" Đâu Cũng nh - Nh v quê hương - Ci ngun dân tc - M

y ai mà quên?" (TKL)

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Kỷ niệm khó quên (Tùy bút)


Kỷ niệm khó quên

 Gần tới ngày kỷ niệm Quốc khánh 2.9.1945 và cũng là ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi bỗng nhớ lại kỷ niệm khó quên…

Đó là một buổi tối khoảng năm 1963, tôi không nhớ chính xác ngày tháng, chỉ nhớ đó là một buổi tối ngày hè… Tôi vừa từ nhà cô bạn học nhóm cùng phố trở về nhà, thì tôi chợt thấy Bác Hồ đang đi nhanh vào một nhà, mà tôi biết, đó là một gia đình yêu nước vừa từ Tân đảo về : “Ôi đúng Bác Hồ rồi! Dáng người gày gò, nhanh nhẹn…!“ Tôi biết gia đình này, vì người thân của tôi là người đã thu xếp nhà ở cho họ…  Nghĩ vậy và tôi chợt kêu lên:
- Bác Hồ!
Tiếng kêu của tôi làm Bác Hồ chú ý, mặc dù tôi không dám kêu to. Lúc đó phố xá không hề có ai đi bộ ngoài đường, trừ tôi. Người đưa tay lên miệng, ý muốn nói: “Đừng kêu to! Hãy im lặng!“. Tôi hoảng hốt và im re không dám nói tiếng gì nữa! Nhưng tôi cũng không đi ngay mà đứng chờ xem Người ra về…
Bác chỉ vào đó thời gian rất ngắn và ra về rất nhanh… Bác vẫy tay chào tôi và tôi chỉ còn biết đứng như trời trồng, im lặng, không dám ho he gì! Thật qúa bất ngờ, tôi đã nhìn thấy Bác Hồ thật gần, thật rõ ràng, bằng xương bằng thịt, chứ không phải qua hình ảnh nữa! Bác đi rồi mà tôi vẫn còn đứng im một chỗ, cảm thấy vẫn còn run vì qúa bất ngờ…
 Bác Hồ luôn là “thần tượng“ trong trái tim của mọi người dân ngoài Bắc và tuổi trẻ chúng tôi thời ấy! Vì thế, được nhìn thấy Người thật gần, cả hình dáng, ánh mắt và nụ cười, được Người ra hiệu im lặng… thật là một vinh hạnh đối với tuổi niên thiếu của tôi.
Rồi tin Bác Hồ đã qua đời… Những ngày Bác mất, Hà Nội mưa tầm tã hàng tuần liền. C miền Bắc khóc thương Người. Tôi cũng không ngoại lệ. Tôi nhớ, ngày ấy, tôi vừa tốt nghiệp phổ thông cấp III, chẳng thuộc đoàn thể nào, để có thể đi viếng và dự lễ tang Bác. Tôi cùng cô bạn cùng phố rủ nhau đi đến gần khu vực quảng trường Ba Đình để dự lễ tang truy điệu Bác. Trước khi tang lễ, những ngày nghe tin Bác mất, Hà Nội mưa liên tục, nhưng khi làm lễ truy điệu Bác thì trời bỗng nhiên tạnh mưa. Tôi và cô bạn hòa vào dòng người đông nghịt, cố chen chân để được tới khu vực quảng trường… Những giọt nước mắt xúc động của hàng trăm ngàn người đổ xuống quảng trường Ba Đình, trong đó có tôi và cô bạn… Ra về, chúng tôi vẫn còn sụt sùi khóc…
Chúng tôi len lỏi ra khỏi khu vực quảng trường và trở lại nơi gửi 2 chiếc xe đạp. Loanh quanh mãi, chúng tôi mới tìm thấy nơi gửi xe. Mà tìm mãi, chẳng thấy xe đâu. Chúng tôi hoảng sợ vô cùng.
- Ôi, chết rồi, xe đạp đâu rồi? Không lẽ bị mất cắp sao? Chúng tôi lo lắng.
Rồi chúng tôi quyết định báo cho công an, xem sao?
- Có đúng các cô để xe ở chỗ này không? Anh công an hỏi chúng tôi.
- Đúng chỗ này! Cô bạn tôi khẳng định.
- Mà hình như chỗ khác hay sao ý! Tôi ngập ngừng nói.
- Vậy các cô cứ đi tìm lại những chỗ khác xem sao nhé! Anh công an nói.
Thế là chúng tôi loanh quanh đi tìm hết tất cả các chỗ có thể để xe, vì xe để tự do, chỗ nào trống thì để, chẳng có người trông, và khu vực gần quảng trường Ba Đình lại rộng lớn, chúng tôi quên mất đã để xe ở chỗ nào. Cứ loanh quanh tìm suốt hàng tiếng đồng hồ, dòng người đi dự tang lễ đã về gần hết rồi, không còn hy vọng thấy xe nữa, thì bất chợt, ở cuối một con phố, chúng tôi thấy chỏng chơ 2 chiếc xe đạp, lại gần thì nhận ra là 2 chiếc xe đạp của chúng tôi! Khỏi phải nói, chúng tôi mừng đến cỡ nào! Xe đạp là phương tiện qúy lắm thời bấy giờ, mất xe, về nhà “ăn đòn” là cái chắc! Ăn đòn cũng còn là may, chứ tiền đâu mà sắm xe khác, để mà đi?

Ngày ấy, Hà Nội còn bình yên lắm… chẳng giống như bây giờ…


19.8.2015/Trần Kim Lan




Không có nhận xét nào: