" Đâu Cũng nh - Nh v quê hương - Ci ngun dân tc - M

y ai mà quên?" (TKL)

Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Nghĩ về bài hát: “ Đôi mắt đò ngang“ của Nguyễn Trọng Tạo

Nghĩ về bài hát: “ Đôi mắt đò ngang“ của Nguyễn Trọng Tạo

Xem tại đây:
Bài hát: Đôi mắt đò ngang
_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGETôi đã nghe nhiều bài hát do Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo sáng tác, bài hát nào do Nhạc sĩ sáng tác cũng lắng đọng trong tôi những dư âm ngọt ngào, da diết khó quên, làm vơi đi trong tôi những mệt nhọc, buồn rầu đời thường.
Bài hát nào của Nhạc sĩ tôi cũng thích, đặc biệt là bài “Làng Quan họ quê tôi“, “Khúc hát sông quê“ và “ Đôi mắt đò ngang“. Nhưng tôi chọn bài “Đôi mắt đò ngang“ để bày tỏ tình cảm của mình, vì sao? Đơn giản vì bài hát này dễ hát, dễ thuộc, và tôi đang cố học hát bài này để thấm hơn nhịp điệu và tình ý mà Nhạc sĩ muốn gửi gắm qua bài ca này và cũng là bài mà lời và nhạc là do chính Nhạc sĩ “tự tung, tự tác“, theo cảm hứng của chính Nhạc sĩ.
Mở đầu, Nhạc sĩ dẫn ta đến một khung cảnh miền quê sông nước:

“Bồng bềnh, bồng bềnh“

Ta như đang nhìn thấy con đò ngang đang bập bềnh trên sông nước, đợi khách qua sông. Ta cũng hình dung dòng sông trong xanh buổi sáng sớm, người lái đò đang ngóng đợi khách. Nhịp hát nhẹ nhàng, giọng kề chuyện, dẫn đưa ta đến sự kiện… và cũng với nhịp điệu khoan thai, giọng kể chuyện, được lặp lại như trên:



“Gọi đò, gọi đò
Đò sang, đò sang“

Nhạc sĩ đã dẫn dắt người nghe một cách từ từ, chậm rãi, để rồi, người nghe bất chợt hồi hộp vì tình tiết xảy ra, vì âm điệu nhạc thay đổi nhanh hơn, mạnh mẽ hơn:

“Đò sang sông nước
Gặp đôi mắt biếc“

Ở đoạn này Nhạc sĩ bắt đầu dẫn đưa ta đến tình tiết hấp dẫn của sự việc “ Gặp đôi mắt biếc“ ở đây được luyến giọng, âm thanh vút cao khiến tim ta cũng bắt đầu rung cảm. Và câu tiếp theo:

“Mà say mà say tình
Mà yêu mà yêu người”

Đã được Nhạc sĩ phổ nhạc với âm điệu chậm, luyến láy từ “mà, say, yêu” và đó chính là điểm đỉnh của tình cảm. Chữ “say… tình” và “yêu… người” ở đây được luyến và kéo dài ra, thể hiện cung bậc tình cảm của người kể chuyện, mà ta hiểu đó là một chàng trai, tới bến đò và bắt gặp ánh mắt của một người con gái. Đó lá ánh mắt “biếc”, là ánh mắt ngây thơ, trong sáng của một cô gái đến tuổi dậy thì, đến tuổi yêu. Ánh mắt đã hút hồn chàng trai, đến mức độ mà chàng trai đã “say” cô gái đó, ngay từ ánh nhìn đầu tiên, từ say, đến yêu, yêu ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Đôi mắt chính là cửa sổ của tâm hồn, là cầu nối tình yêu đôi lứa và tình cảm của nhân loài. Tất nhiên, phải có sự giao nhau của hai cặp mắt, thì mới khiến chàng trai mê mẩn đến thế. Nếu cô gái không nhìn chàng trai với ánh mắt chứa chan tình cảm, thì chắc chắn chàng trai cũng không bị “tiếng sét ái tình” đánh trúng tim!
Thế rồi, chàng trai chưa kịp định thần, sau cú “sét đánh”, ánh mắt đó đã mất hút theo dòng người, chàng trai ngơ ngẩn, lang thang đi tìm đôi mắt đó:

“Vào sông Lam
Hỏi thăm đôi mắt ấy
Hỏi người, người về đâu
Về đâu hỡi người”

Âm điệu nhạc lúc này da diết, là tâm trạng lo lắng, hồi hộp của chàng trai, không biết làm sao đây để gặp lại cô gái, gặp lại đôi mắt biếc ấy? Nhạc sĩ đã thể hiện rất thành công tình cảm yêu thương nồng cháy của chàng trai. Và chàng trai tiếp tục trăn trở, lo lắng, làm sao đây để tìm được cô gái:

“Về đâu trên bến dưới thuyền
Sa Nam chưa vãn chợ
Biết tìm là tìm người đâu?”

Với nhịp điệu dồn dập, tha thiết Nhạc sĩ đã cho ta hiểu tâm trạng rối bời của chàng trai, vì sợ sẽ không gặp lại được đôi mắt ấy trong dòng người ngược xuôi trên sông nước. Và rồi, cũng thật là bất ngờ, chàng trai đã nhìn thấy đôi mắt ấy trên con đò ngang đầy ắp người:

“Chợ Đông, chợ Đông ai chở đò đầy”

Và một lần nữa, Nhạc sĩ lại tạo ra một tình huống thật bất ngờ, lý thú:

“Chìm trong đôi mắt ấy

Nhịp điệu ở đây dồn dập, gây hứng thú vô cùng và ngôn ngữ thể hiện tình cảm rất tuyệt! Nghe tới đây, tôi liên tưởng đến hình ảnh Thúy Kiều:

Đò đầy, đò đầy, anh cứ sang!”

“Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” (Truyện Kiều - Nguyễn Du).

Thúy Kiều vì yêu Kim Trọng, cũng đã vượt qua lễ giáo phong kiến mà tự tìm đến với người mình yêu. Huống chi nay là thế kỷ hai mươi, chàng trai đã để lỡ cơ hội làm quen ngay từ ánh nhìn đầu tiên, phải nhọc công đi tìm kiếm ánh mắt ấy, nay gặp lại, dù đò có đầy, cũng cứ trèo lên. Ta hình dung đò đầy chật những người và chàng trai cố trèo lên đò và tới ngay bên cô gái để làm quen, hai cặp mắt nhìn nhau đắm đuối và phản ứng của người lái đò và những người đi đò ra sao? Chắc là đò nặng qúa tải, họ định yêu cầu chàng trai xuống, nhưng khi bắt gặp ánh mắt của hai người, chắc chắn một ai đó, sẽ tự động rời khỏi đò để nhường chỗ cho chàng trai kia, nếu tôi ở hoàn cảnh đó, tôi cũng sẽ nhường chỗ cho chàng trai, đi chuyến sau! Nhạc sĩ đã dẫn dắt chúng ta tới một tình huống bất khả kháng của chàng trai: Nhất định phải làm quen với cô gái! Và thế là tình yêu bắt đầu!

“Bồng bềnh, bồng bềnh
Đò ngang, đò ngang
Bạn tình, bạn tình
Cùng sang, cùng sang“

Nhạc sĩ tiếp tục kể chuyện với giọng điệu như mở đầu câu chuyện, nhưng lúc này, trên con đò ấy, hai cặp mắt đã làm quen với nhau và họ hiểu, tình yêu đã bắt đầu, như Nhạc sĩ đã diễn tả. Tình yêu đến và hai nhịp tim cùng đập, cùng say, tình yêu trào dâng như sóng nước, như mùa xuân đất nước:

“Cùng sang Bến 
Ước
Mùa xuân đất nước
Niềm vui, niềm say rót đầy
Niềm yêu, niềm tin tháng ngày
Bên sông Lam trời xanh nh
ư đắm đuối
Mắt người... người tình ơi!”

Không chỉ chàng trai đắm đuối, chìm trong đôi mắt thiếu nữ mà cả “trời xanh” cũng đắm đuối trước hai cặp mắt đang yêu nhau!

Một bài hát, một câu chuyện tình bắt nguồn từ đôi mắt biếc, từ đôi cặp mắt giao nhau trên dòng sông Lam, nơi Nhạc sĩ đã sinh trưởng, đã chìm đắm khỏa mình trong dòng nước trong xanh quê hương, đã chìm đắm trong ánh mắt chứa chan yêu thương, trinh trắng thuở ấy, đã là hành trang cho những bài ca bất hủ mà Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã dâng cho đời. “Đôi mắt đò ngang” cũng chính là ánh mắt mà ta gặp bất cứ ở đâu, ở bất cứ dòng sông nào trên quê hương, trên những nẻo đường… của bất cứ ai, của bất cứ cuộc tình nào… Và bài ca với âm điệu tha thiết yêu thương, với tình yêu tuyệt đẹp, bất diệt, sẽ tồn tại mãi với thời gian! Cảm ơn “Đôi mắt đò ngang” - cảm ơn Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo!

26.5.2012/Trần Kim Lan
  

Không có nhận xét nào: