" Đâu Cũng nh - Nh v quê hương - Ci ngun dân tc - M

y ai mà quên?" (TKL)

Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

Cuối năm gà nói chuyện chó và Năm Tuất nói chuyện hình ảnh "chú tuất" trong thi ca

Cuối năm gà nói chuyện chó và Năm Tuất nói chuyện hình ảnh "chú tuất" trong thi ca
Thêm chú thích

















1-Cuối năm gà nói chuyện chó
Chó có nhiều giống, to nhỏ cao thấp khác nhau, màu sắc khác nhau nhưng có cùng chung tính dũng cảm, nhất là rất trung thành với chủ. Đa số người nuôi chó để giữ nhà, đi săn. Chỉ có các “đại gia” nuôi chó ngoại đắt tiền chủ yếu để làm cảnh.
Ở Bắc Mỹ, chó còn dùng để kéo xe trượt tuyết hoặc chăn dắt gia súc. Một chú chó giống Danois có thể chăn dắt đàn cừu hàng vài ba trăm con mà không để xảy ra sự cố thất thoát. Trong chiến tranh, nhiều đội “quân khuyển” được tuyển chọn và huấn luyện kỹ đưa vào mặt trận. Những đội “quân khuyển” này đã gây cho đối phương bao nỗi kinh hoàng, lập được nhiều chiến công xuất sắc. Trong hòa bình, chó nghiệp vụ là cánh tay đắc lực giúp lực lượng an ninh trong việc truy tìm thủ phạm, phát hiện hàng lậu...
Cách đây khá lâu, Đài truyền hình Việt Nam có giới thiệu một chú chó Berger giống Đức bị lạc chủ tại một phi cảng quốc tế. Mỗi lần có máy bay hạ cánh, con vật vội chạy ra chân cầu thang ngóng chủ. Ròng rã gần hai năm, nó không bỏ sót một chuyến bay nào. Nhân viên phi cảng cố dụ đem về nuôi nhưng bị nó từ chối. Cảm mến lòng trung thành, họ đã giúp nó tìm lại được chủ cũ.
Và cũng cách đây không lâu, một chú chó từ Pháp bơi qua eo biển Manche trong nhiều ngày liền để sang Anh tìm chủ. Nó từ chối tất cả mọi sự trợ giúp của con người. Với nghị lực phi thường, con vật có nghĩa này cuối cùng đã gặp lại chủ tại Anh quốc, đây là chuyện khó tin nhưng có thật.
Có đận nhà tôi rất nhiều chuột, toàn là loại chuột cống, con nào con nấy to đùng như bắp chân. Để tiêu diệt cái giống vật bẩn thỉu này, tôi phải vượt hơn năm mươi cây số đến nhà một người bạn thân ở một huyện trung du mượn về một chú chó săn thuộc giống thuần chủng. Chú chó ở với tôi chưa được hai ngày bỗng dưng biến mất. Trong lúc vợ chồng con cái đổ xô đi tìm thì nhận được cú điện thoại từ người bạn báo cho biết, con chó đã trở về nhà anh lúc 4h sáng!
Người phương Tây căn cứ vào tính nết để đặt tên cho chó, ví dụ như con Victor, con Lucky, con Ringo, con Dream, con Héro... Để thể hiện sự ái mộ, một số người còn lấy tên những ngôi sao sáng trong các ngành nghệ thuật, thể thao và để đặt tên cho con chó quý của mình như con Péle, con Madonna, con Beethoven, con Marlon, con Michiko chẳng hạn. Người Việt ta đặt tên chó theo sắc lông: con Vàng, con Mực, con Đốm, con Mốc, con Vện...
Các nhà văn đã xây dựng thành công những nhân vật chó trong tác phẩm nổi tiếng của mình. Con Bắc trong Tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London, Cadăng trong truyện cùng tên của J.O.Cocut, con Bingo, Lopo, Sói Vinipec... trong tập Truyện loài vật của nhà văn, nhà tự nhiên học E.Xetton-Tomxon, con Capi trong truyện Không gia đình của Hectomalo, con Blemie trong truyện Lời di chúc của con chó quí của Eugen-Hneill... đã làm say mê hàng trăm triệu độc giả thuộc mọi thành phần, mọi lứa tuổi trên toàn thế giới bởi trí thông minh, lòng trung thành, sự dũng cảm, biết phân biệt kẻ xấu người tốt, khao khát được sống tự do của những nhân vật... chó. Riêng nhân vật chó người Sarikop trong tác phẩm Trái tim chó của nhà văn Bungakop thì kinh hãi quá!
Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, sau khi bán “cậu Vàng” yêu quý của mình cho gã hàng thịt, lão khóc: “...thì ra tôi đã chừng này tuổi đầu mà đi đánh lừa một con chó! Nó không ngờ tôi lại nhẫn tâm lừa nó”. Chú Vàng trong truyện Khách nợ của nhà văn Tô Hoài khôn ranh, biết phân biệt kẻ xấu người tốt. Chú Vàng xưa nay rất hiền nhưng không thể tha thứ thái độ xấc láo, gian ác của lão lái Khế vào một chiều giáp Tết. Đặc biệt trong tác phẩm Tắt đèncủa Ngô Tất Tố, bọn cường hào quý chó hơn quý người. Một ổ chó đối với họ có giá trị cao hơn nhiều so với một mạng người.
Trong nghệ thuật xiếc, có nhiều tiết mục: chó đá bóng, chó đi xe đạp, chó phi ngựa, chó làm tính, chó dạy học... thể hiện sự thông minh mẫn cảm đáng nể của giống vật này.
Ngày nay, chó còn xâm nhập vào lĩnh vực nghệ thuật thứ bảy không thua kém những siêu sao trong làng Hollywood. Những cuốn phim Con chó lai sói, Sói xám tấn công, Chú chó mất tích, Chó Bim trắng tai đen đã làm cho hàng trăm triệu khán giả trên thế giới phải thán phục về tài... diễn xuất tuyệt vời của chó.
Chó hoang dã càng tinh khôn hơn, dũng mãnh hơn, cao thượng hơn, khao khát được sống tự do trong thế giới tự nhiên tươi đẹp. Con người cần phải có trách nhiệm trân trọng, bảo tồn giống vật hoang dã này.
Thật không công bằng nếu con người còn xem chó là giống vật tượng trưng cho những tính cách xấu xa ngu dốt, đại loại ngu như chó, bẩn như chó, hỗn như chó, hùa như chó, nịnh như chó... Vì chó là giống vật rất tinh khôn, rất dũng cảm, rất có nghĩa. Lúc trà dư tửu hậu trong mấy ngày cuối năm, nhàn đàm đôi dòng về chó để đón năm Tuất đang tới, âu cũng là một chuyện vui.
(Theo Thanh Niên)


2-Năm Tuất nói chuyện hình ảnh "chú tuất" trong thi ca

Trong văn chương, chó được xem như người bạn trung thành của con người. Con chó tượng hình mình vào thi ca thành con chó đá ngồi canh giữ hồn làng. Con chó đá dưới gốc đa ngồi canh giữ hồn làng từ bao giờ? Con chó đá còn ngồi canh giữ hồn làng đến bao giờ nữa?...
Kiếp chó đá lặng thinh
Bây giờ ở các miền quê thiếu vắng dần những con chó đá buồn bã ngồi trên những đường làng lối ngõ. Thay vào đó là những đôi nghê đá, đôi sư tử đá trông oai vệ hơn, uy thế hơn, quyền quý hơn nơi tam cấp những phủ, những tư gia... Con chó đá cứ vắng bóng dần cùng cái phôi phai của năm tháng, cái nhạt nhòa của thời gian. Nó thu mình lại ngồi lặng lẽ vào một góc thơ ca Phùng Khắc Bắc :
Con chó đá vẫn ngồi nguyên chỗ cũ
Cặp mắt mở không hiền, không dữ
Không tiếng sủa, không nguẩy đuôi mừng
Da bụng nhăn nheo mòn tận sống lưng
Miệng đá vẫn một đường chỉ ngậm
Mắt đá bao lần sương sa, mưa đọng
Cứ thức cả ngày, lẫn đêm, nhìn ma, nhìn người lạ, người quen, nhìn
những con chó có một gang đời sống...                        
Và nó suy tư :
Nó nghĩ đến nhăn rạn da đầu
Những đường nứt cụt tai, sứt cổ
Những móng đá nhẵn dần, đường lưng cong thối rỗ.
Nó suy nghĩ điều gì? Về tủi phận, về mòn vẹt tượng hình hay cái sứt sẹo của lãng quên mà toác nứt cả thớ đá? Không phải. Nó nghĩ về “một gang đời sống” của:
Những con chó biết nhe răng, biết vẫy đuôi và biết sủa lên ông ổng
Và cũng rất dại khờ nhẫn nhục, gặm nuốt
Những miếng đá gan gà, gan trâu
Mỗi lúc rát họng, bỏng hầu,
Lại tự bảo mình, đó là quặng vàng, là kim cương, biết đâu (!)
Và trong đêm khuya chợt tỉnh
Vì sung sướng bởi giấc mơ,
Lại đua nhau tru lên ông ổng...
Con chó đá thinh lặng nhưng trong từng thớ đá, trong cái lặng im đó là cái nhìn về cuộc sống, cái nghĩ về đời sống có phải vì tụ trong chó đá là linh hồn của muôn vàn những con chó sống? Trong một gang đời sống của những con chó biết sủa lên ông ổng ấy là cái dại khờ nhẫn nhục, cái huyễn mình biết đâu, cái viển vông mơ hão và cả cái ngu muội:
Những con chó sống ngu muội
Dù biết sủa lên cũng chưa một lần tự kiêu về đồng loại.
Con chó đá đã ngồi trong cái lặng im cả ngàn đêm nhưng là sự im lặng kiêu trầm “Ngay núi lửa trên cung trăng cũng động lòng”, để đến một ngày:
Anh trở về làng đồi
Con chó đá đón anh ngoài ngõ.
Con chó đá chồm lên,
Cặp mắt vẫn hiền như có lửa:
- “Hỡi con người ta mừng cho anh đó,
Nhưng trước hết anh hãy mừng cho ta”
Như có những lời nói ấy từ trong đá toát ra:
- “Hôm nay một con chó nữa
Đã bay vào vũ trụ, đến sao Kim
Tại sao anh lặng im?
Hay anh chưa đọc báo?
Anh biết đấy,
Cả việc lên mặt trăng, lên sao Kim,
Cả việc thức đêm chúng ta cũng sẵn sàng đi trước, và ngồi đợi”.
Cái dáng ngồi già nua dưới bóng trăng tạc vào bóng đêm, vào nỗi canh chừng sợ hãi. Cái dáng ngồi kiên nại tạc vào vô thức làng, tạc vào tâm thức làng:
Cái thuở cha ông gạo tiền không có
Nhưng lại nuôi chó đá giữ hồn
Bởi muốn sống, muốn làm người, trong khuya khoắt của giấc ngủ:
Phải canh chừng lũ ma khôn.
Lúc nào ma quỷ cũng nhiều
Càng khuya khoắt tối trời, càng lắm ma khôn quỷ dữ. Thế nên dân làng tạc đá thành hình con chó và ban cho nó sứ mệnh canh - giữ - hồn - làng. Mỗi khi người dân làng đi xa hay trở về thấy bóng con chó đá đầu làng lại như thấy hồn làng, những buồn vui nhân thế, những dâu bể trầm luân của làng. Để rồi xúc động. Và lặng im. Thấu hiểu... “Ta phải là ta cả phần xác lẫn phần hồn”, đừng đánh mất mình, phải giữ lấy hồn mình trọn vẹn trên con đường đời nhiều truân chuyên.
Chỉ trong lặng im ta mới thấu hiểu hết cái điều tưởng như đơn giản ấy nhưng lại vô cùng thâm thúy triết học. Và tôi cũng hiểu tại sao người Arập trong ba phần tư thế kỷ, chỉ đặt cho mình một câu hỏi chung nhất: “Ta là ai và kẻ khác là ai?”. Và để hướng đến một tương lai tươi sáng thì “Ta phải là ta hay ta trở thành kẻ khác?”. Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, khi ta hội nhập, khi ta giao lưu, điều đó lại càng hết sức có ý nghĩa với việc giữ gìn bản sắc của mình vẹn nguyên cái hồn thiêng sông núi, vẹn nguyên cái phẩm tính con người.
Lại nhớ những năm 1980 của thế kỷ trước, ở Hải Phòng có nhiều thủy thủ nước ngoài đi săn lùng mua chó đá Việt Nam để đặt lên tàu lấy may theo tín ngưỡng tâm linh, theo vật tô-tem của họ. Ở các xóm làng Việt Nam có nhiều chó đá, nhưng có lẽ nhiều nhất vẫn là ở vùng Kinh Bắc quê hương của Phùng Khắc Bắc thi sĩ. Ở Đông Anh trước năm 1945 nhiều nhà cũng chôn một con chó đá trước cửa, đến ngày tết gia chủ thắp cho chó một nén hương và cúng cho nó một khoanh giò. Bây giờ đô thị hóa nhanh như ngựa phi không biết có còn sót lại một con chó đá nào không? Có lẽ chỉ còn con chó đá ở đền Cẩu Nhi bên hồ Trúc Bạch mà các nhà học giả vẫn tranh luận sôi nổi suốt năm qua trên báo chí liên quan đến việc bảo tồn, phục hồi di tích.
Và những con chó ngửa mặt tru trăng
Những con chó đá được ban tặng sứ mệnh thật thiêng liêng. Canh giữ linh hồn làng, con chó đá canh giữ từ linh hồn cái cổng làng, cây đa, bến nước, mái đình, canh giữ linh hồn cánh đồng rau khúc, linh hồn mùa hoa cải ven sông đến linh hồn những người đàn bà gánh nước sông, những người đàn ông nói mê bên mái tóc đàn bà... Canh giữ ánh sáng, canh giữ cả bóng tối, canh giữ ánh trăng, canh giữ ngọn đèn dầu. Canh giữ nỗi yêu, nỗi khát, canh giữ cả nỗi buồn khi nỗi buồn đó trở thành báu vật của làng quê. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, người lưu giữ những mảnh hồn xưa cũ của làng Chùa quê ông đã rất ấn tượng với hình ảnh những con chó. Hình ảnh con chó trong thơ Nguyễn Quang Thiều gắn chặt với cái hồn làng, là hình ảnh những vệt ký ức, ký ức đẹp và buồn :
Tiếng chó kia rộ lên từ xóm nhà ta đến đầu làng
Cuối tiếng chó là bến sông quê và con đò cô độc
Cha đã mang tuổi hai mươi lên đò không ngoảnh lại
Mẹ con đứng vùi chân trong cát
Nước mắt buồn bay ướt một triền sông.
(Tiếng cười).
Nghe tiếng chó sủa những thanh âm của ký ức lại vọng về :
Làng quê ơi bao năm xa cách
Đêm nay ta trở lại làng
Trời sắp bão oi nồng cơn sốt
Bên ngọn đèn hạt đỗ
Tôi ngồi nghe
Tiếng chó khuya sủa chớp phía chân trời.
Bao năm rồi
Tôi lớn lên trong ngõ của tôi
Đã bao năm
Cứ đêm xuống
Bầy chó ngửa mặt lên trời
Sủa cay đắng, thảm sầu, man rợ
Bầy chó ơi, sủa vào đâu
Sủa vào trăng?
Sủa vào ngọn đèn dầu?
Hay sợ đêm mà sủa vào bóng tối
Hay sợ nhau mà sủa vào nhau.
...Trong ngõ nhỏ đêm nay
Tôi nghe chó sủa
Tôi thổi tắt đèn
Chó sủa vào tôi.
(Bầy chó của tôi).
Bầy chó sủa vào ký ức nhà thơ thuở cố hương, nơi ánh sáng của thiên lương được lưu giữ và truyền đời:
Tôi hát bài hát về cố hương tôi
Trong  ánh sáng đèn dầu
Ngọn đèn đó ông bà tôi để lại
Đẹp và buồn hơn tất cả những ngọn đèn khác
Thuở tôi vừa sinh ra mẹ đã đặt ngọn đèn trước mặt tôi
Để tôi nhìn mặt đèn mà biết buồn, biết yêu và biết khóc.
(Bài hát về cố hương).
Làng quê đã dạy cho ông về nỗi buồn niềm đau, về nước mắt nụ cười, về hạnh phúc đắng cay, về bất tận tình yêu, về u huyền vẻ đẹp... Và khi nỗi buồn trở thành báu vật của quê hương thì ông nguyện:
Tôi hát, tôi hát bài ca về cố hương tôi
Trong những chiếc tiểu sành đang xếp bên lò gốm
Một mai đây tôi sẽ nằm trong đó
Kiếp này tôi là người
Kiếp sau phải là vật
Tôi xin ở kiếp sau là một con chó nhỏ
Để canh giữ nỗi buồn - báu vật cố hương tôi.
(Bài hát về cố hương)
Một con chó u trầm trong đêm thanh vắng, ngửa mặt tru ngóng mãi một vầng trăng hay ngồi lặng im hướng về phía ánh sáng nơi có nhỏ nhoi một ngọn đèn dầu hay chỉ là ánh sáng lẻ loi hắt ra từ ngôi mộ tổ. Một con chó đá ngồi lặng lẽ dưới gốc đa bên cái miếu cô liêu dưới ánh trăng quạnh quẽ... ánh trăng, ngọn đèn dầu hay những ngôi mộ tổ tiên hắt sáng gọi ta về?


Lê Bảo Âu Long (Theo báo CNND)


11-Tuổi Tuất (Thơ Đường luật)
(Họa bài: Tuất – TG: Lốc Cốc)
- Năm sinh: 1910, 1922, 1934, 1946, 1958, 1970, 1982, 1994, 2006, 2018…

Xem ra tuổi Tuất số không mờ
Chuyển rủi thành may chẳng dại khờ
Vận tốt thông đường vời cánh gió
Mệnh xui nghẽn lối níu quân cờ
Nam nhi trực tính anh em trọng
Thục nữ thẳng ngay phụ tử nhờ
Chịu khó tu tâm nhân tích đức
Nhà lầu gác tía thỏa lòng mơ.

13.5.2012/Trần Kim Lan
 






Không có nhận xét nào: