" Đâu Cũng nh - Nh v quê hương - Ci ngun dân tc - M

y ai mà quên?" (TKL)

Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Đấu tố... thơ

Đấu tố... thơ

_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE


Xem tại đây:
Nhà thơ gặp rắc rối vì... thơ
Nh
ãn tiền (Thơ họa-TKL)
Thơ "nhập đồng"

Chuyện lạ Đồng Nai... đấu tố... thơ
Đàm Chu (1)... bị hạch hỏi bơ phờ
“Nhân văn giai phẩm” (2)... còng xưa tới
Lời những cây dầu (3)... xích mới chờ

Kẻ sĩ tù giam oan chửa hết
Thi đàn ngục thất khổ chưa mờ
Vết h
ằn lịch sử sao không ngẫm
Cạn nghĩ cạn tình... để tiếng nhơ.

26.8.2012/Trần Kim Lan

Ghi chú (1): Đàm Chu Văn 
(2): Thời “Nhân văn-giai phẩm”
(3): Tên bài thơ: Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân (Đàm Chu Văn)

Nhãn tiền


 Nhãn tiền
(Họa bài: Nhà thơ lên đồng – TG: Hồ Văn Thiện)


“Thi vân Yên Tử“ xuất thần thiền
Lòe bịp ơn trên thảo bút tiên
Bát cú mượn vay sai thể luật
Tám câu chắp nhặt hỏng Đường niêm
Ngỡ nhờ hội thảo vinh  muôn thuở
Nào biết lăng xê nhục nhãn tiền
Ngẫm sự Trần Nhân Tông ngán ngẩm
“Dối lừa sao đoạt giải Nô-Ben?“

24.8.2012/Trần Kim Lan

Nhà thơ lên đồng

Tiến sĩ đạo thơ tả cảnh thiền
Khoe rằng nhập mộng của thần tiên
Văn phong chữ nghĩa xáo xào mượn
Đường luật trắc bằng lộn xị niêm
Hàng dỡm bốc thơm thành kiệt tác
Truyền thông lăng xẹt hóa kim tiền
Yếu nhân lú lẫn hùa theo đóm
Hội thảo om xòm giật giải Ben

21-8-2012/Hồ Văn Thiện

Nhà thơ gặp rắc rối vì… thơ


Nhà thơ gặp rắc rối vì… thơ

TT – Một cuộc họp khá bất thường với nội dung đối thoại giữa tác giả bài thơ và những người có quan tâm tới bài thơ Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân đã diễn ra chiều 13-8 tại Trung tâm thông tin công tác tuyên giáo (Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai, TP Biên Hòa).

Tác giả bài thơ là Ðàm Chu Văn – chuyên viên cao cấp Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai kiêm phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Ðồng Nai, tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Ðồng Nai, còn những người quan tâm tới bài thơ là ông Huỳnh Văn Tới (trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai, chủ trì cuộc đối thoại) cùng các lãnh đạo Hội VHNT Ðồng Nai, NXB Ðồng Nai, nhà văn Trần Thu Hằng (tham dự với tư cách phóng viên báo Lao Ðộng Ðồng Nai)…
Bài thơ Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân của nhà thơ Ðàm Chu Văn đã từng đăng trên báo Văn Nghệ cách đây một năm (số 16, ngày 16-4-2011). Nhưng mới đây (ngày 2-7-2012) nhà văn trẻ Trần Thu Hằng đã gửi đến Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai một lá thư gọi là góp ý kiến (về việc phê bình tư tưởng và việc làm của đảng viên), trong đó có đoạn: Cảm nhận ban đầu của tôi là bài thơ dùng nhiều từ ngữ hoa mỹ để nói thay một cái cây cổ thụ, song bên cạnh đó lại thể hiện quan điểm chính trị một cách định kiến, ám chỉ khá tùy tiện… Bên cạnh thư góp ý kiến, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai còn nhận được một thư kiến nghị nặc danh xung quanh bài thơ này.
Trước sự việc như vậy, ngày 10-7-2012 Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai đã có văn bản đề nghị chủ tịch Hội VHNT Ðồng Nai giao cho bộ phận lý luận phê bình thẩm định về chuyên môn. Nhưng Hội VHNT Ðồng Nai đã không thực hiện được với lý do: Hội VHNT Ðồng Nai không thành lập được bộ phận lý luận phê bình.
Trong khi đó, theo báo cáo của Hội VHNT Ðồng Nai, nhân lớp tập huấn công tác lý luận phê bình văn học nghệ thuật (diễn ra từ ngày 10 đến 13-7-2012 tại TP Biên Hòa), ông Nguyễn Khánh Hòa – chủ tịch Hội VHNT Ðồng Nai – đã tranh thủ lấy ý kiến của ông Nguyễn Hồng Vinh (chủ tịch hội đồng lý luận phê bình Hội Nhà văn VN- báo TT viết sai, ông Hồng Vinh là Chủ tịch Hội đồng LLPB VHNT Trung ương). Ông Nguyễn Hồng Vinh sau khi đọc bài thơ và tham khảo đồng nghiệp đã nêu ý kiến: Ý chính của bài thơ lấy hình tượng những cây dầu cổ thụ để ví với nhân dân bao đời, đây là một bài thơ có tứ tốt, nhưng đôi chỗ còn hạn chế như cách đặt tên bài, cách diễn đạt chùm câu cuối, và vài chỗ trong bài dễ khiến người đọc hiểu theo hướng không có lợi…
Gần đây nhất, ngày 8-8, nhà thơ Hữu Thỉnh – chủ tịch Hội Nhà văn VN – trong công văn gửi Ban Tuyên giáo trung ương thì khẳng định: Ban thường vụ Hội Nhà văn VN khẳng định bài thơ có tư tưởng lành mạnh, tình cảm trong sáng có ý nghĩa khao khát vươn lên tới sự trường tồn của thiên nhiên, của dân tộc…
Thế nhưng, để rộng đường trao đổi chuyên môn, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai vẫn tổ chức cuộc đối thoại xung quanh bài thơ trên trong hơn bốn giờ (từ 13g30 đến hơn 17g30). Quan tâm đến số phận một bài thơ, phóng viên xin được tham dự cuộc đối thoại này nhưng ông Huỳnh Văn Tới nêu lý do cuộc họp mang tính chất nội bộ. Trả lời phỏng vấn sau cuộc họp, khi được hỏi việc tổ chức họp, đối thoại xung quanh một bài thơ hay một tác phẩm văn học có phải là sinh hoạt thường xuyên của Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai hay không, ông Tới trả lời rằng sở dĩ có cuộc họp này vì Hội VHNT Ðồng Nai đã không làm tròn trách nhiệm. Hơn nữa, đồng chí Ðàm Chu Văn là chuyên viên cao cấp của Ban tuyên giáo, nên khi có đơn phản ảnh về một số câu chữ trong bài thơ của đồng chí có vấn đề thì chúng tôi phải xem xét. Chúng tôi chọn hình thức đối thoại để mọi người nêu ý kiến. Hiện chúng tôi không kết luận, cũng không đưa ra hình thức kỷ luật hay phê bình nào cả. Nhưng phải nghiêm túc rút kinh nghiệm của ba phía: tác giả, Hội VHNT và cả cá nhân tôi nữa – ông Tới nhấn mạnh.
Kết thúc cuộc họp, nhà thơ Ðàm Chu Văn bước ra với gương mặt bơ phờ, rồi thoắt cái biến mất. Khi liên lạc với ông thì biết ông đã về nhà. Qua điện thoại, nhà thơ tâm sự: Thật là đáng sợ khi một người làm thơ phải ngồi giải thích mình làm bài thơ này là ý nói cái gì, câu thơ này mang ý nghĩa gì. Nhà thơ có quyền từ chối điều đó, nhưng tôi đã chịu đựng trong cuộc gọi là đối thoại này vì tôi nghĩ mình trong sáng, chân thành. Nghe chuyện này chắc bạn nào mới làm thơ phải khiếp vía. Nhưng tôi, một người làm thơ lâu năm, tuổi đời từng trải, tôi nghĩ mình sẽ tiếp tục làm thơ thôi.
 TRẦN NHÃ THỤY

Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân

Tuổi ta nhiều hơn tuổi các ủy ban
bao nhiêu lượt mùa xuân về không nhớ nữa
những tòa nhà cao tầng có thể cao hơn ta nhưng vẫn cần sự che chở của ta
ta ủ rừng đại ngàn trong từng thớ cây mạch rễ
ủ thời gian trong xạc xào tiếng lá
ủ niềm vui, nỗi buồn những sớm nắng chiều mưa…
Sông Đồng Nai dâng tuần tự nhịp mùa
trong tầng tầng nước kia có hàng triệu giấc mơ thao thức
ta nghiêng vào sóng nước
nước tràn lên ta vô tận thời gian
nghiêng vào mênh mang
mênh mang nói với ta bằng lời của nắng
thuở nai, mễn đàn đàn ran suối vắng
“tác…tác…” gọi bạn tình náo nức nhịp rừng sôi
lặng như cây cũng muốn góp lời
có một cánh bướm trắng đang đậu trên ngực ta vụng dại và tin cậy
Một sớm mai thức dậy
hơi phố thị ngạt ứ lồng ngực
bằng bản lĩnh của loài tứ thiết
những cánh tay xanh cố trỗi vượt lên cao…
Ta phải nghe những mặn nhạt cuộc đời bên ký ức xưa bầu bạn
nơi quản lý và sản sinh những buồn vui, số phận…
những thánh nhân bên cạnh những tầm thường
chợt khát thèm một sớm mù sương
không nhìn rõ mặt người
mơ màng
hi vọng.
ĐÀM CHU VĂN

(Nguồn: báo Văn Nghệ ngày 16-4-2011)

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

Khúc tình Huế (NS: Lê An Tuyên-Thơ: Nguyễn Văn Cao-CS: Anh Thơ)

Thơ “nhập đồng”?


Thơ “nhập đồng”?

Dàn “tụng ca”

Hơn 10 năm trước, ở vùng cực nam của đất nước bỗng nổi lên tên tuổi của nhà thơ Hùng Anh. Hồi ấy, cùng với việc được đọc một số bài vở người ta sản xuất để tán dương nhà thơ này, tôi còn được xem trên vô tuyến truyền hình cảnh nhà thơ ngồi thuyền lướt sóng và… hát cải lương! Vậy mà đúng vào lúc nhà thơ đang “lên hương” trên thi đàn thì ông “xộ khám”, và từ đó tên tuổi của ông cũng mất hút luôn. Chỉ thương cho 1 tuyển tập thơ phải xé mất mấy trang đầu, vì xếp theo vần tên tác giả thì tác phẩm ông chỉ in sau “lời giới thiệu”!

Cũng khoảng thời gian này, thi đàn còn rộ lên lời tán dương thơ của Nguyên Linh- 1 vị Thứ trưởng. Có người viết báo kể rằng đã gặp ở sân bay Nội Bài 1 người Việt ở nước ngoài mua cả trăm tập thơ của vị Thứ trưởng, về cho con cháu đọc để đừng quên quê hương. Rồi có người đưa tôi hơn 10 tập thơ của ông kèm theo lời mời đến rừng Cúc Phương đốt lửa trại để bình thơ. Và tôi từ chối, vì không có ý định tham gia vào một dàn tụng ca. Sau đó trong 1 bài viết, tôi đặt câu hỏi: “Không biết đến khi ông Nguyên Linh về hưu thì người ta có ca ngợi thơ ông nữa không?”. Câu trả lời đã có ngay sau khi vụ án Lã Thị Kim Oanh kết thúc. Ông Thứ trưởng rời nhiệm sở, cũng từ đó, chẳng còn mấy ai nhắc tới thơ ông! Viết đến đây, tôi lại nhớ ngày nhà thơ Vũ Duy Thông còn làm Vụ trưởng Vụ Báo chí. Ngoài việc in thơ quanh năm, mỗi độ tết đến xuân về là thơ ông lại tràn ngập trên báo tết.
Ngày đó trong 1 bài viết, tôi nhận xét cứ sau mỗi dịp tết là ông Vũ Duy Thông có thể in 1 tập thơ dày, và tôi đặt câu hỏi: Rồi đây, khi ông không còn đương chức, thì có báo nào in thơ Tết cho ông nữa không? Câu trả lời chẳng phải tìm đâu xa, mấy năm nay, lật các trang báo tết, tôi thấy vắng bóng thơ của Vũ Duy Thông!
Liệt kê mấy sự kiện như vậy vì qua đó tôi muốn nói rằng lâu nay, hễ thấy có sự ồn ào tán dương thơ của một tác giảnào đó là tôi lại nhắc mình cần tỉnh táo để không bị cuốn vào sự ồn ào của mấy điều trong thơ, ngoài thơ. Với Hoàng Quang Thuận cũng vậy, cùng với thơ của ông, tôi còn quan tâm tới vài điều “thần bí” mà tác giả cùng một vài người đã xây dựng xung quanh sự ra đời của những bài thơ. Chuyện bắt đầu từ năm 2009, khi nhà thơ Dương Kỳ Anh đăng bàiNgười có thơ gửi dự giải Nobel văn học trên báo Tiền Phong. Đọc bài này tôi nghĩ, tác giả gửi tác phẩm dự giải là chuyện bình thường, ai hứng chí và tự tin về thơ của mình đều có thể gửi, vậy có gì đáng phải quảng bá. Chẳng nhẽ một người làm thơ trở nên nổi tiếng chỉ vì đã gửi tác phẩm dự giải Nobel?

Về những điều “trong thơ”
Dù chưa có may mắn được đọc toàn bộ các bài thơ do Hoàng Quang Thuận sáng tác, chỉ căn cứ vào những bài đã đọc và qua những nhan đề tỷ như: Tháp Báo thiên, Thành cổ, Cung điện triều Đinh, Cố đô Hoa Lư, Trăng Yên Tử, Đền Phủ Khống, Chùa bà Ngô, Danh sơn Yên Tử,… tôi vẫn xin nói ngay rằng, đó là mấy bài “thi ký” rất yếu về ý tưởng lẫn cách thức tổ chức bài thơ, cách thức sử dụng ngôn từ… Nếu thực sự “tiền nhân mượn bút” của Hoàng Quang Thuận để “viết thơ” thì xem ra thơ của “tiền nhân” đã sa sút đến mức thê thảm!Dù tác giả làm nhiều bài thơ tứ tuyệt, hoặc ghép 2 bài tứ tuyệt thành 1 bài thất ngôn bát cú cho có dáng dấp Đường luật, thì ngay cái việc cố gắng ép vần cũng đã đưa lại ý tứ khôi hài. Ví như: “Hoa Lư kinh thành của Đế vương/ Mây bay phủ núi lụy biên cương/ Hoàng Long dậy sóng ngàn năm ngủ/ Long Mã truy phong thượng đạo đường”. Tôi nói là khôi hài vì không hiểu tại sao hình ảnh “biên cương” lại xuất hiện ở Hoa Lư, chẳng lẽ nước ta thời Đinh Tiên Hoàng lại… bé xíu như thế? Tương tự, đọc khổ thơ: “Dựng xây cung điện đế triều nghi/ Định đế xưng vương lập thành trì/ Đại Hoàng cổ Việt Trương Yên phủ/ Hào sâu núi hiểm bất khả tri” tôi thấy buồn cười, vì tôi không biết “đế triều nghi” là cái món gì, càng không hiểu tại sao lại “bất khả tri” (không thể biết)?Tôi nghĩ, chính thao tác ép vần đã đưa tới sự khôi hài này, vì thế tôi xin được ngả mũ trước điều 1 tác giả viết: “Với một nghệ thuật Đường thi trác việt như vậy, nó đã đủ đưa Hoa Lư thi tập vào với cõi lòng độc giả”. Với các bài thơ chưa đúng niêm luật, lại sáng tác từ cuối thế kỷ XX đến nay mà được gọi là “nghệ thuật Đường thi trác việt” thì đúng là hết thuốc chữa!
Nhân đây, cũng xin đề nghị ai đó thử tìm ra cái hay, cái nên thơ trong 1 khổ thơ của Hoàng Quang Thuận: “Bậc đá làm thang giỏi thợ trời / Đá hình cá sấu nằm chơi vơi / Cá voi, ếch ộp, thờn bơn dẹt / Biển cả – đại dương giữa lưng trời”! Tuy nhiên, điều tôi muốn nói là kết luận của một số tác giả phát hiện từ thơ của Hoàng Quang Thuận. Đó là “chất thiền”, là “không gian thơ thiền”, “sự kết nối thơ thiền xưa và nay”, “hơi thở của thiền học đã thấm nhuần vào cảm hứng trinh nguyên”…
Tôi coi đây là gán ghép khiên cưỡng, là sự đánh đồng kỳ quặc giữa cảm quan Phật giáo trong một số bài thơ của Hoàng Quang Thuận với thơ Thiền. Tôi đồ rằng khi viết ra điều đó, người viết cũng chưa hiểu Thiền là gì, thơ Thiền là gì. Tỷ như khi tôi đọc xuôi rồi lại đọc ngược bài Chất “thiền” trong thơ Hoàng Quang Thuận mà tuyệt nhiên không thấy bất kỳ 1 câu chữ nào chứng tỏ đâu là “chất thiền” trong thơ của Hoàng Quang Thuận.
Xin chớ nghĩ hễ trong bài thơ có hình ảnh chùa chiền, non cao, bóng núi, cây đa, mây trời, trăng treo, tiếng hạc,… là bài thơ sẽ có “chất thiền”. Xin hãy hiểu rành rẽ về Thiền và thơ Thiền rồi hãy viết, kẻo lại rơi vào cảnh ngộ “vẽ rắn thêm chân”!
Trong trả lời phỏng vấn nhan đề GS Hoàng Quang Thuận: “Tiền nhân mượn bút tôi viết thơ” đăng trên eVan, khi được hỏi: “Nhiều nhà phê bình gọi thơ ông là thơ Thiền. Thế nhưng với người bình thường đọc qua sẽ thấy giống như thể thơ du ký, thơ tức cảnh sinh tình xuất hiện khá nhiều trong đời sống văn học hiện nay. Ông thấy thơ mình khác với nhữngbài “thơ du ký” ở điểm gì?”. Ông Hoàng Quang Thuận trả lời: “Những bài thơ du ký là bài thơ làm về con người thực, địa danh thực do họ nhìn thấy, cảm thấy, còn tôi du ký trong 1 đêm sương gió, trong 1 đêm huyền ảo, du ký trong tâm tưởng”. Quá hay nếu đúng như vậy, nhưng tiếc là, dù tác giả có “tô son” cho thơ mình thế nào thì các địa danh thực trong nhan đề các bài thơ, tự chúng đã cho thấy chất “thi ký, tức cảnh sinh tình”, mà tình cũng đâu có gì sâu sắc. Điều này, dẫn tôi tới vấn đề thứ 2 của thơ Hoàng Quang Thuận.
Về những điều “ngoài thơ”
Tôi không rõ Hoàng Quang Thuận được khai tâm – hoằng pháp từ khi nào, song căn cứ vào những gì ông kể thì xem ra, sự “đốn ngộ” của ông đã nhanh chóng thấu đến cõi của “tiền nhân”. Chẳng thế mà hàng trăm năm nay, “tiền nhân” không chọn ai, lại chọn đúng 1 ông Giáo sư- Tiến sĩ để “giáng bút”. Và tôi kinh ngạc vì thấy vào thời buổi văn minh phát triển như ngày nay, 1 GSTS lại có thể kể một cách rất tự tin về 1 câu chuyện nhuốm màu hoang đường không khác gì điều kỳ bí của mấy ông bà “thần lô, thánh đề”.
Chuyện của GS TS Hoàng Quang Thuận còn được phụ họa cứ như là truyền kỳ: “Ngay bìa cuốn sách độc bản này cũng thật lạ. Trong lúc kiếm tìm khắp nơi, tôi vẫn không tìm được chất liệu thích hợp để làm bìa sách, thì một người bạn khoe có miếng gỗ loại đó nằm trong kho suốt 22 năm nay, kích thước lại vừa đúng kích thước tôi cần.Mừng quá, y như là sự sắp đặt của ông trời! Lại nữa, sau khi cất công tìm kiếm được một nơi xén sách cỡ đại, chúng tôi đưa bộ sách lên xe bò để đi xén thì trời bỗng nổi giông và mây đen. Sợ quá, vợ tôi liền kêu 1 xe ô tô 7 chỗ để chở và kỳ lạ thay khi chuyển sách từ xe bò sang ô tô thì mây tan, trời bừng sáng lên”. Nếu thực sự là một nhà khoa học, ông Hoàng Quang Thuận cần thực chứng về câu chuyện của mình.
Kể cũng lạ, không biết tại sao trong khi tự gửi tác phẩm dự giải Nobel, tự đề cử tác phẩm vào Danh mục di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới, GSTS Hoàng Quang Thuận lại không gửi tác phẩm tham dự kỷ lục Guinness ở mục người làm thơ nhanh nhất thế giới? Chẳng lẽ ông e ngại ở đó người ta không tin có người trong thời gian hơn 4 giờ đồng hồ lại viết được tới 121 bài thơ, tức là chỉ mất có 2 phút để viết 1 bài? Tôi nghĩ, không chỉ với một ông GSTS, mà bất kỳ người nào bỗng dưng khoái lập kỷ lục về thơ cũng sẽ hành xử như vậy. Logic tất yếu của kỷ lục là sử dụng thủ pháp “thần linh mách bảo”!
Riêng câu chuyện kỳ bí về con rắn “trên đầu có chiếc mào màu đỏ” vì được ông phóng sinh đã “ngỏng cao đầu gật 3 cái như chào trước khi bò vào rừng”, rồi ngay sau đó trong 3 đêm ông viết được 143 bài thơ thì xin miễn bàn. Vì theo tôi, đây là câu chuyện nằm ngoài phạm vi hoạt động của các trí tuệ tỉnh táo.
Bắt chước ông, và cũng muốn chứng minh bài viết này là xác đáng và cần thiết, tôi mạn phép được bịa ra rằng, đêm qua trong giấc mơ, “tiền nhân” đã hiện lên và bảo tôi: “Này Nguyễn Hòa con ơi, con cần phải viết ngay một bài về “hiện tượng thơ Hoàng Quang Thuận”. Chớ để hậu thế làm hỏng thơ ta”! Tôi nghĩ, phải là người tự tin lắm GSTS Hoàng Quang Thuận mới có thể tự gửi tác phẩm dự giải Nobel, rồi tự đề cử tác phẩm vào Danh mục di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới. Hẳn cũng là một tín đồ Narcissisme có hạng nên ông Hoàng Quang Thuận mới có đủ bản lĩnh để sản xuất một tập thơ nặng 54 kg được báo chí mệnh danh là “sản phẩm văn hóa có giá trị lịch sử” để đặt tại Bảo tàng Hà Nội đang trống huơ trống hoác!
Tuy nhiên, dù tác giả có kể những câu chuyện kỳ bí và cố gắng quảng bá thơ mình, dù bài viết của các ông Dương Kỳ Anh, Ngô Văn Phú, Trần Thế Tuyển,… sâu sắc đến đâu, dù không biết “tiền nhân” đã “mượn bút” GSTS Hoàng Quang Thuận để “viết thơ” là Hùng Vương, là Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tông hay là các cụ Vạn Hạnh, Mãn Giác, Tuệ Trung, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,… thì rốt cuộc, văn bản thơ của Hoàng Quang Thuận vẫn là cơ sở cuối cùng để đánh giá.
Từ phương diện này mà nói, cần ghi nhận GSTS Hoàng Quang Thuận là người chăm chỉ làm thơ. Còn tài năng ư? Trác việt ư? Có lẽ đó không phải những phẩm chất dành cho người làm thơ này.

Nguyễn Hòa (Nguồn: http://tuanvietnam.net)


[Karaoke] CHIẾC KHĂN GIÓ ẤM - KHÁNH PHƯƠNG

[ MV ] Nhật Ký Của Mẹ - Hiền Thục(Nguyễn Văn Chung Draw sand painting)

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Dân Ít-ra-en thờ cúng thần tượng

KTCƯ: 40-Dân Ít-ra-en thờ cúng thần tượng

_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE

Dân Ít-ra-en thông dâm cùng con gái Mô-áp
Dân sự ăn của lễ họ mời chào
Trước các thần tượng, họ cũng lạy qùy
Điều họ đã làm, không đẹp lòng Chúa.



Chúa nổi giận, dân chúng bị trừng phạt
Một người Ít-ra-en dẫn con gái Ma-đi-an vào
Thầy Pin-khát cầm gươm đâm chết hai người
Nhờ vậy, chấm dứt tai ương, thảm họa.

Tai vạ đã xảy đến với dân chúng
Vì Đức Chúa Trời là Đấng kỵ tà
Thầy tế lễ Pin-khát chuộc tội cho Ít-ra-en
Dầu vậy, hai ngàn bốn trăm người chêt.

Pin-khát, cháu A-ha-rôn được Chúa Trời ban phước
Cho dòng dõi chức tư tế đời đời
Chúa phán bảo Mô-sê đánh đuổi người Ma-đi-an
Kẻ khiến Ít-ra-en phạm tội thờ thần tượng.

Được Chúa bảo trợ, dân Ít-ra-en chiến thắng
Người Ma-đi-an bị diệt, trừ gái chưa chồng
Họ tẩy uế mọi đồ vật sạch trong
Làm của lễ dâng Chúa để kỷ niệm.

(Dựa theo sách Dân số, sách thứ tư của Mô-sê/25-31/KTCƯ)

10-11-2002/Trần Kim Lan

 

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Rồi một ngày (Nhạc: Ngọc Khuê-Thơ: Trần Kim Lan-CS: Ánh Tuyết)




"Rồi một ngày tình thơ bỏ ngỏ
Có còn chăng chút nắng lắt lay?" (Trần Kim Lan)
  

Tôi có hai quê hương (NS-CS: Ngọc Khuê-Thơ: Trần Kim Lan)




"Tôi có hai quê hương
Đi ở đều vấn vương..." (Trần Kim Lan)
  

Tôi có hai quê hương (NS-CS: Ngọc Khuê-Thơ: Trần Kim Lan)

Tôi có hai quê hương
(Để hát – xây cầu - nối liền
nhớ thương)
_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE



Thật là vinh hạnh khi bài thơ: "Tôi có hai quê hương" và "Rồi một ngày" đã được Nhạc sĩ và "cựu ca sĩ" Ngọc Khuê - Người ca vừa được nhận giải thuởng nhà nước năm 2012 cho cụm ca khúc nổi tiếng: "1-Mùa xuân làng lúa làng hoa, 2-Hạt nắng hạt mưa, 3-Tình yêu với người chiến sĩ" phổ nhạc và lại được chính Nhạc sĩ và "cựu ca sĩ" hát ca khúc này! Xin chân thành cảm ơn Nhạc sĩ Ngọc Khuê!


Xem tại đây:
Tôi có hai quê hương (NS-CS: Ngọc KHuê)
Mùa xuân làng lúa làng hoa 
 

Việt Nam nơi tôi sinh
Nơi ấy có nhiều sông
Nơi ấy có nhiều núi
Nắng trải vàng quanh năm.


Tôi yêu Quê Hương tôi
Dù đã bao năm rồi
Quê Hương xa vời vợi
Nhớ, nhớ hoài, khôn nguôi!

Nơi ấy có người thân
Người đã... xa muôn trùng
Ô!Mong chờ mỏi mắt
“Con xa nhà, về thăm!”

Chắc tôi sẽ trở về
Cùng người thân, bạn bè
Nhưng sao đành dứt được?
“Xứ người, cũng là quê!”
_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE

Nơi đây lạnh, tuyết giăng
Nắng đến, lại qua nhanh
Nhưng tình người ấm áp
“ Che chở kẻ tha phương!”

Tôi có hai quê hương
Ở đâu cũng thân thương
Nơi Quan họ hời gọi
Nơi Hô la (1)… níu hồn


Tôi có hai quê hương
“Đi, ở... đều vấn vương
Về Việt Nam, nhớ Đức
Ở Đức, nhớ Việt Nam!”

Ghi chú (1): Hô la hê hô la hô: Lời bài hát dân ca Đức

Nước Đức 12-6-2005
Trần Kim Lan
 

Rồi một ngày (Nhạc: Ngọc Khuê-Thơ: Trần Kim Lan-CS: Ánh Tuyết)

Rồi một ngày (Nhạc: Ngọc Khuê-Thơ: Trần Kim Lan-CS: Ánh Tuyết)

Xem tại đây:
Đời Người
KTCƯ: Bài 36 Giu-se, Điềm Chiêm Bao Và Những Người Anh 

Rồi một ngày (CS Ánh Tuyết)
Tôi có hai quê hương (NS-CS Ngọc Khuê)
 

(Tha thiết, tình cảm)

Rồi một ngày sẽ mãi đi xa
Rồi một ngày thôi hết nắng mưa
Rồi một ngày ra đi biền biệt
Biết ai buồn, ai nhớ tình ta?


Rồi một ngày không có em, anh
Rồi một ngày lãng đãng trời xanh
Rồi một ngày xa nhau vĩnh viễn
Còn hay không bao ước mơ lành?

Rồi một ngày ta thôi bên nhau
Rồi một ngày thôi vui, thôi sầu
Rồi một ngày ta vào dĩ vãng
Tình yêu và đau khổ, còn đâu?

Rồi một ngày xa thế giới này
Rồi một ngày thôi những đắm say
Rồi một ngày tình thơ bỏ ngỏ
Có còn chăng chút nắng lắt lay?

Còn một ngày trên thế giới này
Còn một ngày tình vẫn đắm say
Rồi một ngày tình thơ sẽ tỏa
Tình yêu mình sẽ cất cánh bay!


Nước Đức thứ Năm ngày 8-4-2010
Trần Kim Lan


Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Đức Chúa Trời hiện đến cùng Bi-lơ-am

KTCƯ: 39-Đức Chúa Trời hiện đến cùng Bi-lơ-am


_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE

Dân Ít-ra-en đóng trại trong đồng, xứ Mô-áp
Ba-lác, vua Mô-áp đã biết tiếng tăm Ít-ra-en
Vua họp trưởng lão, sợ hãi vô cùng
Rồi sai sứ gặp Bi-lơ-am… nhờ giúp sức.


“Kẻ nào người chúc phước, thì được phước
Kẻ nào người nguyền rủa, họa tới ngay
Hãy rủa xả Ít-ra-en, triệt hạ dân này
Vì họ đông đảo vả rất hùng mạnh!”

Đức Chúa Trời hiện đến cùng Bi-lơ-am, phán
“Ngươi chớ rủa Ít-ra-en, chớ đi gặp vua
Bởi Ít-ra-en được hưởng ân phước Ta ban”
Lập tức, vua Mô-áp bị Bi-lơ-am từ chối.

Ba-lác lại sai người cao trọng hơn tới
Chúa hiện đến, đồng ý cho Bi-lơ-am đi
“Người sẽ nói, theo lời Ta phán thôi”
Bi-lơ-am thắng lừa cái, đi cùng sứ giả.

Lừa cái bị Thiên sứ Chúa ngăn cản
Lừa không đi, ba lần Bi-lơ-am đánh lừa
“Tôi làm gì mà ông đánh tôi đau?”
Đức Chúa Trời mở miệng lừa, nói vậy.

Rồi Ngài liền mở mắt Bi-lơ-am nhìn thấy
“Thiên sứ tay cầm gươm, đứng cản đường”
Bi-lơ-am vội vã xin Chúa hãy đoái thương
Ông xin quay về, để đẹp lòng Chúa.

“Ngươi hãy đi, nhưng nói lời Ta nói”
Ba lần liền. Í-ra-en được Bi-lơ-am chúc lành
Ba-lác tức giận tràn hông, liền đuổi Bi-lơ-am
Ít-ra-en lại được Bi-lơ-am tiên tri tốt đẹp.

(Dựa theo sách Dân số, sách thứ tư của Mô-sê-22-24/KTCƯ)

10-11-2002/Trần Kim Lan

 

Ca khúc: Gửi về xứ Huế (Thơ: Trần Kim Lan - Nhạc sĩ: Ngọc Anh - Ca sĩ: Thương Huế)










Nguyên tác thơ: Gửi về xứ Huế - Nếu như chẳng có dòng Hương Nam Ai, Vĩ Dạ… buồn vương lòng người Thăng trầm, chìm nổi dòng đời Sông Hương vẫn mãi bồi hồi khách qua. Tràng Tiền soi bóng hằng nga Áo em tím cả trời xa, trời gần Cho hồn xao xuyến bần thần Giọng hò Mái Đẩy vang ngân ngọt ngào.
Dâng lòng trào dậy ước ao Huế ơi! Bến Ngự dạt dào mộng mơ Thương em, tím đượm bài thơ Gửi về xứ Huế câu hò thương yêu. 18-12-2010/Trần Kim Lan 
 





Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

Hành hương giáo đô Roma nhân dịp năm Thánh 2000

Truyện ký: (nhật ký-hồi ký): Hành hương giáo đô Roma nhân dịp năm Thánh 2000

(18-4/27-4-2000)

Thứ ba ngày 18-4-2000

_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE


Sau hàng tuần lễ lo chuẩn bị sắp xếp hành lý, hôm nay, Hương bắt đầu khởi hành chuyến hành hương đặc biệt mong mỏi trong cuộc đời Hương.
Chuyến đi khởi hành từ Borsum, do cha Linh mục Việt Nam hướng dẫn, cùng với bốn mươi bốn người từ nhiều cộng đoàn Công giáo khác nhau ở Đức. Phần lớn, các bác, các anh chị đã đến Borsum từ tối hôm trước. Đúng năm giờ sáng, xe bus tới. Hành lý được nhanh chóng xếp lên xe với sự giúp đỡ của một số bạn trẻ và khoảng mười lăm phút sau, xe bắt đầu chuyển bánh.


Vì khởi hành lúc sáng sớm, nên sau khi lên ô tô, mọi người tiếp tục ngủ. Hương mơ màng nghĩ đến chàng, vì trước khi đi mấy ngày, Hương có ấn tín hiệu cho chàng, nhưng không nhận được hồi âm. Hương hơi buồn vì điều đó. Hương biết giữa Hương và chàng, sợi dây tình đã đứt, nhưng Hương chưa thể dễ dàng quên chàng ngay được. Nỗi buồn chỉ thoáng qua vì mắt đã díu lại muốn ngủ và nhường chỗ cho niềm vui háo hức được đến Roma… Hương mơ màng thiu thiu ngủ và chợt bừng tỉnh vì tiếng mọi người ồn ào… Khoảng chín giờ sáng, xe dừng lại nghỉ. Mọi người ăn sáng, có bánh mì kẹp nhân thịt, giò chả do cha Tuyên uý và một số các bác, các anh chị chuẩn bị. Bữa ăn thật ngon miệng. Xe lại bắt đầu chuyển bánh. Chúng tôi cùng cha Tuyên uý dâng kinh cầu nguyện sáng, đọc kinh Mân côi, cầu xin Chúa, cầu xin Đức Mẹ ban bình an cho chuyến đi. Chuyến đi hoàn toàn thuận lợi, nhanh chóng, an toàn. Khoảng sáu giờ chiều, xe bus đưa chúng tôi tới Gardasee. Mọi người đều khỏe mạnh, vui vẻ. Sau bữa ăn tối, cha Tuyên uý cùng chúng tôi dâng Thánh lễ. Mọi người đi ngủ sớm để sáng sớm mai tiến về Thánh đô Roma. Cha Tuyên úy cùng một số người đi dạo thăm vùng đồi núi, có hồ rất nên thơ, khách sạn mang tên “Địa đàng nhỏ”, phong cảnh rất hữu tình, non nước mây trời đẹp như tranh vẽ…

Thứ tư ngày 19-4-2000

Khoảng tám giờ tối, xe tới nhà nghỉ ở ngoại ô Roma. Chúng tôi trọ ở nhà dòng Camallo. Là nhà dòng, nhưng vừa là khách sạn, gồm nhiều tầng. Thày dòng và các sơ vừa là tu sĩ, vừa là nhân viên phục vụ ăn uống, bếp núc… Chúng tôi được tiếp đón rất nhiệt tình, vui vẻ. Sau bữa ăn tối, cha Tuyên úy cùng mọi người dâng lễ. Ăn tối xong, mọi người về phòng riêng tắm rửa, ngủ sớm để sáng sớm lại tiếp tục lên đường tiến về Roma.

Thứ năm ngày 20-4-2000

Bảy giờ sáng, cha Tuyên úy cùng mọi người dâng Thánh lễ và sau đó ăn sáng. Khoảng chín giờ, xe bus đưa chúng tôi tiến về Roma. Cha Tuyên úy đã liên lạc được với Đức ông Thụ và đã xin giấy phép cho xe bus được đậu ở bãi xe gần đền Thánh Pietro. Đó là một ưu tiên đặc biệt cho phái đoàn. Chúng tôi hoan hỉ tiến về Roma. Dọc đường, cha Tuyên úy cùng chúng tôi dâng kinh cầu nguyện, đọc kinh Mân côi. Xe chạy bon bon, thẳng tiến về Roma, không gặp bế tắc giao thông. Tiến về Roma có nhiều ngả đường. Đường nào cũng rộng. Xe cộ chạy như mắc cửi, nhưng không bị ứ đọng. Thật đúng là “Mọi con đường đều dẫn đến Roma!”. Cha Tuyên úy đọc giới thiệu sơ lược về Roma. Sau mấy tiếng đồng hồ chạy không nghỉ, chúng tôi đã tiến tới quảng trường Thánh Pietro. Rời xe bus, chúng tôi đã được đặt chân lên vùng đất của Giáo đô. Mọi người tíu tít chụp ảnh lưu niệm. Cha Tuyên úy dặn dò mọi người cẩn thận hành trang, kẻo bị mất cắp, nhớ đội mũ, để nếu lạc thì dễ tìm. Trước khi đi, cha Tuyên úy đã đặt mua cho mỗi người một chiếc áo, một chiếc mũ có biểu tượng năm Thánh hai nghìn. Chiếc mũ và áo mầu trắng. Ai cũng đội mũ và “đội quân Việt Nam” rất dễ nhận ra trước đám đông. Chúng tôi xếp hàng để vào đền Thánh Pietro, vùng đất của tòa Thánh Vatican, nơi Đức Giáo hoàng thường chủ lễ. Phải mấy tiếng sau, chúng tôi mới vào được đền Thánh, vì người đông nghịt. Mọi người trật tự xếp hàng, chờ đợi đến lượt mình. Tất cả đều qua kiểm tra. Qua cửa đền Thánh, ai cũng đưa tay chạm vào cửa Thánh, để mong được hưởng Ân toàn xá. Từ già đến trẻ, bất kể là người nước nào, chủng tộc nào, ai cũng có một niềm tin, thành kính như nhau. Vào trong đền Thánh, ai cũng ngắm nghía, trầm trồ khen ngợi vì những công trình nghệ thuật điêu khắc, trạm trổ thật tuyệt vời, thật thiêng liêng… các ”phóng viên, nhiếp ảnh” chụp ảnh lia lịa… vào đây, ai cũng là nhiếp ảnh cả, vì không thể không chụp được trước công trình nghệ thuật tuyệt xảo từ thời Phục Hưng. Sau khi thăm viếng đền Thánh, ai cũng có những phút im lặng, cầu nguyện cho riêng mình, cho gia đình và những người thân… sau đó, cha Tuyên úy, tập hợp mọi người lại, đếm từng người xem có lạc ai không và mọi người được vài tiếng tự do đi xem phố, mua sắm lưu niệm, ăn trưa. Thế nhưng, mọi người đổ xô đi theo cha Tuyên úy, vì cha biết cửa hiệu để mua rẻ. Sau vài tiếng mua sắm, mọi người về xe bus cất qùa mua được, ăn trưa và lại tiếp tục xếp hàng để vào dự lễ cùng với Đức Giáo hoàng. Đức ông Thụ cũng ra gặp và nói chuyện cùng phái đoàn. Hương cũng đã trao bài thơ viết kính tặng Đức Giáo hoàng nhân năm Thánh 2000 nhờ Đức ông Thụ chuyển giúp: (Bài có dịch nghĩa sang tiếng Anh)

Đức Giáo hoàng Johannes Paul II

Người sinh ra ở trên đời
“Để làm ngọn lửa sáng soi nhân tình!”
Người đi hầu khắp hành tinh
“Để gieo ánh sáng hòa bình tương giao!”
Bước chân Người đến nơi nao
“Niềm tin Thiên Chúa, Người trao, Người trồng!”
Gieo mối “liên kết đại đồng”
Để con Thiên Chúa một lòng cùng nhau!
Người hàn gắn vết thương đau
Tị hiềm, ngăn cách thuở nào gây ra…
Nhờ hồng ân Thiên Chúa Cha
“Giữa đời trần thế, Người là Thánh Linh!”

(24-12-1999)

Khoảng từ ba giờ chiều, mọi người tuần tự xếp hàng vào nhà thờ. Người đông chật ních. Cha Tuyên úy được phụ lễ cùng Đức Giáo hoàng, còn mọi người ngồi ngoài quảng trường dự lễ qua truyền hình. Người vào nhà thờ rất đông, bên ngoài chỉ có ít người. Khoảng mười phút, trước Thánh lễ, nhân viện phục vụ có tới mời mọi người vào nhà thờ, không cần vé và cũng không phải kiểm soát nữa. Một số các bác vẫn ở ngoài dự lễ qua truyền hình. Tuy vào được nhà thờ, nhưng tất cả đều phải đứng ở vòng ngoài, vì ghế ngồi đã hết chỗ. Tuy vậy, có người trong phái đoàn cũng may mắn được vào dự Thánh lễ, nơi Đức Giáo hoàng Johannes Paul II chủ lễ rửa chân cho các Môn đệ. Mọi người hết sức xúc động được chứng kiến tận mắt, qua truyền hình, hình ảnh Đức Giáo hoàng đã nhiều tuổi, già yếu, rửa chân, lau chân và hôn chân từng người… như nhắc nhở mọi người, nhớ đến việc làm đầy ân tình của Chúa Giê-su đối với các Môn đệ, cách đây hai ngàn năm. Hương may mắn được ngồi gần, đối diện với nơi Đức Giáo hoàng. Khi Đức Giáo hoàng rửa chân cho các Môn đệ. Hương chụp ảnh lia lịa. Chụp cả các anh lính Thụy Sĩ mũ có chỏm đỏ, đứng im không nhúc nhích. Nhiều tiếng reo cảm động trước việc làm của Đức Thánh Cha “Viva Papa! Papa!” Sau Thánh lễ, cha Tuyên úy cùng một số người lại đếm từng người xem có đủ người không và đoàn chúng tôi lại về khách sạn. Trên đường về, ai cũng vui vẻ, phấn khởi vì đã được dự Thánh lễ. Đặc biệt là ai cũng cảm động vì qua việc làm của Đức Thánh Cha, mọi người cảm nhận được ân tình từ Chúa Giê-su dành cho nhân loại. Về đến khách sạn, mọi người lo ăn uống, tắm rửa và đi ngủ để lấy sức cho hành trình ngày mai.

Thứ sáu ngày 21-4-2000

Sáng sớm, một số người đã dậy để đi xưng tội cùng cha Tuyên úy. Sau đó, mọi người ăn sáng và lại tiếp tục lên đường. Trước hết chúng tôi đến nhà thờ Đức Bà Cả (Santa Maria Maggiore), dâng Thánh lễ tạ ơn Chúa, tạ ơn Đức Mẹ đã cho chúng tôi đến Roma bình an… Sau đó, chúng tôi lại lên đường đi thăm hí trường Colosseo. Một hí trường vĩ đại biểu tượng thời Neron… sau đó, đón xe bus công cộng đến đền Thánh Gioan. Công trình xây dựng, kiến trúc đền Thánh cũng rất tinh xảo, tuyệt đẹp với mười hai tượng Tông đồ thật lớn. Sau khi viếng thăm đền Thánh, cầu nguyện chung, chúng tôi qua đường bên kia viếng thang Thánh, để cùng cảm nhận nỗi đau đớn về thể xác mà Chúa Giê-su đã phải chịu đựng. Thang dài, nhiều bậc. Trừ vài người không qùy được, còn chúng tôi cùng nhiều người khác cùng qùy lên thang Thánh. Cùng cảm nhận sự đau nhức đầu gối, mệt nhọc nhấc gối lên từng bậc thang và cùng thở phào nhẹ nhõm khi lên đến bậc thang cuối cùng… qua đó, ai cũng thấm thía nỗi đau mà Chúa Giê-su đã trải qua vì tội lỗi loài người.
Sau đó, chúng tôi có một số giờ tự do. Mọi người lại đi mua sắm qùa kỷ niệm và ăn trưa. Đúng ba giờ chiều lại tập hợp trước quảng trường Thánh Pietro để xếp hàng vào đền Thánh dự lễ. Hôm nay, chúng tôi có vé để vào nhà thờ. Vé từ hôm trước, Đức ông Thụ xin cho chúng tôi. Chúng tôi phải chờ hơn ba tiếng để chờ dự Thánh lễ. Nhà thờ đông chật người. Chúng tôi may mắn được ngồi gần lễ đài. Đi đâu cha Tuyên úy cũng “phất cờ” có hai dải xanh để làm tín hiệu cho chúng tôi nhận ra nhau.”Đội quân” mũ trắng luôn luôn có mặt sớm để có chỗ ngồi. Hôm nay, có một bác ở nhà vì đau bụng, còn tất cả đều khỏe mạnh, hăng hái. Đặc biệt là các bác nhiều tuổi, có bác đầu tóc bạc phơ, trên tám mươi tuổi, thân hình gầy guộc, nhưng vẫn rất khỏe mạnh, vui vẻ. Có cả một chị phải ngồi xe lăn cũng rất hăng hái, luôn luôn đi đầu và được các bạn trẻ đi theo hộ vệ, giúp đỡ.
Hôm nay là ngày lễ tưởng nhớ Chúa Giê-su chịu tử nạn trên cây Thập tự để cứu chuộc tội lỗi của nhân loại. Thánh lễ đã diễn ra hết sức trang nghiêm, thành kính. Mọi người dự lễ đều cảm nhận được nỗi đau đớn của Chúa Giê-su đã phải chịu vì tội lỗi của loài người. Ai cũng thầm cầu nguyện, xin Thiên Chúa thứ tha. Sau Thánh lễ, chúng tôi lại tập hợp nhau, đếm đủ số người, trở về khách sạn. Sau bữa ăn chay, một số người cùng với cha Tuyên úy đi đường Thánh Giá, một số người vì mệt, nên đi ngủ sớm.

Thứ bảy tuần Thánh Roma ngày 22-4-2000

Lễ đêm vọng Phục sinh. Từ sáng sớm, một số người đã dậy đi xưng tội cùng cha Tuyên úy. Sau đó, mọi người ăn uống và lại tiếp tục lên đường. Trước hết, chúng tôi đến đền thờ Thánh Phao Lô ở ngoại thành. Đó là đền thờ cũng được xây dựng từ thời Phục Hưng, với công trình kiến trúc hết sức tuyệt hảo, với nhiều đá qúy. Mọi người cùng cầu nguyện chung, chụp ảnh, mua qùa lưu niệm và sau đó, chúng tôi đến viếng thăm hang toại đạo, nơi ẩn náu và mồ chôn các tín hữu Ki Tô thời sơ khai bị bách hại. Căn hầm sâu khoảng mười lăm mét, kiên cố, rất nhiều đường ngang dọc, có người hướng dẫn để khỏi đi lạc. Thăm hang toại đạo, cảm nhận được đức tin của các tín hữu thời sơ khai thật lớn lao và đã củng cố niềm tin của chúng tôi nơi Thiên Chúa!
Sau đó, chúng tôi lại trở về đền Thánh Pietro và có một số giờ tự do. Khoảng năm giờ chiều, chúng tôi tập trung tại xe bus. Các bác, các chị thay quần áo mới. Nhiều bác mặc áo dài cổ truyền của dân tộc, nhiều mầu sắc, trông ai cũng đẹp, cũng sang, trẻ lại hàng chục tuổi. Thay quần áo, trang điểm xong, chúng tôi lại tập hợp, xếp hàng vào quảng trường, dự Thánh lễ đêm mừng Chúa Phục sinh. Chúng tôi len lỏi được gần lễ đài. Vì đi sớm và phải chờ đợi mấy tiếng đồng hồ mới tới giờ Thánh lễ. Nhưng ai cũng vui vẻ, phấn khởi. Đức Thánh Cha đi từ dưới lên lễ đài trong tiếng vỗ tay, reo hò của mấy chục ngàn người dự Thánh lễ tại quảng trường Thánh Pietro. Những tiếng hô đồng loạt vang dậy đất trời: “Papa! Papa! Viva Papa!”… hàng rừng cờ, hoa phất phới biểu ngữ các nước, cờ các nước được tung bay khắp quảng trường. Sau khi cầu nguyện chung giữa đêm, tiếng chuông nhà thờ đổ dồn, vang dội khắp quảng trường, khắp thành Roma… báo hiệu đêm vọng Chúa Phục sinh đã tới.
Một rừng nến được thắp sáng, cùng với niềm hân hoan vô bờ của các con Chiên của Chúa, hướng về đêm Chúa Giê-su sống lại cách đây hai ngàn năm. Hướng về năm Thánh hai ngàn, năm Hồng ân Chúa ban cho loài người. Các bác, các chị mặc áo dài, khi đêm xuống, dù lạnh (vì ban ngày, thời tiết đẹp, nắng ấm) cũng hòa nhịp với ban nhạc, hát Thánh ca mừng Chúa Phục sinh đến nỗi quên cả lạnh giá. Ra về, vẻ mặt ai cũng hân hoan như vừa nhận được đầy hồng ân Thiên Chúa. Đặc biệt, ai cũng xúc động, vui mừng chứng kiến lễ rửa tội do Đức Thánh Cha chủ trì cho một gia đình người Nhật Bản gồm bố mẹ và cô con gái khoảng năm, sáu tuổi cùng một số người thuộc các nước khác. Trước khi tạm biệt mọi người. Đức Thánh Cha đã đứng trên xe kính đi thêm một vòng nữa vẫy chào mọi người tham dự Thánh lễ trong tiếng reo hò dậy vang trời đất vì mừng vui, vì hạnh phúc.
Về tới nhà dòng thì trời đã khuya. Chúng tôi sửa soạn đi ngủ ngay, vì sáng sớm mai phải dậy sớm dự Thánh lễ Phục sinh ngày Chúa Nhật. Chúng tôi không phải lo ăn cơm tối, vì nhà dòng đã lo cho chúng tôi một túi bánh mì đem theo trước khi đi rồi.

Chúa nhật Phục sinh (Roma 24-4-2000)
Chúng tôi dậy thật sớm, ăn sáng và lại tiến về đền Thánh Pietro, một bác không đi được, vì qúa mệt. Hôm nay, đại lễ Phục sinh, hàng trăm ngàn người tuôn đổ về quảng trường Thánh Pietro. Phái đoàn Việt Nam cùng nhập đoàn với họ, chỗ nào cũng rợp người. Hương may mắn xin được vé ngồi gần lễ đài và quan sát được tất cả. Lại chụp ảnh lia lịa. Hương cố len được đến gần lối đi giữa, hy vọng Đức Thánh cha sẽ đi lên lễ đài lối này, như tối hôm qua, để chụp ảnh Đức Thánh Cha, thật gần. Hương đã chụp được ảnh ban nhạc, đội diễu binh, rất đẹp. Hàng loạt biểu ngữ được giương cao: nào cờ Đức, Pháp, Ý, Ba Lan… với đủ các thứ tiếng. Hương ngắm máy, chờ Đức Thánh cha đi tới để chụp ảnh, nhiều phóng viên, nhiếp ảnh cũng vậy. Ai cũng háo hức đón chờ Đức Thánh cha. Nhưng hôm nay, Đức Thánh cha đi ra từ trong đền Thánh, thế là “nhỡ tầu”… thế nhưng, ai cũng reo hò, cũng cố la lên thật to khi Đức Thánh cha xuất hiện! Thánh lễ Phục sinh hừng đông được cử hành trang nghiêm và long trọng. Thời tiết lại rất đẹp, nắng chan hòa khắp quảng trường. Trên lễ đài đầy hoa, đủ mầu sắc, làm tăng thêm vẻ đẹp của ngày lễ lớn. Cuối Thánh lễ, Đức Thánh Cha chúc bình an bằng nhiều tiếng các nước trên thế giới, khoảng sáu mươi mốt ngôn ngữ… ai cũng náo nức chờ đợi đến tên nước mình và thích thú reo hò vang cả góc trời. “Đội quân” Việt Nam cũng reo hò không kém! Tan lễ, Đức Thánh cha ngối trên chiếc xe Mecerdes dạo quanh một vòng vẫy chào mọi người trong tiếng reo hò mừng vui của mọi người dự Thánh lễ trên quảng trường. Thánh lễ đã xong, nhiều người vẫn chưa chịu về, vì nghĩ rằng, Đức Thánh cha sẽ còn xuất hiện ở cửa sổ nhỏ trên lầu như mọi năm. Nhưng hôm nay, Đức Thánh cha không xuất hiện, có lẽ vì tuổi già, sức yếu. Mặc dù vậy, mấy trăm nam nữ thanh niên vẫn kiên trì, đứng dưới cửa sổ hò reo, nhảy múa gọi: “Papa! Papa!”…

Thứ hai ngày 24-4-2000

Sáng sớm, chúng tôi cùng cha Tuyên úy dâng Thánh lễ và cha Tuyên úy làm phép các ảnh tượng chúng tôi đã mua để làm kỷ niệm và làm lễ xức dầu cho chúng tôi. Sau đó, ăn sáng và sửa soạn hành lý lên đường sau năm ngày đêm tham dự các nghi lễ tuần Thánh tại Roma. Rời Roma, tiếp tục cuộc hành trình về phía Nam nước Ý, đến Assissi, thăm quê hương Thánh Phanxico “khó khăn” nằm lưng chừng nơi ven núi, nơi đây, năm ngoái đã xảy ra một trận động đất lớn làm hư hại đền Thánh. Trời đổ mưa lớn, như thử thách lòng kiên trì chịu đựng của các con chiên của Chúa. Nhưng dù mưa, ai cũng liều đội mưa đến thăm viếng mộ Thánh Phanxico và sau đó đi mua qùa kỷ niệm. Chúng tôi ngủ một đêm ở khách sạn Terrazza. Khách sạn thật sang trọng, tiện nghi, ăn uống ngon, bù lại mấy ngày mệt nhọc, thức khuya, dậy sớm…

Thứ ba ngày (25-4-2000)
Sau khi dự Thánh lễ cùng cha Tuyên úy, chúng tôi đến Florenz, thăm thành phố nghê thuật nổi tiếng của Ý với nhà thờ chính tòa, xây bằng đá qúy. Chúng tôi xúm lại chụp ảnh bên tượng vua David nổi tiếng… Ở đây nửa ngày, sau đó, chúng tôi tiến về Padova và Venezia. Trên đường tới Padova, xe đi khá chậm, đường đầy xe, vì là ngày quốc khánh của Ý. Khi tới khách sạn thì đã muộn. Người chờ chúng tôi trước khách sạn là một sơ người Việt, con gái anh chị trong đoàn. Anh chị và sơ gặp nhau mừng tíu tít làm chúng tôi cũng vui lây. Cùng phụ giúp đem hành lý xuống khỏi xe, sơ còn ở lại khách sạn với chúng tôi hai ngày và cùng chúng tôi đi thăm quan thắng cảnh. Hai ngày nghỉ ở khách sạn
Bel Soggiorno, chúng tôi đến thăm đền Thánh Anton. Cha Tuyên úy cũng đã được chịu chức Linh mục nhằm lễ Thánh Anton nơi đây (13-6), cha đã xin phép được làm lễ ở nhà nguyện riêng cho phái đoàn chúng tôi. Ai cũng thầm cầu nguyện xin Thánh Anton cầu bầu trước Chúa cho riêng mình, cho gia đình và cho người thân như xưa Thánh đã từng giúp nhiều người. Đến tối, cha và chúng tôi lại có giờ cầu nguyện chung.

Thứ tư ngày (26-4-2000)
Sau khi ăn sáng, xe bus đưa chúng tôi đến thăm Venezia, thành phố nổi có một không hai trên thế giới. Nơi đây, chúng tôi thuê riêng một chiếc tầu đẹp để di chuyển vào thành phố. Chúng tôi cùng cha Tuyên úy đến thăm đền Thánh Marco với công trình kiến trúc thật tuyệt vời. Bên trong vòm nhà thờ họa sĩ vẽ cảnh “Địa ngục và Thiên đường” đẹp qúa sức tưởng tượng. Sau đó, chúng tôi có vài tiếng tự do ngắm cảnh, mua sắm, tắm nắng biển, đùa dỡn với chim bồ câu. Đúng bốn giờ chiều, đoàn chúng tôi tập hợp lại, đi đều bước để lên thuyền, lên xe về khách sạn. Ngay cạnh khách sạn có hồ nước suối nóng, nên một số người cùng với cha Tuyên úy đi bơi ở hồ. Sau đó, ăn tối và xếp hành lý lên xe trước để sáng sớm hôm sau hành trình về Borsum. Hôm nay, sau bữa ăn tối, đoàn chúng tôi ngồi lại trao đổi, tâm tình. Ai cũng nhận ra hồng ân Chúa ban. Đặc biệt, các bác nhiều tuổi, có bác gần tám mươi tuổi, nhiều bác ngoài sáu mươi, hay trên bảy mươi tuổi, nhưng ai cũng khỏe mạnh, phấn khởi. Có bác mới bị mổ được ba tháng, khi tham dự hành hương cha Tuyên úy thấy ái ngại, nhưng rồi cũng không sao! Sau cuộc hành hương lại thấy như khỏe hơn. phấn khởi hơn và tìm thấy niềm tin mạnh hơn. Mọi người tạ ơn Thiên Chúa, tạ ơn Đức mẹ Maria, các Thánh… đã phù trợ cho chuyến Hành hương, cảm ơn cha Tuyên úy đã chu đáo tổ chức cho chuyến đi, cũng cám ơn các anh chị em thanh niên trẻ đã tận tình giúp đỡ các bác nhiều tuổi, cũng như sức yếu trong lúc chuyển vác hành lý và khi đi đường. Phái đoàn có chút qùa nhỏ kính tặng cha Tuyên úy để lưu niệm chuyến đi, ngược lại, cha Tuyên úy cũng có qùa tặng một số người đã đóng góp công sức cho chuyến hành hương Giáo đô Roma thành công, thuận lợi….

Thứ năm ngày (27-4-2000)

Từ năm giờ sáng, mọi người đã đầy đủ trên xe bus để về Borsum. Dọc đường, ai cũng vui vẻ, phấn khởi, cùng đọc kinh cầu nguyện, đọc kinh Mân côi, tạ ơn Chúa, tạ ơn Đức mẹ Maria, các Thánh… Sau kinh nguyện thì mọi người thay phiên nhau ca hát hay kể chuyện vui để rút ngắn đường dài. Hương cũng đóng góp hát, ngâm thơ như một “diễn viên thực thụ”. Giữa đường đổi tài xế để xe chạy liên tục, không nghỉ. Khoảng tám giờ tối, xe về tới Borsum. Chuyến hành hương mười ngày thật bình an, đầy hồng ân Chúa! Tạ ơn Chúa, Tạ ơn Đức mẹ Maria, các Thánh…
Tới Borsum, cha Tuyên úy đã chu đáo nhờ người lo nấu bún riêu để chiêu đãi mọi người. Sau mười ngày hành hương, đi đường, thức khuya, dậy sớm, ăn uống toàn đồ Tây, bát bún riêu qủa là viên thuốc kỳ diệu giúp mọi người hồi phục lại sức khỏe. Mọi người chia tay nhau, trong sự quyến luyến và hẹn trong những chuyến hành hương khác. Hương xin kết thúc lược trình hành hương với bài ca dâng lên Thiên Chúa:

Mọi ngả đường, mọi dân tộc đều tiến về Roma
(Tha thiết, tình cảm)

Chúng con từ mọi nẻo đường, mọi ngả
Cùng nhau hành hương tiến về Giáo đô
Mọi cửa đền Thánh rộng mở, đón chờ
Như vòng tay Thiên Chúa chờ chiên lạc…

Trước cửa đền Thánh đàn con chiên ngơ ngác
“ Ôi! Kỳ diệu thay! Ôi! Thiêng liêng thay!“
Những công trình tuyệt tác đến thế này
Nhờ Thiên Chúa – con người nên kỳ vĩ!

Ôi! Hạnh phúc cuộc hành hương thế kỷ
Ôi! Mừng vui hồng ân Thiên Chúa ban
Ai cũng reo cười, phấn khởi, hân hoan
Càng vững lòng niềm tin nơi Thiên Chúa!

(Nhân chuyến hành hương Giáo đô năm Thánh 2000
Mùa lễ Phục sinh Roma 18-28-4/2000)


Tạ ơn Chúa! Tạ ơn Đức Mẹ, các Thánh cùng ba mẹ, ông bà cô bác… đã che chở, cầu bầu cho chuyến hành hương của chúng con đi, về bình an, vô sự, tràn đầy hồng ân Chúa!

(Trích truy
ện ký: Đời tôi (Nhật ký xen lẫn hồi ký - Trần Kim Lan)