" Đâu Cũng nh - Nh v quê hương - Ci ngun dân tc - M

y ai mà quên?" (TKL)

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Luật pháp và công dân


Luật pháp và công dân

Quán nước hôm nay thật đông người. Chủ quán là một phụ nữ trạc ngoài năm mươi tuổi. Bà rất có duyên nói chuyện, đặc biệt là những tin nóng hổi thời sự trong ngày, vì thế, quán của bà lúc nào cũng đông khách, đủ các hạng người, đặc biệt là nam giới.

- Này, các bác có nghe động tĩnh gì về vụ Tiên Lãng không thế? Không biết sau khi nghe kết luận của chính quyền Hải Phòng, phản ứng của dư luận thế nào?
- Đã có kết luận rồi! Khối ông tai to mặt lớn bị cách chức, hoặc bị điều sang việc khác! Một bác làm nghề xe ôm nói.
- Vậy hả bác? Thế mới gọi là luật pháp chứ! Tội thì phải bị trừng phạt, dù người đó là ai! Bác hàng xóm trả lời.
- Thế còn gia đình anh em nhà anh Vươn? Họ xử lý ra sao? Chủ quán hỏi
- Nghe nói, họ sẽ được thuê lại đất và đền bù gì đó. Bác xe ôm nói.
- Thế mới đúng chứ! Chính quyền Tiên Lãng sai, thì phải sửa sai! Dân oan khiếu kiện ầm ầm lên khắp nẻo cũng chỉ vì người thi hành luật pháp còn nhiều thiếu sót đấy! Nhất là luật về đất đai, đền bù, giải tỏa! Chủ quán nói.
- Thế nhưng, tôi thấy chưa thỏa đáng chút nào! Mấy ông quan chức xử phạt như thế nhẹ qúa. Cách chức chỗ này, lại điều chỗ khác và còn bất công lắm, đối với gia đình anh Vươn! Đang yên đang lành, bỗng dưng trắng tay, cửa nhà bị đập phá tan hoang. Đang là “người hùng” trong lao động trở thành kẻ tội phạm, vì dám chống đối nhà chức trách! Bà chủ quán cao giọng.
- Kể cũng tội thật! Nhưng, xét cho cùng, gia đình nhà anh Vươn cũng hành động thiếu suy nghĩ chín chắn, vì thế nên mới phải ngồi tù. Luật pháp là luật pháp, là công dân phải có nghĩa vụ thi hành. Nếu người lãnh đạo sai, thì người dân có quyền khiếu kiện, có quyền tranh đấu để giành sự công bằng. Thiếu gì cách để thực thi quyền công dân! Giá như gia đình nhà anh Vươn thuê luật sư, khiến kiện lên cấp trên, lên trung ương, thì chính quyền Tiên lãng đâu dám làm sai? Một bác ra dáng trí thức chen vào.
- Bác nói cũng phải! Là công dân phải nắm vững luật và chấp hành đúng luật! Bà chủ quán nói.
- Tôi nghe nói, ở nước ngoài, các nước tư bản ấy, người dân rất được tự do, nhưng là tự do trong khuôn khổ luật pháp, bất cứ chuyện gì, dù chỉ là tranh chấp hai bên công dân với nhau, họ cũng nhờ đến luật sư can thiệp và chờ đợi chính quyền, tòa án giải quyết. Vậy có đúng thế không bác? Bà chủ quán quay qua hỏi, một người im lặng từ bấy đến giờ.
- Đúng vậy bác ạ. Hành động như gia đình anh Vươn là tự chuốc họa vào thân. Bà con mình còn chưa nắm vững luật pháp và quyền công dân. Là công dân phải có nghĩa vụ chấp hành luật pháp. Có quyền khiếu kiện, tranh đấu, nhưng không nên hành động bộc phát, bạo động. Con giun xéo mãi cũng quằn, tôi đồng ý, nhưng không thể hành động nông nổi. Tranh đấu kiểu thế là không nên! Người khách trả lời bà chủ quán.
- Đành là vậy, nhưng tôi vẫn thấy thương cho gia đình nhà anh Vươn qúa! Luật pháp của ta còn lỏng lẻo qúa, nên nhiều chính quyền địa phương “qua mặt” trung ương, lộng hành, thái qúa khiến bao nhiêu chuyện oan ức đã và đang xảy ra ở khắp nơi, nhất là về chuyện tranh chấp đất đai, đền bù, giải tỏa… Bà chủ quán nói.

- Hy vọng chính quyền trung ương và các cấp sớm có quy định rõ ràng về luật pháp, nhất là vấn để nóng hổi về luật đất đai… để tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra, mà người thiệt hại nhiều nhất, chính là những người dân lương thiện, nghèo khổ. Bà chủ quán trầm ngâm kết thúc cuộc đàm luận.

13.4.2012/Trần Kim Lan


Không có nhận xét nào: