trả lời 22.11.2006 *HNVC: Và tháng Tư 2007 này, ông H.T. (nhà thơ Hữu Thỉnh) đã không còn im lặng nữa, ông dã cất giọng người oan giãi bày cùng ông Trần Kh. Và độc giả.Chúc cho các nhà thơ đừng bao giờ lâm vào cảnh oan khiên kêu trời không thấu như thế nữa.
(S ưu tầm-Hội ngộ văn chương)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét