Có Lẽ Nào (Nhạc: Huy Tập -Thơ: Trần Kim Lan -CS: Phương Nam)
Xem tại đây:
- Ca khúc: Có lẽ nào
- Chùm thơ xướng họa: Đường thi tỏa sáng (Thơ TKL)
- Trảy hội thơ văn (Thơ TKL)
- Nguyễn Ngọc Khuê (Thơ TKL)
- Chùm thơ: Trường xưa tình nghĩa (Thơ TKL)
(Nhạc sĩ Huy Tập thư cho Trần Kim Lan: 19 giờ ngày 2.5.2013 sẽ có buổi giao lưu thơ-ca tại nhà văn hóa quận Thủ Đức TPHCM giới thiệu một số ca khúc, trong đó có ca khúc: "Có lẽ nào" (Thơ: Trần Kim Lan-Nhạc: Huy Tập) do ca sĩ Phương Nam (con trai của NS Huy Tập) trực tiếp biểu diễn- Ban tổ chức có mời Tác giả thơ-nhạc-ca tới dự giao lưu gặp gỡ, phỏng vấn... Rất tiếc, Trần Kim Lan ở xa, không tới dự được. Xin "mời" qúy vị, ai ở TP HCM tới dự, nghe ca khúc thay Trần Kim Lan nhé! Xin chân thành cảm ơn nhạc sĩ Huy Tập đã nâng cánh cho thơ và ca sĩ Phương Nam đã thể hiện rất truyền cảm ca khúc: "Có lẽ nào") (30.4.2013/TKL)
Có lẽ nào, ta lại phải xa nhau
Người yêu ơi! Sao tràn môi lệ đắng
Có lẽ nào, tình ta phải đớn đau
Có lẽ nào, mình mãi mãi xa vắng?
Đâu rồi ánh mắt lóng lánh trăng vương
Đâu những nụ hôn gió vờn mải miết
Đâu những ước hẹn thơm những con đường
Đâu thuyền tình xưa xôn xao biển biếc?
Có lẽ nào, anh lại sẽ xa em
Có lẽ nào, tình yêu là cách trở
Người yêu ơi! Ôi, mộng ước êm đềm
Có lẽ nào, tình chỉ còn đau khổ?
Có lẽ nào?
Có lẽ nào?
Tình ơi!
Nước Đức Thứ Hai ngày 24-8-2009
Trần Kim Lan
Ghi chú: Bài thơ này đã in trong
tập thơ: "Khúc hát yêu thương" xuất bản năm 2012 - NXB Hội nhà văn.
Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013
Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013
Để Những Tháng Tư
ĐỂ NHỮNG THÁNG TƯ
(Cảm xúc sau khi đọc bài viết của
TG: Nguyễn Trọng Tạo)
Xem tại đây:
- Nụ hôn đầu đời (thơ TKL)
- Lá thư từ Trường Sơn (thơ TKL)
Xin hoá giải đi hận thù chứa chất
Cay đắng, xót xa, đau đớn, ưu tư
Những khác biệt nhau, được, thua, mất mát…
Để những tháng Tư không áng mây mù!
Chiến tranh đã qua, lửa binh đã tắt
Hơn ba mươi năm, đất nước hòa bình
Mà lửa hận thù, vẫn còn lay lắt…
Hãy dập lửa đi – hóa giải lòng mình!
Mẹ Việt Nam ơi! Hãy làm cầu nối
Dìu dắt muôn dân dòng dõi Lạc Hồng
Xiết chặt tay nhau – hòa đồng một mối
Xây nước mạnh giầu, gìn giữ non sông!
27-4-2010/Trần Kim Lan
(Cảm xúc sau khi đọc bài viết của
TG: Nguyễn Trọng Tạo)
Xem tại đây:
- Nụ hôn đầu đời (thơ TKL)
- Lá thư từ Trường Sơn (thơ TKL)
Xin hoá giải đi hận thù chứa chất
Cay đắng, xót xa, đau đớn, ưu tư
Những khác biệt nhau, được, thua, mất mát…
Để những tháng Tư không áng mây mù!
Chiến tranh đã qua, lửa binh đã tắt
Hơn ba mươi năm, đất nước hòa bình
Mà lửa hận thù, vẫn còn lay lắt…
Hãy dập lửa đi – hóa giải lòng mình!
Mẹ Việt Nam ơi! Hãy làm cầu nối
Dìu dắt muôn dân dòng dõi Lạc Hồng
Xiết chặt tay nhau – hòa đồng một mối
Xây nước mạnh giầu, gìn giữ non sông!
27-4-2010/Trần Kim Lan
Lá thư từ Trường Sơn
Lá thư từ Trường Sơn
Anh viết cho em thư từ Trường Sơn
Khi nắng chan hòa lung linh rực rỡ
Khi hoa bông lau đua chen bừng nở
Chiến binh tử sĩ đàm đạo ân tình.
Bên này, bên kia thổn thức con tim
Nghĩ về quê hương nghe lòng khắc khoải
Một thời đạn bom, một thời kinh hãi
Sự chết đi qua, tình nảy lộc hoa.
Chiến tranh lùi xa, hòa bình hoan ca
Nối bờ nam bắc, Hiền Lương một dải
Được, thua, mất mát, thương đau khép lại
Bên kia, bên này khái niệm chẳng còn.
Bên này mất vợ, bên kia mất chồng
Bên mất mẹ cha, bên lỗi hẹn ước
Bên kia mất nhà, bên này mất nước
Tử binh hội ngộ, nghĩ về quê hương.
Từ dãy Trường Sơn thắp lửa yêu thương
Anh nghĩ về em hẹn thề một thuở
Bên kia, bên này biển trời nhung nhớ
Tháng tư thầm nhắc: "Bắc nam một nhà!"
30.4.2012/Trần Kim Lan
Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013
Thư Tình Cuối (Thơ: Trần Kim Lan-Nhạc: Nguyễn Vinh-CS: Phương Nghi)
Thư Tình Cuối (Thơ: Trần Kim Lan-Nhạc: Nguyễn Vinh-CS: Phương Nghi)
"...Mai ngày xa thế về trời
Hẹn nhau người nhé rong chơi thuyền tình..." (Trần Kim Lan)
"...Mai ngày xa thế về trời
Hẹn nhau người nhé rong chơi thuyền tình..." (Trần Kim Lan)
Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013
Xuân nồng (Thơ: Trần Kim Lan-Nhạc: Giao Tiên-CS: Thái Hòa)
Xuân nồng (Thơ: Trần Kim Lan-Nhạc: Giao Tiên-CS: Thái Hòa)
Xem tại đây:
- Ca khúc: Xuân nồng
Ngày xuân nâng chén cùng anh
Em như hoa nở trên nhành đào xuân
Xuân đi xuân lại xoay vần
Buồn vui sướng khổ gian nan trải cùng.
Rồi ra xuân cũng vui mừng
Rượu ngon bánh ngọt nắng hừng mắt em
Gió xuân vi vút êm đềm
Nàng xuân lãng đãng bên thềm ngóng ai.
Tương phùng gặp gỡ xuân đài
Duyên se chỉ thắm kết đai tơ hồng
Nào ta nâng chén xuân nồng
Cho mình mãi mãi sắt son xuân tình.
13.2.2013/Trần Kim Lan
Xem tại đây:
- Ca khúc: Xuân nồng
Ngày xuân nâng chén cùng anh
Em như hoa nở trên nhành đào xuân
Xuân đi xuân lại xoay vần
Buồn vui sướng khổ gian nan trải cùng.
Rồi ra xuân cũng vui mừng
Rượu ngon bánh ngọt nắng hừng mắt em
Gió xuân vi vút êm đềm
Nàng xuân lãng đãng bên thềm ngóng ai.
Tương phùng gặp gỡ xuân đài
Duyên se chỉ thắm kết đai tơ hồng
Nào ta nâng chén xuân nồng
Cho mình mãi mãi sắt son xuân tình.
13.2.2013/Trần Kim Lan
Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013
Đá yểm bùa
Đá yểm bùa
Chính giữa đền Hùng đá yểm bùa
Xôn xao ảo thật thật như đùa
Báo chuyên khắp chốn đăng tin nóng
Lá cải mọi nơi gợi chuyện xưa
Học giả lao tâm suy ký tự
Bàn dân khổ trí đoán hình chua
Cuối cùng “chính chủ” chường mê trận
Đất Việt đâu cần đá yểm bùa!
Nước Nam muôn thuở chẳng cần bùa
Vẫn thắng ngoại xâm há chuyện đùa
Phương Bắc bao phen sầu sử cũ
Nguyên Mông mấy bận tủi triều xưa
Cao Biền long mạch mưu trù độc
Đất Việt rồng thiêng tự khử chua
Mười Tám đời Hùng vương dựng quốc
Lạc Hồng dòng dõi chẳng cần bùa!
Nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương 19.4.2013/(10.3.Qúy Tị)
/Trần Kim Lan
Chính giữa đền Hùng đá yểm bùa
Xôn xao ảo thật thật như đùa
Báo chuyên khắp chốn đăng tin nóng
Lá cải mọi nơi gợi chuyện xưa
Học giả lao tâm suy ký tự
Bàn dân khổ trí đoán hình chua
Cuối cùng “chính chủ” chường mê trận
Đất Việt đâu cần đá yểm bùa!
Nước Nam muôn thuở chẳng cần bùa
Vẫn thắng ngoại xâm há chuyện đùa
Phương Bắc bao phen sầu sử cũ
Nguyên Mông mấy bận tủi triều xưa
Cao Biền long mạch mưu trù độc
Đất Việt rồng thiêng tự khử chua
Mười Tám đời Hùng vương dựng quốc
Lạc Hồng dòng dõi chẳng cần bùa!
Nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương 19.4.2013/(10.3.Qúy Tị)
/Trần Kim Lan
Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013
Nhớ Hà Nội (Thơ: Trần Kim Lan-NS: Ngọc Anh-CS: Thái Hòa)
Nhớ Hà Nội (Thơ: Trần Kim Lan-NS: Ngọc Anh-CS: Thái Hòa)
(Để hát - xây cầu - nối liền xa cách)
Xem tại đây:
- Ca khúc: Nhớ Hà Nội
Hà Nội ơi! Hà Nội, giờ xa vời vợi
Biết đến bao giờ, về lại, Hà Nội ơi
Hà Nội ơi! Hà Nội ơi! Hà Nội
Tha thiết lòng ta, nỗi nhớ khôn nguôi!
Ôi nhớ! Nhớ những con đường loang lổ nắng
Nhớ bước chân ai khua động trăng ngàn
Hồ Tây ơi! Hồ Gươm ơi! Tháp Rùa ơi! Ơi
người thương... Ôi nhớ!
Nhớ tiếng Mẹ ru hời, nhớ tình đầu muôn thuở
thương phố cổ ngàn năm!
Dù ở nơi đâu, vẫn nhớ về Hà Nội
Nhớ những nụ cười, hương hoa sữa mùa thu
Nhớ tiếng mưa rơi, người thương đứng đợi
Nghe sóng Hồng Hà - Gợi nhớ Thăng Long
Bao giờ, ta lại về thăm, Hà Nội ơi???
Nước Đức 26-7-2001
Trần Kim Lan
Ghi chú: Bài thơ này đã in trong
tập thơ: "Tiếng lòng" xuất bản năm 2010 - NXB Văn học.
(Để hát - xây cầu - nối liền xa cách)
Xem tại đây:
- Ca khúc: Nhớ Hà Nội
Hà Nội ơi! Hà Nội, giờ xa vời vợi
Biết đến bao giờ, về lại, Hà Nội ơi
Hà Nội ơi! Hà Nội ơi! Hà Nội
Tha thiết lòng ta, nỗi nhớ khôn nguôi!
Ôi nhớ! Nhớ những con đường loang lổ nắng
Nhớ bước chân ai khua động trăng ngàn
Hồ Tây ơi! Hồ Gươm ơi! Tháp Rùa ơi! Ơi
người thương... Ôi nhớ!
Nhớ tiếng Mẹ ru hời, nhớ tình đầu muôn thuở
thương phố cổ ngàn năm!
Dù ở nơi đâu, vẫn nhớ về Hà Nội
Nhớ những nụ cười, hương hoa sữa mùa thu
Nhớ tiếng mưa rơi, người thương đứng đợi
Nghe sóng Hồng Hà - Gợi nhớ Thăng Long
Bao giờ, ta lại về thăm, Hà Nội ơi???
Nước Đức 26-7-2001
Trần Kim Lan
Ghi chú: Bài thơ này đã in trong
tập thơ: "Tiếng lòng" xuất bản năm 2010 - NXB Văn học.
Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013
Dù đến phương nào (Thơ: Trần Kim Lan-NS: Ngọc Anh-CS: Kim Khánh)
Dù đến phương nào (Thơ: Trần Kim Lan-NS: Ngọc Anh-CS: Kim Khánh)
(Tha thiết, tình cảm)
Kính tặng song thân và gia đình, các thầy,
cô giáo cũ và các bạn cùng học…)
Xem tại đây:
- Ca khúc: Dù đến phương nào
Sau những tháng ngày mẹ luyện tập bay
Đàn chim non đã đủ lông, đủ cánh
Cùng sải cánh bay, bay giữa trời mây
Lòng đầy mừng vui, biết đâu thử thách!
Biết đâu bão tố, ngay giữa lặng yên
Cánh chim chập chờn, giữa trời sóng gió
Bầy chim xao xác, nháo nhác gọi đàn
Dù đến phương nào, vẫn quay về tổ!
Ôi! Những cánh chim dạn dày gió sương
Dù đến nơi nào, dù thành hay bại
Vẫn nhớ những ngày, mẹ luyện lên đường
“Mặc cho bão tố - hãy bay, bay tới!"
Sau mười năm xa quê hương
Nước Đức ngày 10-10-1991/20-11-2001
Trần Kim Lan
Ghi chú: Bài thơ này đã in trong
tập thơ: "Tiếng lòng" xuất bản năm 2010 - NXB Văn học.
(Tha thiết, tình cảm)
Kính tặng song thân và gia đình, các thầy,
cô giáo cũ và các bạn cùng học…)
Xem tại đây:
- Ca khúc: Dù đến phương nào
Sau những tháng ngày mẹ luyện tập bay
Đàn chim non đã đủ lông, đủ cánh
Cùng sải cánh bay, bay giữa trời mây
Lòng đầy mừng vui, biết đâu thử thách!
Biết đâu bão tố, ngay giữa lặng yên
Cánh chim chập chờn, giữa trời sóng gió
Bầy chim xao xác, nháo nhác gọi đàn
Dù đến phương nào, vẫn quay về tổ!
Ôi! Những cánh chim dạn dày gió sương
Dù đến nơi nào, dù thành hay bại
Vẫn nhớ những ngày, mẹ luyện lên đường
“Mặc cho bão tố - hãy bay, bay tới!"
Sau mười năm xa quê hương
Nước Đức ngày 10-10-1991/20-11-2001
Trần Kim Lan
Ghi chú: Bài thơ này đã in trong
tập thơ: "Tiếng lòng" xuất bản năm 2010 - NXB Văn học.
Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013
Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013
Thư Tình Cuối (Karaoke) (Thơ: Trần Kim Lan-Nhạc: Nguyễn Vinh-Ca: Phương Nghi
Thư tình cuối (Karaoke)(Thơ: Trần Kim Lan-Nhạc: Nguyễn Vinh-Ca sĩ: Phương Nghi)
Thư tình cuối
Mong rằng lần nữa, người ơi
Thư tình cuối sẽ tới người thương yêu
Trải bao sóng gió liêu xiêu
Lời người còn đó dặt dìu tháng năm…
Tình người vẫn tỏa âm thầm
Nụ hôn vẫn cháy nồng nàn không phai
Đường đời dẫu có chia hai
Còn đây mộng ườc hình hài bên nhau…
Du thuyền lóng lánh sắc mầu
Say sưa ánh mắt bóng câu rập rình
Tơ trời còn vướng duyên mình
Dù rằng cách trở vẫn tìm bến xưa…
Còn đây mộng ước mây mưa
Cánh chim én liệng chao đưa tiễn chào
Đời người tựa giấc chiêm bao
Còn muôn nổi nhớ ươm vào sông Tương…
Người là tỉ phú thương trường
Còn ai chỉ có thơ vương lưu đời
Mai này xa thế, về trời
Hẹn nhau, người nhé, rong chơi thuyền tình!
17-5-2011/Trần Kim Lan
Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013
Áo dài Việt Nam (Thơ: Trần Kim Lan-NS: Kiều Tấn Minh-CS: Thái Minh Nguyễn)
Áo dài Việt Nam (Thơ: Trần Kim Lan-NS: Kiều Tấn Minh-CS: Thái Minh Nguyễn)
Xem tại đây:
- Ca khúc: Áo dài Việt Nam
Thướt tha trong chiếc áo dài
Em như nhành liễu mảnh mai soi mình
Dòng xanh xanh biếc dáng hình
“Lặng theo bóng nước để tìm gặp em”
Dịu dàng, đẹp tựa nàng tiên
Kiêu sa, quyến rũ, tới miền ước ao
Nghe lòng dậy sóng, xôn xao
Duổi dong, mê mải, lạc vào mộng mơ
“Nghiêng nghiêng chiếc nón bài thơ
Phất phơ tà áo, thẫn thờ yêu thương”
Áo dài, ru mộng đêm trường
Khiến lòng ngơ ngẩn, vấn vương, mơ màng
“Cầu trời nối nhịp quan san
Để mình sánh bước bên nàng, nàng ơi!”
Dẫu đi khắp chốn, cùng trời
“Áo dài vẫn mãi rối bời nhịp tim...”
31-3-2010/Trần Kim Lan
Ghi chú: Bài thơ này đã in trong
tập thơ: "Khúc hát yêu thương" xuất bản năm 2012 - NXB Hội nhà văn.
Xem tại đây:
- Ca khúc: Áo dài Việt Nam
Thướt tha trong chiếc áo dài
Em như nhành liễu mảnh mai soi mình
Dòng xanh xanh biếc dáng hình
“Lặng theo bóng nước để tìm gặp em”
Dịu dàng, đẹp tựa nàng tiên
Kiêu sa, quyến rũ, tới miền ước ao
Nghe lòng dậy sóng, xôn xao
Duổi dong, mê mải, lạc vào mộng mơ
“Nghiêng nghiêng chiếc nón bài thơ
Phất phơ tà áo, thẫn thờ yêu thương”
Áo dài, ru mộng đêm trường
Khiến lòng ngơ ngẩn, vấn vương, mơ màng
“Cầu trời nối nhịp quan san
Để mình sánh bước bên nàng, nàng ơi!”
Dẫu đi khắp chốn, cùng trời
“Áo dài vẫn mãi rối bời nhịp tim...”
31-3-2010/Trần Kim Lan
Ghi chú: Bài thơ này đã in trong
tập thơ: "Khúc hát yêu thương" xuất bản năm 2012 - NXB Hội nhà văn.
Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013
Chuyện Tình Buồn Đằng Sau Cây Vĩ Cầm Tìm Thấy Trên Tàu Titanic
Chuyện Tình Buồn Đằng Sau Cây Vĩ Cầm Tìm Thấy Trên Tàu Titanic
Khi tàu Titanic chìm xuống, ban nhạc danh tiếng trên tàu cũng cùng chịu cảnh bi kịch với nó. Hơn 100 năm sau, người ta tìm thấy cây vĩ cầm của vị nhạc trưởng năm xưa và hé mở chuyện tình đẹp nhưng buồn của ông.
Cây vĩ cầm thuộc về nhạc trưởng Wallace Hartley vốn được cho là đã thất lạc nhưng vào năm 2006, con trai của một nhạc công nghiệp dư đã tìm thấy nó trên tầng gác mái nhà mình. Trên thân đàn có một mảnh bạc chạm khắc những thông tin giúp làm rõ nguồn gốc cây đàn.
Sau 7 năm nghiên cứu và tìm hiểu, cả quá trình tốn kém hàng ngàn bảng Anh, cuối cùng người ta đã có thể khẳng định cây vĩ cầm có chất liệu tuyệt vời, chống thấm nước này chính là cây đàn từng được nhạc trưởng Hartley chơi trên tàu Titanic.
Trong những phút đầu tiên khi con tàu Titanic đâm phải tảng băng trôi ngày 14/4/1912, vị nhạc trưởng 24 tuổi được lệnh triệu tập ban nhạc và chơi đàn để giúp hành khách bình tĩnh hơn trước cơn hoảng loạn. 8 nhạc công đã vô cùng dũng cảm đứng biểu diễn trên boong tàu trong khi hành khách tranh nhau leo lên thuyền cứu hộ.
Ban nhạc cứ tiếp tục chơi cho tới khi kết cục bi thảm nhất đến với họ. Được biết trong những giờ phút cuối cùng, họ đã chơi bản thánh ca nổi tiếng “Nearer, My God, To Thee” (Gửi Người, con đang tới gần hơn với Chúa).
Nhạc trưởng Hartley và những 7 thành viên trong ban nhạc và hơn 1.500 hành khách, thủy thủ đoàn đã vĩnh viễn nằm dưới đáy đại dương cùng con tàu huyền thoại rạng sáng ngày 15/4. Cây vĩ cầm đóng bằng gỗ hồng sắc không thể tin nỗi vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn cho tới hôm nay bất kể thời gian và việc nó từng nằm sâu dưới đáy biển 10 ngày. Có hai vết nứt dài trên thân bởi nước biển trước đây đã khiến gỗ bị co ngót.
Sau 7 năm nghiên cứu và tìm hiểu, cả quá trình tốn kém hàng ngàn bảng Anh, cuối cùng người ta đã có thể khẳng định cây vĩ cầm có chất liệu tuyệt vời, chống thấm nước này chính là cây đàn từng được nhạc trưởng Hartley chơi trên tàu Titanic.
Trong những phút đầu tiên khi con tàu Titanic đâm phải tảng băng trôi ngày 14/4/1912, vị nhạc trưởng 24 tuổi được lệnh triệu tập ban nhạc và chơi đàn để giúp hành khách bình tĩnh hơn trước cơn hoảng loạn. 8 nhạc công đã vô cùng dũng cảm đứng biểu diễn trên boong tàu trong khi hành khách tranh nhau leo lên thuyền cứu hộ.
Ban nhạc cứ tiếp tục chơi cho tới khi kết cục bi thảm nhất đến với họ. Được biết trong những giờ phút cuối cùng, họ đã chơi bản thánh ca nổi tiếng “Nearer, My God, To Thee” (Gửi Người, con đang tới gần hơn với Chúa).
Nhạc trưởng Hartley và những 7 thành viên trong ban nhạc và hơn 1.500 hành khách, thủy thủ đoàn đã vĩnh viễn nằm dưới đáy đại dương cùng con tàu huyền thoại rạng sáng ngày 15/4. Cây vĩ cầm đóng bằng gỗ hồng sắc không thể tin nỗi vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn cho tới hôm nay bất kể thời gian và việc nó từng nằm sâu dưới đáy biển 10 ngày. Có hai vết nứt dài trên thân bởi nước biển trước đây đã khiến gỗ bị co ngót.
Miếng bạc chạm khắc thông tin gắn trên thân đàn tuy đã bị ăn mòn nhưng vẫn là
bằng chứng đắc lực giúp các nhà khoa học khẳng định được nguồn gốc của nó.
Với tấm lòng của người nghệ sĩ, Hartley trong phút cuối cùng khi tàu sắp chìm hẳn đã bỏ cây vĩ cầm vào chiếc vali bằng da. Nhiều người cho rằng Hartley đã lợi dụng sức nổi của chiếc vali để mong cứu được cả mình và cây đàn. Nhiều người lại cho rằng ông biết mình sẽ chết nên trong phút giây cuối cùng đã ôm chặt lấy tình yêu lớn trong cuộc đời ông – cây vĩ cầm, khi trục vớt, người ta thấy thi thể Hartley ôm chiếc vali đựng đàn.
Cây đàn là do vị hôn thê của ông trao tặng – bà Maria Robinson như một món quà đính ước giữa họ. Trên miếng bạc gắn ở thân đàn có khắc dòng chữ: “Dành tặng anh Wallace nhân ngày đính hôn của chúng mình. Em Maria.” Sau khi trục vớt được cây đàn, người ta đã đem trao trả nó cho bà cùng với những vật dụng cá nhân khác của ông Hartley. Bà Robinson về sau không lấy ai khác và qua đời ở tuổi 59. Cây đàn kể từ đó lưu lạc qua nhiều đời chủ. Sau khi tìm lại được, dự kiến cây đàn quý sẽ được đem triển lãm khắp thế giới kể từ cuối tháng 3 này và sau đó sẽ đem bán đấu giá. Đại diện nhà đấu giá cho biết: “Đây là món đồ quan trọng nhất gắn liền với tên tuổi con tàu Titanic và có lẽ nó cũng là món đồ có giá trị nhất bởi tất cả những câu chuyện gắn liền với lịch sử cây đàn.”
Nhạc trưởng Wallace Hartley và vị hôn thê Maria Robinson
Cây đàn được tìm thấy trong chiếc vali da 10 ngày sau khi vụ tai nạn xảy ra.
Nước biển đã làm hỏng thùng đàn với hai vết rạn
Wallace trong giây phút cuối đời vẫn nhớ phải bỏ cây đàn vào chiếc vali da.
Tuy vậy, môi trường nước biển vẫn gây ra hai vết rạn trên thân đàn.
Sau này, người ta có tìm thấy cuốn nhật ký của bà Maria Robinson – hôn thê của nhạc trưởng Hartley viết ngày 19/7/1912 rằng: “Mình muốn thể hiện lòng biết ơn vô hạn đối với những người đã mang về đây cây vĩ cầm của anh. Cây vĩ cầm giờ đây là sợi dây kết nối tình yêu giữa chúng ta.” Bà Maria khi đó chỉ xin nhận lại cây vĩ cầm, những món đồ tùy thân của Hartley như hộp đựng thuốc lá bằng bạc hay nhẫn đeo tay bằng vàng đều được gửi lại cho cha của ông.
Chiếc đàn và một vài di vật nhỏ của Hartley mà người ta còn giữ lại được cho tới hôm nay.
Sau khi biết bà Robinson ở vậy, cha của Harley đã vô cùng xúc động và gửi tặng những món di vật nhỏ của con trai cho bà. Chiếc vĩ cầm đặt trong hòm vali da cùng những món đồ lưu niệm được bà Robinson cất giữ cẩn thận cho tới khi bà qua đời. Đáng tiếc, sau đó, những món đồ trong nhà bà bị phân tán đi nhiều nơi và thất lạc không ít. Cây đàn lưu lạc tới tay người chủ hiện nay. Người này xin được giấu tên, từng viết tới cho nhà đấu giá Henry Aldridge & Son: “Tôi nghĩ mình nên làm điều có ý nghĩa nhất đối với cây vĩ cầm. Hiện tại, nó đã không còn chơi được nữa nhưng tôi tin nó có một lịch sử lưu lạc rất đáng kể.”
Lá thư mà mẹ Hartley từng viết cho con trai cũng được tìm thấy trong túi áo của ông khi người ta trục vớt con tàu.
Chiếc đàn sau đó được đưa tới cho các nhà khoa học nghiên cứu, khi thông tin về cây đàn được chính thức khẳng định, nhà đấu giá cho biết họ vô cùng vui sướng và mọi việc quá tuyệt vời đến mức họ không dám tin đó là sự thật. “Chúng tôi đã dành ra 7 năm để thu thập đầy đủ bằng chứng và giờ đây đã đạt đến cái đích cuối cùng.”
Thông điệp tình yêu được chạm trên mảnh bạc gắn ở thân đàn:
“Dành tặng anh Wallace nhân ngày đính hôn của chúng mình. Em Maria.”
Trong những bộ phim và sách truyện kể về tàu Titanic, người ta luôn khắc họa hình ảnh nhạc trưởng Wallace Hartley chơi cây vĩ cầm.
Một món đồ trang sức nhỏ của bà Maria Robinson
có lồng tấm hình của hôn phu.
Tàu Titanic lúc rời cảng Southampton tháng 4/1912 để bắt đầu chuyến hải trình bi kịch.
Nguồn: DailyMail
Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013
Chùm thơ: Trường xưa tình nghĩa
Chùm thơ: Trường xưa tình
nghĩa
1-Trường xưa tình nghĩa
(Kính tặng các thầy cô giáo
và các anh chị, các bạn trường
cấp III Đoàn Kết Hà Nội năm học 1967-1969 tại Từ Vân,
Thường Tín, Hà Tây)
Nhớ trường xưa nhớ thầy cô
Tháng năm vất vả dạy trò
thành nhân
Chiến tranh bom đạn gian nan
Thầy trò bám lớp ươm mầm thương yêu.
Bom rơi, đạn lạc một chiều
Mới hay tình nghĩa chắt chiu cội nguồn
Cõng bạn xuyên suốt đường trường
Thường Tín – Hà Nội vết thương bạn lành.
Trường xưa giếng nước mái tranh
Cò bay rợp cánh long lanh tình người
Những đêm trăng sáng ngời ngời
Thầy trò hát múa vui cười cười vui.
Giờ đây lặng nhớ bùi ngùi
Dòng thời gian chẳng đẩy lùi được đâu
Đời người thoăn thoắt bóng câu
Trường xưa tình nghĩa thẳm sâu dòng đời.
6.6.2012/Trần Kim Lan
2-Điện thoại bất ngờ
(Tặng TMC - Bí thư chi đoàn lớp -
trường cấp III Đoàn Kết)
Mấy chục năm ròng vẫn nhớ nhau
Bất ngờ điện thoại nối vui sầu
Tháng năm cách biệt tình còn đượm
Giây phút trùng phùng nghĩa vẫn sâu
Người cũ Từ Vân sơ tán thuở
Trường xưa Đoàn Kết tạm dung cầu
Bom bi đạn lạc không rời lớp
Mãi nhớ thầy cô mãi nhớ nhau.
1.1.2013/Trần Kim Lan
3-Tình còn muôn thuở
(Nhớ về trường phổ thông cấp III Đoàn Kết
và các bạn cùng học... Riêng tặng TTV cô bạn thân
gặp lại ngay trên nước Đức)
Đi mòn trái đất ta lại gặp ta
Nhớ thời sơ tán tình bạn đậm đà
Một thời đạn bom, một thời gian khổ
Đèn sách miệt mài, khó mấy cũng qua.
Đi mòn trái đất mình lại gặp nhau
Từ Á sang Âu sẻ chia vui sầu
Mấy chục năm ròng đầu hai thư tóc
Ríu rít chuyện trò quên hết buồn đau.
Đi mòn trái đất, thầy cô chẳng quên
Bạn bè vẫn nhớ, nỗi nhớ không tên
Cánh phượng vẫn đỏ, tình còn muôn thuở
Trường xưa còn đó, một thời êm đềm.
15.1/11.2.2013/Trần Kim Lan
4-Lòng vẫn trở trăn
(Kính tặng thầy chủ nhiệm, các thầy cô giáo và
các bạn cùng học năm học 1967-1969)
Hôm nay em đã về đây
Bao năm viễn xứ vơi đầy nhớ thương
Dẫu xa, vẫn nhớ lớp, trường
Ba năm sơ tán, chặng đường gian nan.
Thầy cô tận tụy ân cần
Bảo ban dậy dỗ tận tâm, hết lòng
Chẳng quản gió rét đêm đông
Thầy xách đèn bão ghé trông mọi nhà.
Xem nơi ăn, ở có vừa
Nhắc nhở nhóm học sớm trưa đúng giờ
Cùng trò gặt lúa, be bờ
Giúp dân vườn ruộng, dạy trò siêng năng.
Bom bi Mỹ xối nhà dân
Chương, Trâm… mấy bạn bom dần khổ sao
Tình thầy, nghĩa bạn dâng trào
Khiêng cáng, chạy bộ để vào thành đô.
Tai qua, nhờ bạn, thầy cô
Tình người thắm thiết bao giờ mà quên
Ba năm thiếu thốn, đói mềm
Cơm độn bột hẩm, ngày đêm học hành.
Giờ đây chúng em trưởng thành
Tung bay khắp nẻo, an lành, thầy ơi
Hôm nay em về đây rồi
Thành đô thay đổi, chuyển dời khác xưa.
Bạn bè gặp mặt lưa thưa
Mỗi người một chốn nắng mưa dãi dầu
Thời gian nhanh tựa bóng câu
May gặp Chương, Tuyến, qua cầu gặp Trâm.
Long “mắt tốt” rồi Thanh Vân
“Dĩn Hùng”, Thế Hội lưu thân Sài Gòn
Mừng vui điện thoại cười ròn
Mấy mươi năm lẻ, vẫn còn nhớ nhau.
Đặng Cương điện thoại chẳng lâu
Bởi vì Tết đến, gặp đâu dễ dàng
Vậy thôi, chẳng còn thời gian
Rời xa lòng vẫn trở trăn đêm ngày
Rằng em chưa gặp cô, thầy
Để mong được nói lời này: Tạ ơn!
31-5-2010/Trần Kim Lan
(Bài này đã in trong tập thơ: Khúc hát yêu thương
- Trăn trở XB qúy III - 2012
NXB Hội nhà văn)
Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013
Dòng thơ (Nhạc và lời: Nguyễn Vinh - CS: Xuân Phú)
Thân tặng cô em gái Thi Sĩ Trần Kim Lan (8.4.2013/NS Nguyễn Vinh)
Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013
Nguyễn Ngọc Khuê
1-Nguyễn Ngọc Khuê
(8.4.1947)
Nguyễn Ngọc Khuê danh nổi nước Nam
"Trên dòng sông Mã" (1) bổng cung thăng
"Làng hoa làng lúa..." (2) ngân nga vọng
"Hạt nắng hạt mưa" luyến láy ngân."Khoảnh khắc mùa xuân" xao xuyến dạ
"Tình yêu… chiến sĩ" (3) dặt dìu tâm
Công bằng tranh đấu không ngừng nghỉ (4)
Nguyễn Ngọc Khuê giành giải thưởng dân!
8.4.2013/Trân Kim Lan
Ghi chú: (1): Tiếng hát trên dòng sông Mã - ca khúc đầu tay viết trên mảnh đất Thanh Hóa, nơi nhạc sĩ là một trong những người lính chiến đấu bảo vễ cầu Hàm Rồng (1965-1966)
(2): Mùa xuân làng lúa làng hoa: Một trong những tác phẩm làm nên danh tiếng của nhạc sĩ, đọat giải thưởng nhà nước năm 2010 và là một trong những tác phẩm "vượt thời gian" được bình chọn năm 2010.
Những chữ trong ngoặc kép là tên một trong những ca khúc của nhạc sĩ Ngọc Khuê.
(3): Tình yêu với người chiến sĩ
(4): Nhạc sĩ Ngọc Khuê cùng một số nhạc sĩ khác tranh đấu cho quyền lợi chính đáng được nhận giải thưởng của nhà nước của bản thân và một số nhạc sĩ khác...
2- Theo dòng thời gian
(Viết tặng Nhạc sĩ Ngọc Khuê
Tha thiết, tình cảm)
À ơi lời mẹ phiêu bồng
Thăng Long – Hà Nội mênh mông ân tình
Lời ru theo bước chiến binh
“Trên dòng sông Mã” (1) xao tim quân hành.
Tình ca bay bổng xứ Thanh
“Hạt mưa hạt nắng” long lanh mắt người
“Khoảnh khắc mùa xuân” bồi hồi
“Tình yêu chiến sĩ” (2) theo đời vang ngân.
Làng lúa làng hoa mùa xuân (3)
Hà Nội tấu khúc bổng trầm thương yêu
Tình người hoa lúa dặt dìu
Thắm tình non nước phiêu diêu non ngàn
Theo dòng thời gian mênh mang
Làng lúa làng hoa mùa xuân…
8.4.2014/Trần Kim Lan
(8.4.1947)
Nguyễn Ngọc Khuê danh nổi nước Nam
"Trên dòng sông Mã" (1) bổng cung thăng
"Làng hoa làng lúa..." (2) ngân nga vọng
"Hạt nắng hạt mưa" luyến láy ngân."Khoảnh khắc mùa xuân" xao xuyến dạ
"Tình yêu… chiến sĩ" (3) dặt dìu tâm
Công bằng tranh đấu không ngừng nghỉ (4)
Nguyễn Ngọc Khuê giành giải thưởng dân!
8.4.2013/Trân Kim Lan
Ghi chú: (1): Tiếng hát trên dòng sông Mã - ca khúc đầu tay viết trên mảnh đất Thanh Hóa, nơi nhạc sĩ là một trong những người lính chiến đấu bảo vễ cầu Hàm Rồng (1965-1966)
(2): Mùa xuân làng lúa làng hoa: Một trong những tác phẩm làm nên danh tiếng của nhạc sĩ, đọat giải thưởng nhà nước năm 2010 và là một trong những tác phẩm "vượt thời gian" được bình chọn năm 2010.
Những chữ trong ngoặc kép là tên một trong những ca khúc của nhạc sĩ Ngọc Khuê.
(3): Tình yêu với người chiến sĩ
(4): Nhạc sĩ Ngọc Khuê cùng một số nhạc sĩ khác tranh đấu cho quyền lợi chính đáng được nhận giải thưởng của nhà nước của bản thân và một số nhạc sĩ khác...
2- Theo dòng thời gian
(Viết tặng Nhạc sĩ Ngọc Khuê
Tha thiết, tình cảm)
À ơi lời mẹ phiêu bồng
Thăng Long – Hà Nội mênh mông ân tình
Lời ru theo bước chiến binh
“Trên dòng sông Mã” (1) xao tim quân hành.
Tình ca bay bổng xứ Thanh
“Hạt mưa hạt nắng” long lanh mắt người
“Khoảnh khắc mùa xuân” bồi hồi
“Tình yêu chiến sĩ” (2) theo đời vang ngân.
Làng lúa làng hoa mùa xuân (3)
Hà Nội tấu khúc bổng trầm thương yêu
Tình người hoa lúa dặt dìu
Thắm tình non nước phiêu diêu non ngàn
Theo dòng thời gian mênh mang
Làng lúa làng hoa mùa xuân…
8.4.2014/Trần Kim Lan
Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013
Trảy hội thơ văn
Trảy hội thơ văn
Anh say bát cú thất ngôn
Em mê lục bát mang hồn nước Nam
Chị nghiền thơ mới thênh thang
Thơ văn bạn thích tràn lan ý tình.
Nào ta vào cuộc trường chinh
Anh tung chị hứng ta mình bay lên
Rải thơ văn khắp mọi miền
Đâm quân tham nhũng triệt tên dối lừa!
“Lưỡi bò” ném chữ chặt cưa
Khiến cho bành chướng phải chừa gian ngoan
Khiến cho chúng bỏ lòng tham
Khiến cho đất nước giang san vẹn toàn!
Nào ta trảy hội thơ văn
Cổ thi thơ mới đua tâm đua tài
Ai người thắp lửa tương lai
Sử thi nước Việt tuyền đài khắc ghi!
3.4.2013/Trần Kim Lan
Chùm thơ xướng họa: Đường thi tỏa sáng
1-Đường thi tỏa sáng
(Họa bài: Không đề - TG: Gió
Phương Nam)
Đường thi tỏa sáng tựa vầng
dương
Bác học uyên thâm vạn thuở
nhường
Gác kiếm bầu trời mờ nhạt
nắng
Buông thơ mặt đất hiếm hoi
hương
Như tình yêu thiếu buồn thiu
mắt
Tựa lửa giận thừa lạnh lẽo
giường
Niêm luật luận đề trau chuốt
ý
Đường thi lắng đọng luyến
thương vương.
1.4.2014/Trần Kim Lan
Không đề
Ai thời cung nữ quận Chiêu
Dương
Trăm sắc ngàn hoa ấy cũng nhường
Uyển chuyển gót hài oanh thốt
ngọc
Thướt tha mình liễu huệ tràn
hương
Múa ca cầm phách mê hồn khách
Bố trận bài binh nổi chiếu
giường
Mĩ kế liên hoàn ly gián giặc
Lưu truyền hậu thế án Đồ
Vương.
(3.2013/Gió Phương Nam)
2-Xuất kiếm Đường thi
(Viết tặng Ngày xưa ơi – Phương
Phương
Họa bài: Tìm tình - Phương
Phương)
Quyết trả ai kia phụ chữ tình
Nàng thơ đâu thể mãi làm
thinh
Đường thi tung chưởng mời ông
tiếp
Lục bát mài gươm ngó chị
nghinh
Đừng tưởng nữ nhi thì núp bóng
Chớ tin quân tử chẳng trùm hình
Luyện câu luyện ý cùng niêm
luật
Quyết trả ai kia phụ chữ tình.
3.4.2013/Trần Kim Lan
Tìm tình...
Tình đi đâu hết phải…tìm tình
Bốn hướng, mười phương chỉ lặng
thinh
Kìa cụ …Đường thi tay vẫy vẫy
Nọ ông ... Lục bát mặt nghinh
nghinh
Băn khoăn đứng nghía hai ông
– cụ
Thắc thỏm ngồi trông một bóng
- hình
Lòng giận trách chàng sao chẳng
tới
Tình đi đâu hết phải… tìm
tình !
2.4.2013/Ngày Xưa - Phương
Phương
Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013
Có Lẽ Nào (Nhạc: Huy Tập -Thơ: Trần Kim Lan -CS: Phương Nam)
"Có lẽ nào, anh lại sẽ xa em
Có lẽ nào, tình yêu là cách trở" (Trần Kim Lan)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)