" Đâu Cũng nh - Nh v quê hương - Ci ngun dân tc - M

y ai mà quên?" (TKL)

Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

Rượu Tỏi một vị Thuốc Tuyệt Vời của Nhân Loại.

Rượu Tỏi một vị Thuốc Tuyệt Vời của Nhân Loại.

Tỏi là gia vị đầu tay, nhân dân ta ai cũng biết; là vị thuốc y học dân tộc lương y nào cũng biết. Tuy nhiên, rượu tỏi có xuất xứ Ai Cập thì có thể có nhiều người chưa biết.
alt
Y học cổ truyền đã dùng tỏi vào điều trị nhiều loại bệnh thu được hiệu quả tốt. Trong ngôi mộ cổ xưa ở Ai Cập, người ta đã tìm thấy đơn thuốc làm từ tỏi. Còn ở Trung Quốc, ngay từ năm 2600 trước Công nguyên đã có những bài thuốc bào chế từ tỏi.
Đã từ lâu và  hiện nay thì tỏi được xem là sát thủ một của bệnh ung thư đối với người dân Trung Quốc.( tỏi phải được sắt lát mòng hoặc bầm nhỏ, nghiền nhỏ rồi rãi mỏng ra để dễ tiếp xúc với không khí từ 15 đến 30 phút, sau đó ngâm rượu sau tuần là dùng được.
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu của các nhà khoa học Nga, thì ngoài tác dụng nêu trên, rượu tỏi còn có thể được sử dụng như thuốc nhằm chữa trị các vết rắn cắn, bệnh truyền nhiễm và bệnh dịch trong đó có dịch cúm. Nhóm các nhà khoa học Nga đã tìm thấy trong thành phần của tỏi có chứa một hàm lượng lớn chất allicin - một chất có tác dụng kháng khuẩn cao cho cơ thể.. Ở nước Nga thì từ thế kỷ 19, người ta đã coi cây tỏi như một loài thảo dược...
Tỏi tên khoa học Allium sativum L. thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Trong củ tỏi có chứa 0,10 - 0,36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa các hợp chất lưu huỳnh (S). Thành phần chủ yếu của tỏi là chất alicin có mùi đặc trưng tỏi.
Nhưng trong tỏi tươi không có alicin ngay, mà có chất aliin (một loại acid amin) - chất này chịu tác động của enzym alinase cũng có trong củ tỏi khi giã giập mới cho alicin.
Ngoài ra, củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng... đặc biệt là selen. Y học phương Đông ghi về tỏi như sau: vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở cổ, tiêu đờm...
Có thể dùng tỏi với những cách khác nhau, nhưng độc đáo là Ai Cập hầu như nhà nào cũng dùng “rượu tỏi”. 
Vào những năm 1960 – 1970, Tổ chức WHO (cơ quan theo dõi sức khoẻ và bệnh tật thế giới) của LHQ phát hiện thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt nhưng sức khoẻ của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ tương đối cao. WHO đặt vấn đề với Chính phủ Nesser xin cử một số đoàn của WHO vào Ai Cập nghiên cứu xem tại sao lạ có hiệu tượng lạ như thế mà y tế Ai Cập chưa tìm ra lời giải.
alt
Vào những năm 1960 – 1970, WHO (cơ quan theo dõi sức khoẻ và bệnh tật thế giới) của LHQ phát hiện thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt nhưng sức khoẻ của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ tương đối cao. WHO đặt vấn đề với Chính phủ Nesser xin cử một số đoàn của WHO vào Ai Cập nghiên cứu xem tại sao lạ có hiệu tượng lạ như thế mà y tế Ai Cập chưa tìm ra lời giải.
Được Tổng thống Nasser đồng ý, WHO huy động nhiều chuyên gia y tế vào Ai Cập, chia nhau xuống các vùng nông thôn, các vùng có khí hậu khắc nghiệt để nghiên cứu và thu thập tài liệu.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu (đông nhất là Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản) đã tìm thấy ở Ai Cập nhà nào cũng có một lọ rượu ngâm tỏi để uống. Nhân dân Ai Cập nói từ bao nhiêu thế kỷ nay, người dân nước họ vẫn làm như thế.
Ở mỗi vùng, tỏi được ngâm theo những công thức khác nhau, chuyên gia các nước đem những công thức đó về nước mình nghiên cứu, phân tích, kết luận rồi thông qua một  bản báo cáo gửi WHO tổng kết và hội thảo về vấn đề này. Đến năm 1980 họ thông báo:
Rượu tỏi chữa được 4 nhóm bệnh:
alt
1. Thấp khớp (sưng khớp, vôi hoá các khớp, mỏi xương cốt).
2. Tim mạch (huyết áp thấp, huyết áp cao, hở van tim, ngoại tâm thu).
3. Phế quản (viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản).
4. Tiêu hoá (ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét dạ dày).
Tới năm 1983 các nhà Y học Nhật lại thông báo bổ sung thêm hai nhóm bệnh nữa là:
5. Trĩ nội và trĩ ngoại.
6. Đái tháo đường (tiểu đường).
 Và nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao và không gây phản ứng phụ.
Cách bào chế rượu tỏi và uống:
alt
Tỏi khô còn mới (đã bóc bỏ vỏ) 40g thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40 - 45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được.
Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương 1 thìa cà phê) trước khi ăn, tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng, uống liên tục suốt đời.
Với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.

Ở nước ta cũng đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi này, nhưng liều lượng thì linh hoạt (thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi/lần), nhưng không thấy phản ứng phụ. Các thông tin phản hồi đều cho biết rượu tỏi đã điều trị có hiệu quả nhiều bệnh mạn tính khác nhau, có nhiều người khỏi bệnh. Có thể nói, rượu tỏi là vị thuốc tuyệt vời, trời ban cho người nghèo...

Sau này, tỏi lại được nhiều nhà khoa học ở nhiều nước nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của nó. Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, hoạt tính kháng nấm cũng đã được chứng minh - nghiên cứu dược lý thực nghiệm thấy tỏi có phổ kháng khuẩn và kháng nấm rộng. Tác dụng kháng virut cũng đã được nói đến.
Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm Triglycerid và giảm hàm lượngCholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu.
Tỏi còn có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa ung thư, đó là điều nhiều nhà khoa học đã thừa nhận, song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh hết được, còn cần nghiên cứu tiếp.

Ăn tỏi đã đập dập làm giảm nguy cơ ung thư phổi.


Ăn tỏi đã đập dập và ăn sống 2 lần/tuần có thể giúp giảm khoảng một nửa nguy cơ bị ung thư phổi.
Nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc cho thấy những ai thường ăn tỏi sống giảm được 44% nguy cơ bị ung thư phổi.
Tỷ lệ này ở những người có hút thuốc lá là 30%. Để có kết luận này, các nhà khoa học tại Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh tỉnh Giang Tô so sánh 1.424 bệnh nhân ung thư phổi với 4.500 người khỏe mạnh, theo tờ Daily Mail.
Hiện chưa rõ liệu tỏi nấu chín sẽ có tác dụng tương tự hay không. Những nghiên cứu trước đây cho thấy thành phần chính trong tỏi là allicin, được sản sinh khi tỏi được nghiền nát hoặc thái nhỏ.
Chất allicin được cho là giúp giảm viêm sưng trong cơ thể và hoạt động như một chất chống ô xy hóa, làm giảm tổn hại do các gốc tự do gây ra cho các tế bào của cơ thể. Còn theo một nghiên cứu của Đại học Nam Úc, ăn tỏi có thể cắt giảm gần 1/3 nguy cơ bị các khối u ruột. 
 Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên, đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng sử dụng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng. Nếu dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp...
Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng mà WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến. Với liều lượng ấy là có tác dụng phòng và chữa được nhiều bệnh. Coi trọng cách dùng an toàn là có thể dùng hàng ngày một cách lâu dài mà không lo nó gây ra những tác dụng xấu ngoài ý muốn.
Từ 40 tuổi trở đi, các bộ phận trong cơ thể con người bắt đầu thoái hoá làm cho các chức năng hấp thụ chất béo (lipit), chất đường (glucose) bị suy giảm. Các chất đó không hấp thụ hết qua đường tiêu hoá, phần thừa không thải ra ngoài được, dần dần lắng đọng trong thành vách mạch máu, làm xơ cứng động mạch và xơ cứng một số bộ phận khác, lâu ngày gây ra một số bệnh như trên.
Trong tỏi có hai chất quan trọng:
1. Phitocid là loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt một số vi khuẩn.
2. Hoạt tính màu vàng, giúp làm tiêu chất béo dưới dạng cholesterol bám vào thành vách mạch máu làm cho đường đi của máu từ tim ra và về tim bị tắc nghẽn.
Chính nhờ 2 chất đó mà tỏi có tác dụng chữa bệnh cao huyết áp.
Công thức:
Tỏi khô (bí lắm mới dùng tỏi tươi): 40g (theo kinh nghiệm thì mua 50g, sau khi bóc vỏ còn 40g), Rượu trắng 45 độ ( tốt nhất là rượu lúa mới): 100ml
Tỏi bóc vỏ, thái nhỏ và cho vào sạch sau đó đổ rượu vào ngâm. Ngâm 10 ngày thỉnh thoảng lại lắc lọ. Mới đầu thì có màu trắng. Sau dần chuyển sang màu vàng đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ.
Cách dùng: 40 giọt compteur gouttes ( tương đương với một muỗng cà phê nhỏ)
Sáng 40 giọt trước khi ăn
Tối 40 giọt trước khi ngủ.
Uống liên tục cả đời. Người phải kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn uống được vì mỗi lần chỉ uống được 40 giọt – một lượng rượu không đáng kể.
Cứ sau 10 ngày phải ngâm một lần để gối đầu cho những lần dùng kế tiếp.
 Bệnh nhân bị ung thư dạ dày, uống 10 - 15 giọt rượu tỏi
Bản thân tỏi cũng có chứa rất nhiều các phân tử tự do, nhờ đó giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự viêm nhiễm. GS. Mirelman - người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết: việc cho thêm một lượng 10 - 15g tỏi vào chế độ ăn hằng ngày đối với bệnh nhân tăng huyết áp sẽ giúp giảm huyết áp.
Ngoài ra ở những bệnh nhân bị ung thư dạ dày, uống 10 - 15 giọt rượu tỏi có thể giúp hạn chế quá trình phát triển của các khối u ác tính. Với người khỏe mạnh, thì loại rượu này sẽ có tác dụng phòng ngừa ung thư nhờ vào các thành phần như selen, nguyên tố germani, kẽm... 
 Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy: trong tỏi có chứa nhiều tinh dầu, glycoside allicin, ngoài ra còn có các vitamin B, C, carbonhydrat, kẽm, canxi, clo, phospho, iod, các lysozym và các nguyên tố vi lượng khác có tác dụng rất tốt đối với việc tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể. 
Theo Caythuocquy.info.vn
Công thức anh Vũ Văn Tam Lang phương thức của cộng đồng hotieubenvung.com
Công thức 1: (Dùng cho con người)
1,2 Kg Gừng
1,2 Kg Tỏi
0,5 Lít mật ong
5 lít rượu
Ngâm uống 1 ngày 1 ly sẽ tốt cho sức khỏe vô cùng.
Ngoài ra tỏi còn dùng để chế ra thuốc BVTV ứng dụng cho nông nghiệp.
Công thức 2: (Dùng cho cây hồ tiêu)
1 Kg tỏi xay nhuyễn. Để tiếp xúc không khí 15-30 phút
1 lít etanol ( cồn thơm 1 lít + 0,5 lít nước có thể thay bằng rượu  trắng– chừng 40 độ) ngâm chung.
Chiết lấy nước cốt.
Cách Dùng làm thuốc bảo vệ thực vật.


Liều dùng 0,5 lít/ phuy 220 lít nước. Có thể kết hợp với phân bón sinh học.

(Sưu tầm)

Không có nhận xét nào: