" Đâu Cũng nh - Nh v quê hương - Ci ngun dân tc - M

y ai mà quên?" (TKL)

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Tâm sự của hoa sen


Tâm sự của hoa sen

 
 Tên em là hoa sen. Em sinh ra từ ao đầm. Việt Nam quê em có nhiều ao đầm lắm. Nông thôn thì vô kể, thành thị cũng rất nhiều. Ở đâu có ao đầm là có hoa sen. Trong đầm không chỉ có hoa sen mà còn nhiều loài hoa khác như: hoa súng, hoa bèo, hoa rau muống… màu sắc cũng rất đẹp, trông rất dễ thương, nhưng chỉ có sen là được ca ngợi và đi vào thơ ca, đi vào kho tàng văn học dân gian, được truyền mịêng trong dân chúng, từ đời này qua đời khác. Này nhé, đây là câu ca dao đã đi vào trong lời ru của mẹ, cho tất cả các em bé trên khắp đất nước Việt Nam:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Câu ca ấy đã ru các em bé ngủ say sưa, không khóc vòi mẹ nữa. Câu ca đã đi vào trong tiềm thức của những người dân bình thường nhất, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ khôn lớn, nên người, đi vào tâm hồn thơ của nhiều thi sĩ, góp phần giúp thi sĩ viết nên những áng thơ tuyệt tác để lại cho đời. 


Đất nước Việt Nam có nhiều loài hoa lắm cơ: này nhé hoa hồng, này nhé hoa lan, hoa huệ, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa lay-dơn, hoa phượng, hoa nhài… mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp cao qúy, thơm ngào ngạt, đủ các màu sắc rực rỡ, và được trồng ở những nơi cao ráo, sạch sẽ… chỉ riêng hoa sen là ở trong đầm thôi, vậy mà sen được ca ngợi, được yêu qúy:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen”
Đó là một hình ảnh so sánh, gợi hình ảnh, mà nhà thơ “nhân dân” đã ưu ái dành cho hoa sen chúng em. Chúng em tự hào lắm, vì chẳng có gì đẹp hơn sen cả, trong cái đầm ấy.
“Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”
Qủa thật, sen rực rỡ, tinh khiết, vượt lên trên tất cả,vượt lên khỏi đất, khỏi bùn tỏa hương thơm ngào ngạt, át hết cả mùi hôi tanh của bùn đất:
“Nhị càng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn!”


“Nhị vàng bông trắng lá xanh”, đã được nhà thơ “nhân dân” nhắc lại lần nữa, đảo từ, với ý nhấn mạnh vẻ đẹp của hoa sen, mà ai cũng yêu qúy. Tại sao nhà thơ “nhân dân” lại viết là:

“Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Mà không viết là:

“Từ bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn?”


Tại sao là “gần” mà không là “từ”? Vì cái từ “gần” hay “từ”, mà có nhà thơ (em xin miễn nói tên, vì nhà thơ đã qúa cố),  đã khẳng định rằng bài thơ này không phải từ nhân dân, nghĩa là không phải do nhân dân yêu mến loài hoa chúng em mà viết nên bài ca dao về chúng em, mà có ai đó, đã sáng tác bài thơ này vì mục đích chính trị… Thật oan cho hoa sen chúng em qúa, oan cho bài thơ qúa, phải không? Vì hoa sen chúng em đâu có “từ bùn” mà ra? Sen sinh trong đầm, sen chắt lọc chất hữu cơ từ lòng đất, từ nước, mà sen mọc thành cây. Sen lớn lên và ra hoa đẹp rực rỡ, thơm hương ngào ngạt, bởi vì sen chắt lọc hương của gió, hương của đất trời, của nắng, của mưa… mà tạo thành sen. Sen đâu có “từ bùn”. Bùn chỉ bám quanh sen, bên sen thôi, trong bùn cũng có chất hữu cơ, mà khi bùn bám vào thân sen, sen chắt lọc chất hữu cơ ấy, nuôi lớn mình và tạo nên hương sắc trời cho mà không bất cứ loài hoa nào sánh nổi! Nhà thơ “nhân dân” đã sử dụng từ rất chính xác, khi dùng từ “gần”. Và sen không chỉ để ngắm, để cắm trong bình, mà sen còn qúy giá và công dụng lắm! Lá sen dùng để gói xôi, gói cốm Vòng,  xôi, cốm cũng thơm lây nhờ sen đó. Lại nữa, hạt sen, ngó sen… đều ăn được, và là thức ăn thông dụng của người Việt đấy và cũng nhờ thế, chúng em còn được chu du khắp thiên hạ và được thiên hạ yêu qúy nhờ những sản phẩm từ sen như mứt sen, chè sen, hoa sen… đấy! Hạt sen để nấu chè, hầm thịt, làm mứt… ngó sen cũng vậy. Tim sen cũng để uống chè, dễ ngủ… Hương sen để ướp chè… nói tóm lại, chẳng có thứ gì ở sen là bỏ đi cả! Vì thế mà người Việt chọn hoa sen chúng em là “quốc hoa” đấy! Hoa sen chúng em được chọn là biểu tượng của sự tinh khiết đó! Khi chọn hoa sen chúng em làm “quốc hoa”, cũng để nhắc nhở cháu con người Việt, dù trong bất cứ hoàn cảnh khốn khó nào, cũng phải luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức, giữ gìn tâm trong sáng, cũng phải như sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” vậy!


 Em ngỏ lời tâm sự, để mong sao bài ca dao của “nhân dân”  sẽ tồn tại mãi với thời gian, sẽ mãi mãi đi vào giấc ngủ của trẻ thơ qua lời ru ngọt ngào của mẹ, để mai sau khôn lớn nên người hữu ích cho quê hương, đất nước.

29.5.2012/Trần Kim Lan








Không có nhận xét nào: