Thân tằm Nhạc sĩ
(Viết tặng Nhạc sĩ Giao Tiên)
Thân tằm chui kén ngủ đông
Hai mươi năm ấy lặng trông nhân tình
Trải qua chiến cuộc điêu linh
Long đong lận đận mưu sinh nhọc nhằn.
Vùng sâu tìm đất kiếm ăn
Vần xoay đủ cách chẳng lần lối ra
Mòn chân, mỏi gối về nhà
Cá tôm hoài vọng... thế là trắng tay!
Trời thương cũng đến vận may
Bánh chưng, bánh tét... đong đầy bát cơm
Lần hồi qủa ngọt đơm hương
Gia đình hạnh phúc cháu con nên người.
Bao con tinh thần lạc loài
Cũng tìm cha thắp tương lai vĩnh hằng
"Cô Thắm…”, “Vó ngựa…”… về làng
Giao Tiên Nhạc sĩ - thân tằm khổ qua
Nhạc lòng lại cất tiếng ca!
Ghi chú: (1): Cô Thắm về làng
(2): Vó ngựa trên đồi cỏ hoang
Là một trong những ca khúc nổi tiếng
của Nhạc sĩ Giao Tiên bị người khác
chiếm dụng bản quyền hàng chục năm
đã trở về với chủ nhân đích thực.
24.2.2013/Trần Kim Lan
Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013
Giao Tiên - Nhạc sĩ tài hoa, lận đận
Giao Tiên - Nhạc sĩ tài hoa, lận đận
Tác giả của Cô Thắm về làng, Vó ngựa trên đồi cỏ non,... đã lấy lại quyền tác giả của mình sau hàng chục năm bị người khác chiếm dụng.
Vào đầu tháng 8 này, nhạc sĩ Giao Tiên sẽ cho phát hành tuyển tập nhạc gồm 70 bài để kỷ niệm tuổi 70 – trong đó hai phần ba là những tình khúc đã làm nên tên tuổi Giao Tiên và đi vào lòng công chúng từ 40 năm qua. Đây chỉ là một phần trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Giao Tiên (gần 700 ca khúc) mặc dù ông bắt đầu sáng tác khá muộn, khi đã ở tuổi 30, và không viết gì trong gần 20 năm sau 1975...
Hai mươi năm “mất tích”
Sau năm 1975, nhiều cá nhân mượn danh “bạn của Giao Tiên” cũng như nhiều hãng băng đĩa trong và ngoài nước đã liên tục in ấn, phát hành nhạc Giao Tiên trong hơn 10 năm mà chẳng hỏi qua tác giả một tiếng – thậm chí họ còn bỏ tên Giao Tiên để điền tên người khác vào! Có lẽ họ tưởng Giao Tiên đã... chết hay mất tích! Mà thật sự gần như nhạc sĩ Giao Tiên đã “mất tích” sau năm 1975.
Nhạc sĩ Giao Tiên ở tuổi 70 (ảnh do nhân vật cung cấp)
Nhạc sĩ kể sau giải phóng, ông dắt vợ con đi kinh tế mới ở Bù Đăng, Sông Bé. Suốt 10 năm làm rẫy, trồng trọt không ra sao, nhạc sĩ Giao Tiên lại dắt vợ, con lên Lâm Đồng, nơi người cháu có một lò đường, làm thợ nấu đường và lấy mật mía nấu rượu. Thất bại, chuyển sang trồng rau củ cũng không thành công, năm 1989, ông đưa bầu đoàn thê tử xuống Cam Ranh nuôi tôm.Tôm chết, sạt nghiệp, bán đìa trả nợ. Rồi vợ chồng chuyển sang nghề nấu bánh chưng. Vợ gói, chồng nấu, chở đi bỏ mối, bán dạo. Thế mà cũng kiếm đủ tiền nuôi con ăn học. Năm 1993, đang đi bỏ mối bánh chưng, nhạc sĩ Giao Tiên nghe loa của người bán cà-rem phát nhạc mình. Cả đĩa toàn nhạc của Giao Tiên do hãng Vafaco ấn hành. Ông vào Sài Gòn, đến tận hãng đĩa Vafaco để hỏi rõ ngọn ngành, té ra một người bạn cũ đã bán nhạc của ông cho Vafaco.
Chịu nhiều thiệt thòi
Về chuyện bị ăn cắp bản quyền, thay tên tác giả, nhạc sĩ Giao Tiên tâm sự: “Có lẽ ở Việt Nam, tôi là nhạc sĩ chịu nhiều thiệt thòi nhất trong nhiều năm. Giờ thì đỡ hơn rồi, nhưng những thủ đoạn ăn cắp bản quyền vẫn còn rình rập mà mình không lường trước được”.
Năm nay đã bước sang tuổi 70, cái tuổi mà người Đông phương xưa vẫn cho là “cổ lai hy”, nhưng nhạc sĩ Giao Tiên còn khá khỏe khoắn, nhanh nhẹn và lạc quan yêu đời, yêu người với đôi chút hồn nhiên. |
Nghi ngờ là phải, bởi đã có biết bao hãng băng đĩa ở hải ngoại đã cho phát hành rất nhiều ca khúc của Giao Tiên mà chẳng đếm xỉa gì đến tác giả.
Đó là các trung tâm Thúy Nga, ASIA, Vân Sơn, Người đẹp Bình Dương... Chẳng những thu đĩa, phát hành thoải mái nhạc của Giao Tiên mà họ còn “thay tên, đổi họ” tác giả. Cụ thể: bài Cô Thắm về làng, Trung tâm Thúy Nga giới thiệu là của Hoàng Thi Thơ, bài Vó ngựa trên đồi cỏ non, trung tâm này lại giới thiệu của Ngân Giang! Đặc biệt, cây hài Vân Sơn tự ý thu đĩa 4 bài của Giao Tiên, ông đã liên lạc đòi mãi, Vân Sơn mới trả được 200 USD! Ông Vân Sơn còn lừa Giao Tiên gửi cho ông nhiều bài để làm album nhưng rồi ông này xé lẻ ra thu VCD từng bài một, cụ thể như Chôn vùi tâm sự, Nhớ nhau trong đời, Hào hoa... mà chẳng đề tên tác giả cũng chẳng trả tiền bản quyền.
Giao Tiên gọi điện sang Mỹ, thấy số Giao Tiên là Vân Sơn cúp máy. Đã hơn 10 năm nay, Vân Sơn vẫn cứ lẩn trốn. Và còn nhiều, rất nhiều ca sĩ hải ngoại như Phi Nhung, Tuấn Vũ, Trường Vũ... cũng đã tự ý lấy nhiều bài nổi tiếng của Giao Tiên thu âm, phát hành. Thậm chí có người còn đổi tên bài hát, tên tác giả, như bài Hình bóng người yêu đã bị Phi Nhung đổi thànhNgười yêu hoa tím! Ba ca sĩ nói trên đã thu của Giao Tiên gần cả trăm bài hát nhưng lờ đi chẳng trả một đồng nhuận bút!
Ở trong nước, một thời gian dài hơn 20 năm, nhiều người tưởng Giao Tiên đã chết nên mặc sức lấy nhạc của ông in ấn, phát hành, thu băng đĩa, thay đổi tên tác giả. Đặc biệt nghiêm trọng nhất phải kể đến trường hợp V.S – một người cũng viết nhạc là chỗ quen biết với Giao Tiên trước năm 1975. Năm 1973, nhạc sĩ Giao Tiên có bán bản quyền cho V.S – lúc đó đang làm chương trình thu băng nhựa Akai và in nhạc tờ rời – bài Điệu ru ca tình yêu.
Khi in tên tác giả, ông này đã thêm tên mình bên cạnh Giao Tiên! Năm 1996, V. S đã lấy nhiều bài của Giao Tiên ký bán bản quyền và đề tên tác giả là Hữu Minh. Đó là các bài Mưa bụi hoàng hôn và Còn đây câu hát lý theo chồng. Từ năm 1996 đến năm 1998, V.S đã lấy mấy chục bài của Giao Tiên bán cho hãng sản xuất Karaoke Phú Nhuận, trong đó có các bài nổi tiếng: Cô Thắm về làng, Tình đẹp mùa chôm chôm, Đường về quê, Quán gấm đầu làng... Toàn bộ các bài hát đều đề tên tác giả là V.S! Thậm chí năm 2006, V.S in 2 tập nhạc, trong đó có tới 21 bài nổi tiếng của Giao Tiên, có bài ông đề tác giả V.S, có bài đề tên chung với Giao Tiên, một số bài V.S đề tên vợ, con ông! Mãi đến khi các báo lên tiếng, Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc phía Nam vào cuộc, V.S mới nhận sai trái và ký vào biên bản trả lại quyền tác giả cho nhạc sĩ Giao Tiên (danh sách đến 90 bài!).
Âm nhạc là cơ duyên
Hồi còn học trung học, có lẽ do ảnh hưởng của người anh tham gia cách mạng, nhạc sĩ Giao Tiên đã mê và chép thơ Tố Hữu vào tập học trò, bị mật vụ chế độ Ngô Đình Diệm phát hiện, bắt giam ở nhà lao Biên Hòa.Cũng là cái duyên may, trong tù có một ông thầy giáo dạy nhạc bị tình nghi Việt cộng thấy Dương Trung (tên thật của nhạc sĩ Giao Tiên) ăn nói dễ thương lại mê nhạc, ông đã dạy nhạc lý căn bản cho. Sau đảo chính Ngô Đình Diệm, đầu năm 1964, ông được trả tự do, rồi bị bắt quân dịch, nhưng cơ duyên lại đưa Dương Trung làm lính cần vụ (hầu cận). Ở đây quá rảnh rang, Dương Trung bèn tập tễnh viết nhạc. Quán gấm đầu làng, Cô Thắm về làng, Tình đẹp mùa chôm chôm, Vó ngựa trên đồi cỏ non... những nhạc phẩm đã làm nên tên tuổi Giao Tiên và đi vào lòng người hâm mộ từ hơn 40 năm qua. Âm nhạc Giao Tiên vốn gần gũi với âm điệu dân ca, ca từ mộc mạc, chân thành (giống như tính cách con người Giao Tiên) nên dễ nhập tâm người nghe. Rất nhiều ca khúc của Giao Tiên đã đi vào tiềm thức, đồng hành với vài thế hệ. |
Theo Phạm Chu Sa (NLĐ)
Ngày thơ Việt Nam 2013 làm sống dậy hào khí yêu nước
Ngày thơ Việt Nam 2013 làm sống dậy hào khí yêu nước
Từ âm vang hào sảng của 'Nam quốc sơn hà' tới những vần thơ về Tổ quốc bật ra từ tấm lòng những người trẻ, không khí yêu nước lan truyền khắp hội thơ 2013.
Cả những người trình diễn lẫn những người đi xem hội thơ năm nay dường như mang sẵn ngọn lửa yêu nước âm ỉ trong lòng, chỉ chờ "ngọn lửa thơ" thắp lên để cùng sẻ chia và lan tỏa. "Ngọn lửa thơ" ấy, vào 9h sáng 24/2 đã bùng cháy. Trong tiếng chiếng trống rộn ràng, kiệu hoa, cờ lọng, Ngày thơ Việt Nam 2013 khai cuộc bằng màn rước thơ linh đình và long trọng. Đám rước do các nghệ sĩ Nhà hát kịch Việt Nam hóa trang, ăn mặc như vua, hoàng hậu, quan quân, tướng sĩ triều đình oai vệ đi qua Văn Miếu Môn, qua Đại Trung Môn. Ngang Thiên Quang tỉnh, bóng kiệu hoa, cờ lọng in xuống mặt giếng mùa xuân, cơ hồ trong phút chốc, thời gian như ngược lại mấy trăm năm, thấp thoáng bóng dáng của những vương triều Việt Nam trọng thị văn chương, thơ phú. Người đi xem hội tưởng như lạc vào một đám rước thơ rằm tháng Giêng của một thời kỳ lầu son gác tía đã lùi vào quá vãng trong lịch sử Việt Nam.
Rước thơ chào mừng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 11. |
Sau bài phát biểu khai mạc Ngày thơ 2013 của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam - nhà thơ Hữu Thỉnh - những câu thơ trong bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” - lời sấm truyền khẳng định chủ quyền dân tộc từng hai lần vang lên trong lịch sử dân tộc - lại một lần nữa cất lên đanh thép và hào sảng trên sân khấu Ngày thơ Việt Nam lần thứ 11.
"Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"
Những câu thơ với lý lẽ hùng hồn - không gì có thể xâm phạm núi sông bờ cõi nước Việt - không xa lạ với bất cứ ai tới hội thơ. Nhưng khi bài thơ đường hoàng vang lên trên sân Thái Miếu, trong bối cảnh đất nước đang sôi sục vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, nó khiến không ít người xúc động. Chính từ đây, ngọn lửa yêu nước được đốt lên, lan tỏa trong lòng người xem hội. Đó cũng là mạch nguồn chính xuyên suốt ngày hội thi ca lớn nhất cả nước diễn ra ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám năm nay. Khi đám rước thơ đã lui, sân khấu nhường chỗ cho màn đọc thơ cầu quốc thái dân an của đại đức Thích Trường Xuân, trụ trì chùa Long Đẩu. Những em gái mặc dài trắng, rắc hoa trong tiếng thơ của đại đức là một khoảnh khắc đẹp, hợp với khí trời mát lành, thanh tịnh của ngày Rằm tháng Giêng Quý Tỵ.
Bài thơ thần "Nam quốc sơn hà" vang lên hào sảng trên sân khấu Ngày thơ Việt Nam 2013. |
Nếu như ngọn lửa thơ - ngọn lửa yêu nước được thắp lên trên sân thơ truyền thống, thì Sân thơ trẻ mới là nơi đốt cho ngọn lửa này bùng cháy mãnh liệt. Mở màn với “Bay qua biển Đông” của ban nhạc M4U và màn nhảy hiphop của nhóm MA-NIA, Sân thơ trẻ đã báo hiệu một sự đột phá. Điểm mới mẻ và khác biệt của Sân thơ trẻ năm nay là không chỉ có sự tham gia của những nhà thơ tiêu biểu trên khắp vùng miền đất nước mà còn có sinh viên của các trường đại học với những tiết mục đã tham gia cuộc thi sáng tác và trình diễn thơ do Hội nhà văn Việt Nam tổ chức, diễn ra trong hai ngày trước đó - 22 và 23/2. Phần trình diễn thơ - nhạc của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Học viện Báo chí - tuyên truyền, Đại học Đại Nam, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Bách Khoa với chủ đề chính là "Tuổi trẻ với Tổ quốc" mang một luồng nhiệt huyết tươi mới, năng động và khỏe khoắn cho Ngày hội thơ.
Lần đầu tiên góp mặt trên sân khấu Ngày thơ Việt Nam, những gương mặt trẻ trung đến từ các trường đại học không giấu nổi sự tự hào và thể hiện hết mình. Nữ sinh viên Phan Thị Ngọc Mai đến từ Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội sau khi đọc bài thơ “Các cô gái trên đài quan sát” (tác giả Bùi Công Minh) chia sẻ: “Khi được biết chủ đề của ngày thơ năm nay là Tuổi trẻ với Tổ quốc, em nghĩ ngay đến bài thơ được sáng tác từ cách đây 40 năm nhưng mới được công bố vào ngày kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Em muốn đọc bài thơ này để thể hiện thông điệp về sứ mệnh của những người thanh niên đối với đất nước. Bốn mươi năm trước, các cô cũng bằng tuổi bọn em, cũng là những người thanh niên như thế, nhưng khi đất nước có chiến tranh, các cô đã thể hiện tình yêu, trách nhiệm của mình. Giờ đây, là thời bình nhưng đất nước trong những hoàn cảnh khác nhau đều cần đến sứ mệnh khác nhau của người sinh viên”. Ngọc Mai chia sẻ, tình yêu đất nước ở trong ai cũng có, nhất là sinh viên - những con người luôn sẵn bầu nhiệt huyết, vấn đề là biết cách đánh thức nó dậy, làm cho nó sống lên và cùng tạo thành một phong trào. “Dù Tổ quốc có thể nào thì tất cả thanh niên đều sẽ đứng lên và đứng về phía Tổ quốc mình”, cô sinh viên năm thứ ba nói.
Màn trình diễn thơ - nhạc về Tổ quốc của Đại học Đại Nam. |
Tuy vậy, sự góp mặt của sinh viên tại Ngày thơ năm nay vẫn thiên về tính phong trào, khơi dậy khí thế hơn là đi vào chiều sâu, sức nặng của thơ. Ấn tượng trên Sân thơ trẻ năm nay vẫn là phần trình diễn của 9 nhà thơ do Ban Nhà văn Trẻ Hội nhà văn Việt Nam tổ chức và dàn dựng. Năm nay, khác mọi năm, không có màn trình diễn tách biệt nào. Các nhà thơ cùng kết hợp tạo thành hai tổ khúc: Tổ Quốc và Tình yêu. Thụy Anh, Nguyễn Minh Cường, Miên Di, Quang Hưng, Vũ Thiên Kiều, Lữ Thị Mai, Du Nguyên, Bình Nguyên Trang, Nguyễn Anh Vũ cùng sống trong cảm xúc đầy suy nghiệm về Tổ Quốc với hình hài, vóc dáng, những tấc đất như da thịt máu xương con người: “Mẹ Tổ Quốc tôi / đôi bầu ngực đảo / bốn nghìn năm nhức sữa nuôi con”. Cao trào là khi những vần thơ về Trường Sa vang lên: "Trường Sa ơi! Sự bất diệt tạc trong dáng hình người chiến sĩ / Hiên ngang như cột mốc chủ quyền” hay khi 9 nhà thơ cùng hòa giọng: “Đứng trước biển chiều váng vất / Cổ tích còn rắc lông ngỗng đến ngày nay / Đứng trước biển buổi chiều sự thật / Có một ngày nén lại bởi hờn căm”.
Tổ khúc Tình yêu lại mang đến những cung bậc từ hồn nhiên, thơ trẻ, vụng dại của buổi ban đầu như “Có một chùm một chùm những tiếng chim non / có một chùm một chùm hoa nắng/ một chùm em thẩn thơ ô cửa mùa hè” của Lữ Thị Mai tới những giận dỗi, yêu thương, tha thứ, bao dung trong giọng thơ của những nhà thơ còn lại. Vũ Thiên Kiều đến từ Kiên Giang chia sẻ, cái hay của chương trình năm nay đó là đạo diễn Phan Huyền Thư đã xây dựng một kịch bản lồng ghép hoàn hảo và xúc động mà ở mỗi tổ khúc, các nhà thơ vừa đọc được tiếng thơ riêng của mình lại vừa hòa giọng làm nên một trường ca về Tổ quốc hay một bản tình ca đa giọng điệu, đa sắc thái như chính cảm xúc của mỗi con người.
Tổ khúc Tổ quốc của 9 nhà thơ gây xúc động tại Sân thơ trẻ năm nay. |
Dường như Ngày thơ Việt Nam đã trở thành một phần không thể thiếu, một ngày hội chung của những người yêu thơ Rằm tháng Giêng mỗi năm. Và Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng là địa chỉ thân thuộc mà mỗi tín đồ thi ca đều cảm thấy trân trọng, thiêng liêng hơn khi bước chân tới những ngày này. Ngày hội thơ 2013 đông nghịt người, từ già tới trẻ, từ bạn yêu thơ trong nước tới du khách nước ngoài. Sân Thái Miếu chật kín từ khi lễ rước thơ khai màn và chỉ giãn ra một phần khi giới trẻ đổ về sân chơi của mình - Sân thơ trẻ. Tình yêu thơ vẫn hân hoan trên nhiều gương mặt. Trong số những con người đó, có ba anh em trong một gia đình ở Hà Nội. Họ đặc biệt bởi cả ba đều đã về hưu, ở độ tuổi trên dưới thất thập. Họ yêu thơ và đã cùng nhau tới Ngày thơ Việt Nam hơn 10 năm nay. Người ít tuổi nhất trong ba anh em, bà Phùng Thị Vân Anh, phân trần trong vui vẻ: “Tôi bận lắm nhưng vì hai anh ấy giục đi nên tôi phải bỏ việc mà đi đấy”. Bà còn liên tục giục ông Phùng Tiến Đức - anh trai của mình - bằng giọng điệu trìu mến của một cô em: “Anh phải nói đi. Nói anh yêu thơ như thế nào, vì sao mà năm nào anh cũng đến hội thơ này”. Ông Đức chia sẻ: “Chúng tôi tham dự hội thơ từ 10 năm nay. Những năm trước tôi ở Nam Định nhưng cứ đến Ngày thơ thì lại lên đây. Tôi đến vì tấm lòng yêu thơ, vì có thơ thì mới thấy cuộc sống này có ý nghĩa. Mỗi năm tôi lại thấy có nhiều điều mới mẻ, đặc biệt là Sân thơ trẻ. Và tôi đi tìm những điều mới mẻ đó như đi tìm mùa xuân của mình. Tại Sân thơ trẻ năm nay, tôi thấy tình yêu với Tổ quốc được khơi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nó giúp cho thế hệ trẻ cũng như bản thân tôi hướng về biển đảo, để cho chúng ta có được một quyết tâm cao bảo vệ quê hương, đất nước”.
Ông Đức, bà Vân Anh đều cảm động trước tổ khúc Tổ quốc của các nhà thơ trẻ Việt Nam. Bà Vân Anh xen vào khi anh mình đang nói: “Nghe, xem thì thấy những người trẻ họ có trách nhiệm lắm, họ yêu quê hương, đất nước lắm”. Bà Vân Anh cho biết, ba anh em đến Ngày thơ để “Nghe, nhìn và cảm nhận. Có khi không nghe, không nhìn thấy gì cụ thể nhưng cảm nhận được, chia sẻ được với bạn bè, với những người yêu thơ”. Ông Nguyễn Văn Ưởng đi cùng ông Đức, bà Vân - anh rể của hai người - đau họng nhưng liên tục gật đầu đồng tình với hai người em. Cả ba cùng nhau nghe thơ, xem sách, mua sách về nhà. Họ chia sẻ với nhau một thứ cảm xúc hồn nhiên với thơ, sự đồng điệu với nhau, dù tuổi đã cao, điều mà chỉ những người phải giữ được tâm hồn thơ trẻ lắm mới có được.
Ba anh em: Bà Vân An, ông Ưởng, ông Đức đi xem hội thơ. |
Cũng tại Ngày thơ Việt Nam 2013, Chu Thị Thu Hằng, giáo viên văn tại trường PTTH Sơn Tây, thị xã Sơn Tây, Hà Nội đi xe máy mấy chục cây số tới Văn Miếu để tham dự. Chị chia sẻ: “Đến với Sân thơ trẻ năm nay, tôi cảm nhận được những điều mình băn khoăn trăn trở mà chưa nói ra được, những điều mình còn đang suy nghĩ, chiêm nghiệm thì các nhà thơ trẻ đã nói hộ và cảm nhận được sự nối kết rất lớn với các nhà thơ”. Trên tay cầm cuốn “Lolita”, chị Hằng nói: “Tôi muốn mua quyển sách này để khi có thời gian rảnh rỗi sẽ giở ra đọc và để nhắc rằng ngày hôm đó mình đã đến với ngày hội thơ Văn Miếu, như một kỷ niệm đẹp của bản thân”.
Ngày thơ Việt Nam lần thứ 11 kết thúc bằng màn thả thơ truyền thống, hứa hẹn một năm khởi sắc của Thơ với Tuổi trẻ, với Tổ quốc và Tình yêu.
Hoàng Anh
(Nguồn vnexpress)
Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013
Chuyện thầy đội
KTTƯ: 58-Chuyện thầy đội
(Giọng kể chuyện)
“Lạy Chúa, đầy tớ tôi mắc bệnh bại
Xin Chúa chữa giùm, kẻo thật đáng thương!“
“Ta sẽ đến và chữa cho được lành!“
Chúa Jesus trả lời thầy đội như thế…
“Lạy Chúa, tôi chẳng xứng được Chúa đến
Nhưng xin Chúa Phán chỉ một lời thôi
Là đầy tớ sẽ lành, như ý Người
Như tôi ra lệnh, họ làm tức khắc!“
“Đức tin người lớn ta chưa hề gặp
Hãy về, đầy tớ ngươi khỏi bệnh rồi!“
Chỉ với đức tin, nên điều diệu vời
Vì ngay phút ấy, đầy tớ lành bệnh!
(Dựa theo Matthêu-KTTƯ)
29-10-2001/Trần Kim Lan
(Giọng kể chuyện)
“Lạy Chúa, đầy tớ tôi mắc bệnh bại
Xin Chúa chữa giùm, kẻo thật đáng thương!“
“Ta sẽ đến và chữa cho được lành!“
Chúa Jesus trả lời thầy đội như thế…
“Lạy Chúa, tôi chẳng xứng được Chúa đến
Nhưng xin Chúa Phán chỉ một lời thôi
Là đầy tớ sẽ lành, như ý Người
Như tôi ra lệnh, họ làm tức khắc!“
“Đức tin người lớn ta chưa hề gặp
Hãy về, đầy tớ ngươi khỏi bệnh rồi!“
Chỉ với đức tin, nên điều diệu vời
Vì ngay phút ấy, đầy tớ lành bệnh!
(Dựa theo Matthêu-KTTƯ)
29-10-2001/Trần Kim Lan
Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013
Nụ hồng tình yêu
Nụ hồng tình yêu
(Viết
tặng Thi nhân và “Nửa mình” – riêng tặng Bùi Thảo và “Nửa kia”)
Anh mê
mải tối ngày cùng thi phú
Gặp nàng
thơ anh quấn quýt không rời
Say xướng
họa thơ, say tình mộng ảo
Anh dành
cho em chỉ nụ hôn môi!
Ngày tình
nhân bỗng tin đâu đưa tới
Nhìn hình
anh vai kề vai nàng thơ
Em sững
sờ lạc mê cung ảo ảnh
Có lẽ nào
hạnh phúc mình là mơ?
Em yêu
hỡi! Đừng giận hờn em nhé
Trái tim
anh vui khi thấy em cười
Những gì
em thấy là tình thi hữu
Nụ hồng
tình yêu dành riêng em thôi!
14.2.2013/Trần Kim Lan
Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013
Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013
Tình ca bên lũy tre làng
Tình ca bên lũy tre làng
(Tức ảnh sinh thơ)
Gặp em bên lũy
tre làng
Áo dài tha thướt
dịu dàng xinh tươi
Áo em óng ánh
sắc trời
Mắt cười lúng
liếng bồi hồi tim anh.
Chim khuyên líu
lo chuyền cành
Hàng tre vi vút
thì thầm lời yêu
Em ơi! Sao qúa
yêu kiều
Anh đi chẳng
đặng liêu xiêu cả hồn.
Giá mà em vẫn
còn son
Thì anh xin bắc
cầu vồng đón em
Mâm xôi cánh
phượng trầu têm
Cầu trời chắp
nối tơ duyên chúng mình!
12.2.2013/Trần Kim Lan
Mừng thọ trăm tuổi
Mừng thọ trăm tuổi
(Kính tặng mợ Liêu - Chị dâu của mẹ TKL)
Mừng thọ mợ Liêu tuổi một trăm
Cháu con hạnh phúc lộc tài tràn
Họ hàng nâng chén tung hô rộn
Phường xã cụng li chúc tụng vang
Sông Mã cuộn mình ngân khúc hát
Thiệu Yên nổi trống giục cung đàn
Trời tây viễn xứ vời câu chữ
Mừng thọ mợ Liêu tuổi một trăm!
12.2.2013/3.2 Qúy Tị/Trần Kim Lan
(Kính tặng mợ Liêu - Chị dâu của mẹ TKL)
Mừng thọ mợ Liêu tuổi một trăm
Cháu con hạnh phúc lộc tài tràn
Họ hàng nâng chén tung hô rộn
Phường xã cụng li chúc tụng vang
Sông Mã cuộn mình ngân khúc hát
Thiệu Yên nổi trống giục cung đàn
Trời tây viễn xứ vời câu chữ
Mừng thọ mợ Liêu tuổi một trăm!
12.2.2013/3.2 Qúy Tị/Trần Kim Lan
Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013
Câu đối mừng xuân Qúy Tị 2013
Nhà thơ - Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo gửi thiệp Chúc xuân tới Trần Kim Lan nhân dịp xuân Qúy Tị (đồng gửi cho nhiều người...)
(Hôm nay, trước ngưỡng cửa Nhâm Thìn và Qúy Tị Trần Kim Lan "trở thành" "Quận chúa" của hoàng tộc Đức... hihi)
Ngày xuân chữ tốt văn hay đến
Năm mới rượu ngon bạn qúy vế.
(Xuân Qúy Tị 2013 - Nguyễn Trọng Tạo)
Trần Kim Lan xin chân thành cảm ơn và "đáp lễ": Câu đối mừng xuân Qúy Tị:
1-Câu đối mừng xuân Qúy Tị 2013
Mùa hội tình nồng nghĩa đượm mong
Xuân tân đào thắm người thân nhớ
(Xuân Qúy Tị 2013 - Trần Kim Lan)
2-Xuân nhớ
Trăm năm chắc có một lần
Trở thành “quận chúa“ người thân hoàng triều
Vua xưa dẫu hồn phiêu diêu
Còn đây bóng dáng thương yêu vẫn còn.
Ngày xuân phảng phất vui buồn
Người xưa dấu cũ vấn vương bồi hồi
Nhâm Thìn cất cánh về trời
Qúy Tị trườn tới mong thời vận may.
Mượn thân hoàng tộc vài giây
Tình xưa chợt đến, đắm say chợt về
Lỏng duyên lơi lỏng câu thề
Nếu không cũng đã vai kề qúy nhân
Tình ơi! Tình có thấu chăng?
10.2.2013/1.1.Qúy Tị/Trần Kim Lan
(Hôm nay, trước ngưỡng cửa Nhâm Thìn và Qúy Tị Trần Kim Lan "trở thành" "Quận chúa" của hoàng tộc Đức... hihi)
Ngày xuân chữ tốt văn hay đến
Năm mới rượu ngon bạn qúy vế.
(Xuân Qúy Tị 2013 - Nguyễn Trọng Tạo)
Trần Kim Lan xin chân thành cảm ơn và "đáp lễ": Câu đối mừng xuân Qúy Tị:
1-Câu đối mừng xuân Qúy Tị 2013
Mùa hội tình nồng nghĩa đượm mong
Xuân tân đào thắm người thân nhớ
(Xuân Qúy Tị 2013 - Trần Kim Lan)
2-Xuân nhớ
Trăm năm chắc có một lần
Trở thành “quận chúa“ người thân hoàng triều
Vua xưa dẫu hồn phiêu diêu
Còn đây bóng dáng thương yêu vẫn còn.
Ngày xuân phảng phất vui buồn
Người xưa dấu cũ vấn vương bồi hồi
Nhâm Thìn cất cánh về trời
Qúy Tị trườn tới mong thời vận may.
Mượn thân hoàng tộc vài giây
Tình xưa chợt đến, đắm say chợt về
Lỏng duyên lơi lỏng câu thề
Nếu không cũng đã vai kề qúy nhân
Tình ơi! Tình có thấu chăng?
10.2.2013/1.1.Qúy Tị/Trần Kim Lan
Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013
Chùm thơ mừng Xuân Qúy Tị 2013: 1-Cầu vồng ước mơ
Chùm thơ mừng Xuân Qúy Tị 2013:
1-Cầu vồng ước mơ
Xuân về nghe tiếng reo cười
Pháo hoa rực sáng mình tôi với mình
Ngắm trời sao sáng lung linh
Nghe lòng rộn rã nghe tim đập dồn.
Nghe đâu đây tiếng người thương
Nụ hôn gửi vội theo hương gió ngàn
Hôn mây hôn gió lang thang
Hôn hoa hôn cả mùa xuân thắm nồng.
Pháo hoa xanh đỏ tím hồng
Vút lên cao thẳm cầu vồng ước mơ
Thế gian từng phút ngóng chờ
Mừng xuân năm mới ấm no an bình.
1.1.2013/Trần Kim Lan
2-Nao nức mừng xuân
Náo nức mừng xuân khắp mọi nhà
Đào mai ban nảy lộc đơm hoa
Cồng chiêng giục bạn thương yêu gửi
Quan Họ gọi người ước hẹn ca
Già trẻ hân hoan mơ hạnh phúc
Gái trai phấn khởi ước an hòa
Nguyện cầu nước mạnh dân cường thịnh
Nao nức mừng xuân khắp mọi nhà.
Chúc xuân hạnh phúc khắp muôn nhà
Mừng đón xuân về thắm sắc hoa
Năm phước lộc xuân xao xuyến khúc
Mới xuân mộng ước rộn ràng ca
Vạn may xuân đến dân giầu mạnh
Sự khởi xuân sang nước thái hòa
Bình ổn xuân vui toàn lãnh hải
An khang xuân tới khắp muôn nhà
1.1.2013/9.2.2013/1.1.Quý Tị/Trần Kim Lan
3-Tình khúc ngày xuân
Sao anh hỏi mãi tết về không
Để nhớ quê hương cứ rộn lòng
Xuân hội làng quê đang ngóng đợi
Tình người lối xóm vẫn chờ mong
Đêm trăng hò hẹn nôn nao khúc
Bến nước nụ hôn sóng sánh dòng
Thăm thẳm trời xa hồn cố quốc
Xin anh đừng hỏi tết về không!
Em cứ hẹn hoài em biết không
Cho anh nỗi nhớ rộn trong lòng
Giao duyên Quan họ xôn xao ngóng
Xướng họa thi đàn náo nức mong
Lễ hội mừng xuân tràn ngập nẻo
Gái trai đón tết ngược xuôi dòng
Hằng đêm ao ước ngày tao ngộ
Nên cứ hỏi hoài em biết không?
10.1.2013/Trần Kim Lan
4-Rắn đầu
(Họa bài: Rắn đầu – TG: Lê Qúy Đôn)
“Rắn” đầu khó dạy ấy trò nhà
“Lằn” chửa chạm lưng cúi lạy tha
“Ráo” hoảnh quên ngay lời hứa cuội
“Hổ” hành nhớ mãi tiếng lòng cha
Ăn năn “lươn” lẹo vung roi quất
Hối lỗi gào “gầm” vả miệng tra
“Nước” đổ lá khoai thương phụ mẫu
Ngẫm buồn “Trâu” Lỗ thẹn danh gia.
15.11.2012/Trần Kim Lan
Rắn đầu
Chẳng phải "liu điu" vẫn giống nhà
"Rắn đầu" biếng học, chẳng ai tha
Thẹn đèn "hổ lửa" đau lòng mẹ,
Nay thét "mai gầm" rát cổ cha.
"Ráo" mép chỉ quen tuồng nói dối,
"Lằn" lưng cam chịu vết roi tra.
Từ nay "Trâu Lỗ" chăm nghề học.
Kẻo" hổ mang" danh tiếng thế gia.
Lê Qúy Đôn (1726.1784)
5-Rắn nghịch thù chúng sinh
(Họa bài: Rắn đáng khen – TG: Nguyễn Chương Phú)
Loài rắn nghịch thù với chúng sinh
Sa –tan qủy dữ nhắc răn mình
Nên người xa lánh lời ngon ngọt
Đạt nghiệp tỏ thông sách diệu linh
“Khẩu phật tâm xà” đừng nể sợ
“Lòng lang dạ thú” chớ làm thinh
Tu nhân tích đức vì muôn hệ
Để mãi nhân loài phước kết tinh.
16.12.2012/Trần Kim Lan
Rắn đáng khen
Rắn trừ loài chuột hại môi sinh
Không tiến công ai chỉ vệ mình
Cả loại trang màu nhiều vẻ đẹp
Toàn thân chế thuốc lắm liều linh
Xưa nay nhân thế thường mai mỉa
Khẩu Phật tâm xà vẫn nín thinh
Vây cánh chân tay đều chẳng có
Leo trèo bơi lặn quá siêu tinh.
16.12.2012/Nguyễn Chương Phú
6-Xuân vui nước Việt
(Họa bài: Rồng rắn – TG: Hồ Văn Thiện)
Nhâm Thìn đến hạn phải nhường ngôi
Qúy Tị nối ngai dẫu khác nòi
Rồng quẫy biển đông tham bại tiếng
Rắn trườn đất bắc cướp cong đuôi
Lưỡi bò thò liếm đeo tai họa
Lãnh hải lộng hành hứng lửa sôi
Năm mới xuân vui non nước Việt
Bá quyền bành chướng tủi bôi vôi.
10.2.2013/1.1.Qúy Tị/Trần Kim Lan
Rồng rắn
Rồng cuốn về trời rắn quấn ngôi
Tưởng là khác giống lại cùng nòi
Vẫy vùng cũng đã gần long móng
Luồn lách liệu rồi có đứt đuôi ?
Bão tố chưa nguôi cơn giận dữ
Bầy sâu chẳng giảm sức sinh sôi
Cũng mong lột xác cho nhanh chóng
Đừng để long xà tróc hết vôi !
1-1-2013/Hồ Văn Thiện
7-Hồ Tây ngày ấy
(Họa bài: Chiếu Gon – TG: Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ)
Hồ Tây ngày ấy chiếu làng Gon
Nguyễn Trãi - Lộ nương oán khúc còn
Án “Lệ chi viên” oan dẫu tỏ
“Chu di tam tộc” hỏi còn con?
16.11.2012/Trần Kim Lan
Chiếu Gon
Ả ở nơi đâu, bán chiếu Gon?
Chẳng hay chiếu đã hết hay còn?
Xuân xanh chừng độ bao nhiêu tuổi?
Đã có chồng chưa? Được mấy con?
(Nguyễn Trãi)
Tôi ở Tây Hồ bán chiếu Gon
Cớ chi ông hỏi hết hay còn?
Xuân xanh mới độ trăng tròn lẻ,
Chồng còn chưa có, hỏi chi con!
(Nguyễn Thị Lộ)
1-Cầu vồng ước mơ
Xuân về nghe tiếng reo cười
Pháo hoa rực sáng mình tôi với mình
Ngắm trời sao sáng lung linh
Nghe lòng rộn rã nghe tim đập dồn.
Nghe đâu đây tiếng người thương
Nụ hôn gửi vội theo hương gió ngàn
Hôn mây hôn gió lang thang
Hôn hoa hôn cả mùa xuân thắm nồng.
Pháo hoa xanh đỏ tím hồng
Vút lên cao thẳm cầu vồng ước mơ
Thế gian từng phút ngóng chờ
Mừng xuân năm mới ấm no an bình.
1.1.2013/Trần Kim Lan
2-Nao nức mừng xuân
Náo nức mừng xuân khắp mọi nhà
Đào mai ban nảy lộc đơm hoa
Cồng chiêng giục bạn thương yêu gửi
Quan Họ gọi người ước hẹn ca
Già trẻ hân hoan mơ hạnh phúc
Gái trai phấn khởi ước an hòa
Nguyện cầu nước mạnh dân cường thịnh
Nao nức mừng xuân khắp mọi nhà.
Chúc xuân hạnh phúc khắp muôn nhà
Mừng đón xuân về thắm sắc hoa
Năm phước lộc xuân xao xuyến khúc
Mới xuân mộng ước rộn ràng ca
Vạn may xuân đến dân giầu mạnh
Sự khởi xuân sang nước thái hòa
Bình ổn xuân vui toàn lãnh hải
An khang xuân tới khắp muôn nhà
1.1.2013/9.2.2013/1.1.Quý Tị/Trần Kim Lan
3-Tình khúc ngày xuân
Sao anh hỏi mãi tết về không
Để nhớ quê hương cứ rộn lòng
Xuân hội làng quê đang ngóng đợi
Tình người lối xóm vẫn chờ mong
Đêm trăng hò hẹn nôn nao khúc
Bến nước nụ hôn sóng sánh dòng
Thăm thẳm trời xa hồn cố quốc
Xin anh đừng hỏi tết về không!
Em cứ hẹn hoài em biết không
Cho anh nỗi nhớ rộn trong lòng
Giao duyên Quan họ xôn xao ngóng
Xướng họa thi đàn náo nức mong
Lễ hội mừng xuân tràn ngập nẻo
Gái trai đón tết ngược xuôi dòng
Hằng đêm ao ước ngày tao ngộ
Nên cứ hỏi hoài em biết không?
10.1.2013/Trần Kim Lan
4-Rắn đầu
(Họa bài: Rắn đầu – TG: Lê Qúy Đôn)
“Rắn” đầu khó dạy ấy trò nhà
“Lằn” chửa chạm lưng cúi lạy tha
“Ráo” hoảnh quên ngay lời hứa cuội
“Hổ” hành nhớ mãi tiếng lòng cha
Ăn năn “lươn” lẹo vung roi quất
Hối lỗi gào “gầm” vả miệng tra
“Nước” đổ lá khoai thương phụ mẫu
Ngẫm buồn “Trâu” Lỗ thẹn danh gia.
15.11.2012/Trần Kim Lan
Rắn đầu
Chẳng phải "liu điu" vẫn giống nhà
"Rắn đầu" biếng học, chẳng ai tha
Thẹn đèn "hổ lửa" đau lòng mẹ,
Nay thét "mai gầm" rát cổ cha.
"Ráo" mép chỉ quen tuồng nói dối,
"Lằn" lưng cam chịu vết roi tra.
Từ nay "Trâu Lỗ" chăm nghề học.
Kẻo" hổ mang" danh tiếng thế gia.
Lê Qúy Đôn (1726.1784)
5-Rắn nghịch thù chúng sinh
(Họa bài: Rắn đáng khen – TG: Nguyễn Chương Phú)
Loài rắn nghịch thù với chúng sinh
Sa –tan qủy dữ nhắc răn mình
Nên người xa lánh lời ngon ngọt
Đạt nghiệp tỏ thông sách diệu linh
“Khẩu phật tâm xà” đừng nể sợ
“Lòng lang dạ thú” chớ làm thinh
Tu nhân tích đức vì muôn hệ
Để mãi nhân loài phước kết tinh.
16.12.2012/Trần Kim Lan
Rắn đáng khen
Rắn trừ loài chuột hại môi sinh
Không tiến công ai chỉ vệ mình
Cả loại trang màu nhiều vẻ đẹp
Toàn thân chế thuốc lắm liều linh
Xưa nay nhân thế thường mai mỉa
Khẩu Phật tâm xà vẫn nín thinh
Vây cánh chân tay đều chẳng có
Leo trèo bơi lặn quá siêu tinh.
16.12.2012/Nguyễn Chương Phú
6-Xuân vui nước Việt
(Họa bài: Rồng rắn – TG: Hồ Văn Thiện)
Nhâm Thìn đến hạn phải nhường ngôi
Qúy Tị nối ngai dẫu khác nòi
Rồng quẫy biển đông tham bại tiếng
Rắn trườn đất bắc cướp cong đuôi
Lưỡi bò thò liếm đeo tai họa
Lãnh hải lộng hành hứng lửa sôi
Năm mới xuân vui non nước Việt
Bá quyền bành chướng tủi bôi vôi.
10.2.2013/1.1.Qúy Tị/Trần Kim Lan
Rồng rắn
Rồng cuốn về trời rắn quấn ngôi
Tưởng là khác giống lại cùng nòi
Vẫy vùng cũng đã gần long móng
Luồn lách liệu rồi có đứt đuôi ?
Bão tố chưa nguôi cơn giận dữ
Bầy sâu chẳng giảm sức sinh sôi
Cũng mong lột xác cho nhanh chóng
Đừng để long xà tróc hết vôi !
1-1-2013/Hồ Văn Thiện
7-Hồ Tây ngày ấy
(Họa bài: Chiếu Gon – TG: Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ)
Hồ Tây ngày ấy chiếu làng Gon
Nguyễn Trãi - Lộ nương oán khúc còn
Án “Lệ chi viên” oan dẫu tỏ
“Chu di tam tộc” hỏi còn con?
16.11.2012/Trần Kim Lan
Chiếu Gon
Ả ở nơi đâu, bán chiếu Gon?
Chẳng hay chiếu đã hết hay còn?
Xuân xanh chừng độ bao nhiêu tuổi?
Đã có chồng chưa? Được mấy con?
(Nguyễn Trãi)
Tôi ở Tây Hồ bán chiếu Gon
Cớ chi ông hỏi hết hay còn?
Xuân xanh mới độ trăng tròn lẻ,
Chồng còn chưa có, hỏi chi con!
(Nguyễn Thị Lộ)
Vào ra cửa công
Vào ra cửa công
"Vào
cửa công" thời kỹ nghệ còng (@)
Nguyễn
Công Hoan chắc bó tay buồn
Xưa dân
đến nghị quơ tiền trước
Nay khách
vào quan đếm bạc luôn
Nếu chẳng
phong bì chờ gối mỏi
Bằng
không bạn hữu đợi chân chồn
Mong chi
lễ phép nơi "đày tớ"
"Ra cửa
công" cười mếu lệ tuôn!
3.2.2013/Trần Kim Lan
Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013
Xuân Về (Nhạc và lời: NS: Ngọc Anh - CS: Minh Xuân)
Nhạc sĩ Ngọc Anh gửi lời Chúc tết tới Trần Kim Lan qua ca khúc "Xuân về"
Lời ru của mẹ
Lời ru của mẹ
(Viết thay lời anh trai cả)
Con nay khôn lớn nên người
Đầu hai thứ tóc nhớ lời mẹ cha
“Con ơi! Khi con sinh ra
Nước Nam lệ thuộc dân ta khốn cùng!”
Bước chân cha bước mọi vùng
Trường kỳ kháng chiến băng rừng lội sông
Vì quê hương quyết một lòng
Đẩy lùi xâm lược nước non thái bình.
Hậu phương nuôi con một mình
Mẹ tròn việc nước gia đình ấm êm
Vì con mẹ thức đêm đêm
Đêm đêm thao thức bên thềm ưu tư.
“Ầu ơ! Lời mẹ nhẹ ru
Con ngoan mau lớn bóng thù xua tan
Tự do độc lập sang trang
Quê mình thoát cảnh nhọc nhằn đau thương!”
Lời ru mẹ thắp lửa hường
Nâng chân con bước nâng đường con đi!
2.2.1946/2.2.2013/Trần Kim Lan
(Viết thay lời anh trai cả)
Con nay khôn lớn nên người
Đầu hai thứ tóc nhớ lời mẹ cha
“Con ơi! Khi con sinh ra
Nước Nam lệ thuộc dân ta khốn cùng!”
Bước chân cha bước mọi vùng
Trường kỳ kháng chiến băng rừng lội sông
Vì quê hương quyết một lòng
Đẩy lùi xâm lược nước non thái bình.
Hậu phương nuôi con một mình
Mẹ tròn việc nước gia đình ấm êm
Vì con mẹ thức đêm đêm
Đêm đêm thao thức bên thềm ưu tư.
“Ầu ơ! Lời mẹ nhẹ ru
Con ngoan mau lớn bóng thù xua tan
Tự do độc lập sang trang
Quê mình thoát cảnh nhọc nhằn đau thương!”
Lời ru mẹ thắp lửa hường
Nâng chân con bước nâng đường con đi!
2.2.1946/2.2.2013/Trần Kim Lan
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)