" Đâu Cũng nh - Nh v quê hương - Ci ngun dân tc - M

y ai mà quên?" (TKL)

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

Cần lắm chữ "Tâm" và chữ "Tầm" (Trần Kim Lan)

 Cần lắm chữ "Tâm" và chữ "Tầm"


 


Người thân của tôi vừa mới rời cõi thế. Sự ra đi của người thân đã khiến tôi, mỗi lần nghĩ đến là trào nước mắt, và phải bận tâm suy nghĩ... mặc dù chuyện sinh tử, vui buồn trong cuộc đời của mỗi con người là chuyện thường xảy ra...

 Sau vài tuần bình tâm trở lại, tôi gọi điện cho cháu và hỏi về chi phí sau một tháng nằm viện của người thân và được biết, bảo hiểm y tế chỉ trả một phần rất ít và gia đình phải chi hơn 10 ngàn USD, việc chụp cắt lớp và lọc máu chiếm hầu hết số tiền viện phí một số tiền quá lớn, mà tôi không hề nghĩ đến. Tôi đã từng nghĩ bệnh viện đã cố gắng hết sức để cứu bệnh nhân... Nhưng, sau khi nói chuyện cùng người thân, tôi mới biết, người nhà của vợ người thân, vào viện khi đã ở lứa tuổi "Gần đất xa trời", đã gần 90 tuổi rồi, nhưng cũng được bệnh viện gợi ý "chụp cắt lớp và lọc máu" vì máu đục, may ra sẽ cứu sống được bệnh nhân. Nghe người nhà nói chuyện này, tôi liền nghĩ ngay đến trường hợp người thân của tôi, cũng với lời đề nnghị như vậy của bệnh viện... Rõ ràng là có vấn đề! Cả 2 trường hợp của người thân đều ở trong tình trạng sức khỏe suy yếu và khả năng sống, theo như bệnh viện nói, chỉ 10-15%, ở vào độ tuổi 76-90 tuổi, nghĩa là khả năng sống rất mong manh. Tất nhiên, với tinh thần "còn nước còn tát", bất cứ người thân nào cũng sẽ cố gắng hết khả năng để duy trì sự sống của người thân của mình. Có nhiều người đã bán hết mọi thứ, chạy vạy, vay mượn khắp nơi để mong duy trì sự sống cho người thân của mình, nếu không sẽ day dứt, ân hận suốt cuộc đời còn lại... Có lẽ, nắm bắt được tâm lý này mà một số bệnh viện, bác sĩ... Đã quên chữ "Tâm", quên chữ "Tầm", để gợi ý người nhà bệnh nhân "lọc máu", khi biết chắc chắn là họ đang đề nghị một việc làm vô vọng với người bệnh khó có khả năng cứu sống? Nhưng, tôi tin rằng, nếu bệnh viện, bác sĩ, thật sự có "Tâm" và có "Tầm" thì chắc chắn người nhà bệnh nhân sẽ không phải chi trả những khoản tiền khổng lồ, mà người thân cũng không thể cứu sống được! 

 Tôi nhớ, đã 4 lần bác sĩ ở Đức cũng đã chuyển đề nghị xét nghiệm để tôi mổ (cách đây 25 năm đề nghị mổ nội, mổ ngón tay, ngón chân và mới đây cũng có bác sĩ đề nghị mổ ngón tay... nhưng tôi đã không làm theo đề nghị của bác sĩ, chỉ xin thuốc uống và tiêm và tôi vẫn sống được cho đến bây giờ.


 Tôi viết những dòng này, chỉ mong người nhà bệnh nhân và chính bệnh nhân nên tự biết bệnh của mình, của người thân và tự quyết định phải nên làm gì, để tránh mọi tổn thất, phí tổn không đáng phải chịu! 

 Và trên hết là "Cần lắm chữ "Tâm" và chữ "Tầm" " của bác sĩ, của ngành y "Lương tâm như từ mẫu "!


Nước Đức thứ Tư ngày 24.11.2021/Trần Kim Lanh

Không có nhận xét nào: