" Đâu Cũng nh - Nh v quê hương - Ci ngun dân tc - M

y ai mà quên?" (TKL)

Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Tiếng Việt trong văn học và giao tiếp

Tiếng Việt trong văn học và giao tiếp

 Quán cóc của bà Sáu hôm nay trò chuyện thật sôi nổi. Lúc đó là sau giờ tan tầm. Hà Nội dòng người vẫn đông nghìn nghịt, xe người chen chúc nhau. Mấy vị công chức, nhà văn, nhà báo, xe ôm, xích lô… dạt vào quán nước xả hơi sau một ngày làm việc mệt nhọc, và cũng để tránh dòng người đông như kiến đang nhúc nhích từng bước, từng bước trên đường phố.



- Này! Theo anh thì tiếng Việt trong văn học và giao tiếp phải như thế nào? Người có dáng vẻ gầy gầy, đeo cặp kính trắng, đột ngột hỏi người ngồi bên cạnh.
- Tiếng Việt trong văn học và giao tiếp phải như thế nào ư? Cậu hỏi rõ vớ vẩn! Nói như thế nào thì viết thế ấy, chứ còn gì nữa! Rõ chuyện! Người có dáng vẻ thương gia nói.
- Nói thế nào, viết thế ấy, thì gọi là văn học sao được? Thế theo cậu, thì đem hết cả các từ chửi bậy, chửi tục… ngoài đời như thế nào mà bê hết vào văn học sao? Người đeo cặp kính trắng trả lời.
- Chứ sao! Có thế mới là người thực, việc thực, người đọc mới khoái chí và mới thích tìm đọc sách của mình chứ! Cậu rõ là rắc rối. Việc đơn giản như thế mà cũng hỏi! Người dáng thương gia nói.
- Tôi thì không nghĩ như vậy. Văn học là người, mà người có văn hóa, không ai lại bê nguyên xi cả những lời nói bậy, chửi bậy vào văn học cả. Anh có thể diễn tả lại nhân vật nọ, nhân vật kia với những lời nói bậy, nói tục của họ, nhưng không nên nhắc lại lời của họ, hoặc chỉ nên viết chữ cái đầu, chứ nếu anh ghi lại toàn bộ câu nói bậy, chửi bậy của họ, thì anh cũng chẳng khác gì người đó cả! Dù là anh chỉ định viết lại những lời chửi của họ với ý định giáo dục. Ông thấy không đấy, ngày nay, nhiều nhà văn, nhà thơ bê hết cả những lời chửi bậy hàng ngày, những “của qúy” của phụ nữ, đàn ông. tất tần tật bê vào tiểu thuyết, văn thơ của họ! Thật là xấu hổ khi phải đọc những chữ đó! Vừa rồi, có một nhà viết truyện nổi tiếng viết kịch bản, ông ta bê hết cả những lời chửi bậy và “của qúy” vào bài thơ trong tác phẩm của ông ta và thế là “trận chiến” văn học đã xảy ra! Ông cũng thấy đấy. Người thì cho đó là chuyện bình thường, vì chửi bậy thì đã sao? Viết cả “của qúy” của phụ nữ, đàn ông thì đã sao? Có nhà bình luận lại cho rằng, thế mới hay, xã hội phải cảm ơn nhà viết truyện ấy nữa, vì ông ta đã thật với chính mình, thật với nhân vật của mình! Có người còn cho là đi khắp thế giới và ngay cả trên đất nước ta, đâu đâu mà chẳng thấy “cái ấy” của phụ nữ, đàn ông phô trương trên những bức họa thời xưa và thời nay! Vậy sao văn học phải né tránh, phải viết tắt? Và như ông thấy đấy, cuộc tranh cãi đã xảy ra trên văn đàn về cách sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong giao tiếp và trong văn học, trong văn hóa mạng ra sao… Có cả những người có trách nhiệm yêu cầu áp dụng “phạt tiền” nói bậy nữa, ông thấy sao? Tôi thì tôi ủng hộ ý kiến này! Tại sao ư? Bởi vì viết bậy, nói bậy thì cũng chẳng khác gì người đó tự “cởi truồng” hay đang làm “chuyện ấy“ trước người khác vậy. Xã hội văn minh có chấp nhận người "cởi chuồng" hoặc làm “chuyện ấy“ trên đường phố, trong nơi làm việc, trường học, trước mặt mọi người trong gia đình… không? Không! Vậy nói tục, chửi bậy, phơi “của qúy” ra trang giấy, ra mạng ảo, ra trước mặt người khác tức là người đó đang “cởi chuồng“ hay đang làm “chuyện ấy“ ra trước mặt độc giả và người đối diện vậy! Tôi chắc chắn trăm phần trăm là khi đọc đến những dòng chữ viết bậy, chửi bậy, người có văn hóa dù là nam hay nữ đều đỏ mặt và xấu hổ! Ông cũng thấy đấy, có người đứng đầu một cơ quan, chỉ trích nhà viết truyện kia viết bậy, chửi bậy thế mà bài thơ của ông ta chửi nhà viết truyện kia cũng lặp y nguyên lời viết bậy, thế thì còn phê bình ai được nữa chứ! Loạn thật là loạn! Mấy cô ca sĩ, người mẫu mặc áo váy hơi hở hang liền bị khán giả chỉ trích và đã có luật phạt tiền họ rồi, nhất định nước ta phải có luật cấm viết bậy, nói bậy và phạt tiền những ai vi phạm thì tiếng Việt mới trở lại trong sáng được. Lập luận cho rằng “của qúy” của đàn ông và phụ nữ là thiêng liêng, là cao cả, nếu thiếu “của qúy” thì làm sao có thế giới loài người, cho nên viết hay nói kèm “của qúy” thì có sao là lập luận “cùn”, là thiếu suy nghĩ. Đừng nên biến tiếng Việt thành tiếng mà khi đọc hay nghe đến là thấy xấu hổ! Người đeo kích trắng nói một mạch trong sự chú ý lắng nghe của tất cả mọi người đang ngồi ở quán cóc.

- Hoan hô bác kính trắng! Hoan hô bài diễn thuyết của bác! Nhà em cũng hay nói bậy lắm, nghe bác nói mà em tự thấy xấu hổ với mình! Nhất định từ nay, em phải “uốn lưỡi bảy lần” trước khi nói, để không nói bậy, chửi bậy nữa mới được! Anh xe ôm vui vẻ nói.

Mọi người vỗ tay tán thưởng. Dòng xe chen chúc trên đường phố đã vơi dần, 
nóng nực cũng dịu dần. Những cánh phượng chớm hé nụ hồng rung rinh trước gió như cũng gật gù tâm đắc… họ tạm biệt bà chủ quán và hẹn mai lại gặp nhau.

16.5.2012/Trần Kim Lan

Không có nhận xét nào: