" Đâu Cũng nh - Nh v quê hương - Ci ngun dân tc - M

y ai mà quên?" (TKL)

Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

"Công chúa" họ Trần

"Công chúa" họ Trần 
(Tặng cháu: Trần Vũ Chi Phương)



















Mừng con “công chúa“ họ Trần
Chào đời mừng Chúa thế gian ngự triều
Mong con xinh đẹp, yêu kiều
“Công, dung, ngôn, hạnh“, thương yêu mọi lòng.

Dẫu rằng giá lạnh mùa đông
Nắng hường vẫn trải mênh mông đất trời
“Trâu vàng Kỷ Sửu“ ầu ơi
Mừng con cùng tuổi Sửu cười ung dung.

Họ Trần – “hoàng tử“ trùng phùng
Nay đón “công chúa“ vui mừng, mừng vui!


24-12-2009/9-11 Kỷ Sửu/Trần Kim Lan

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Nước hằng sống

KTTƯ: 149-Nước hằng sống


Mùa Giáng Sinh: Ý nghĩa ngày Nikolaus - Đêm Thánh vô cùng 
Mùa Vọng 
Mùa Hy Vọng, Hối Lỗi 


(Tha thiết, tình cảm)

Từ Giu-đa, Chúa Giê-su qua Sa-ma-ri, về Ga-li-lê
Chúa hỏi xin nước, ngay bờ giếng Gia-cốp
“Ông người Do-thái, lại xin nước Sa-ma-ri ư?”
Người phụ nữ Sa-ma-ri đã trả lời Chúa.


“Nếu nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban
Hẳn chị xin được ban nước hằng sống!”
“Giếng sâu, không gầu, lấy nước làm sao
Chẳng lẽ ông lại hơn Gia-cốp tổ phụ?”

“Uống nước giếng này, sẽ lại khát thôi
Uống nước tôi cho, đời đời hết khát”
“Vậy ông cho tôi uống nước đời đời”
“Hãy gọi chồng chị, rồi mau trở lại!”

Người phụ nữ đáp: “Tôi không có chồng”
“Nhưng đã năm đời… đang sống, không phải”
“Qủa thật, ông đúng là ngôn sứ chăng?”
“Đã đến giờ, thờ Đức Chúa sự thật!”

“Tôi biết đó là Đức Ki-tô - Đấng Mê-si-a”
“Đấng ấy là tôi, đang nói cùng chị”
Người phụ nữ liền chạy đi loan tin
Nhiều người Sa-ma-ri chạy đến, tin lời Chúa.

(Dựa theo sách Tin Mừng của Gio-an/KTTƯ)

24-9-2003/Trần Kim Lan
    

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Sinh bởi Thần khí, nước Trời sẽ tới

KTTƯ: 148-Sinh bởi Thần khí, nước Trời sẽ tới

   

Ông Ni-cô-đê-mê, thủ lĩnh Do-thái, thuộc nhóm Pha-ri-sêu
Một đêm, ông đến gặp Chúa Giê-su, nói
“Thầy thuộc nước Trời, qua những dấu lạ
Chúa sai Thầy đến, Chúa ở cùng Thầy?”



“Chẳng được sinh lần nữa bởi ơn Trời
Thì chẳng ai thấy được nước Thiên Chúa!”
“Người đã già, làm sao sinh được nữa?
Lại phải vào lòng mẹ sao?” Ni-cô-đê-mê thưa.

“Bởi người sinh ra là xác thịt người
Sinh bởi nước, Thần khí, là Thần khí
Sinh bởi Thần khí, nước Trời sẽ tới
Phải sinh lần nữa, mới về Thiên đường.

Gió trời tự do thổi khắp bốn phương
Nghe tiếng gió, biết gió từ đâu đến
Ai bởi Thần khí sinh ra cũng vậy
“Thần khí ấy, chỉ Thiên Chúa ban cho!”

“Làm sao chuyện ấy có thể xảy ra?”
“Ông là Thầy Ít-ra-en, lại không biết được?
Tôi nói sự thật – vì Tôi đã biết
Chỉ con Chúa, từ Trời xuống, biết thôi.

Chuyện dưới đất, các ông còn nghi ngờ
Thì chuyện trên trời, làm sao hiểu nổi?
Khi Mô-sê giương cao rắn, Ít-ra-en được cứu
Con Thiên Chúa cũng phải được giương cao!

Ai tin con Chúa, sống lại muôn đời
Vì yêu loài người, con Chúa xuống thế
Ánh sáng giáng ngự, để phân lành, dữ
Ai làm điều ác thì chuộng tối tăm.

Ai theo sự thật, ánh sáng ở cùng
Bởi việc Người làm, nhận biết Chúa khiến
Con Chúa giáng trần, chẳng để lên án
Ai tin con Chúa, sẽ được cứu độ!”

(Dựa theo các sách Tin Mừng Ga-3/18/KTTƯ)

27-11-2003/Trần Kim Lan
    

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Luận về thơ Đường luật

Luận về thơ Đường luật


  

Đường thi Việt hóa đã lâu rồi
Hà cớ “phong yêu, hạc tất”… khơi
Bảy chữ trắc bằng say đạp đất
T
ám câu niêm luật khởi tung trời
Đối từ đối ý lao tâm nghĩ
Chở đạo chở tình thỏa sức bơi
Xướng họa đua vui đua trí tuệ
Vì đời nhen lửa thắp tim người.

15.12.2013/Trần Kim Lan

   

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Chúa Giê-su thanh tẩy đền thờ

KTTƯ: 147-Chúa Giê-su thanh tẩy đền thờ

   

Chúa Giê-su tới đền Giê-su-ra-lem dự lễ
Trong đền, nhiều người đổi bạc, bán chiên
Chúa đuổi họ ra, lật ghế, đổ tiền
“Đừng biến nhà Cha Ta thành họp chợ!”



“Dấu lạ nào, ông được quyền làm thế?”
“Các ông cứ phá đền thờ này đi
Nội ba ngày, tôi xây lại tức thì!”
“Ông nói vậy, ai mà tin ông được?”

“Vì nhiệt tâm nhà Chúa, tôi chịu nhục!” (TV69-10)
Bởi lẽ, trước khi Chúa chịu Thập hình
Lời Chúa còn kín nhiệm, chẳng ai tin
Mọi việc Chúa làm, người Do-thái chống đối.

Họ chẳng hiểu được ý Chúa muốn nói
“Đền thờ Chúa xây – Chính thân thể Người!”
Ngày Chúa chịu chết, Phục sinh - về Trời
Bấy giờ, họ mới hiểu rõ lời Chúa.

(Dựa theo các sách Tin Mừng của Lu-ca19/Ga-2/Mt21/Mc11/KTTƯ)

24-9-2003/Trần Kim Lan

    

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Kinh lạy Cha

KTTƯ: 146-Kinh lạy Cha
(Tha thiết, tình cảm)

  

Lạy Cha trên trời, nghe con nguyện cầu
Xin tôn danh Cha, nước Cha được đến
Ý Cha thể hiện khắp cả đất trời
Vì Cha hằng có, quyền năng, vinh hiển.


Lạy Cha, xin ban lương thực hàng ngày
Xin Cha tha thứ hết mọi tội lỗi
Xin cải hồn con, chẳng chấp tội người
Xin gìn giữ con khỏi chước cám dỗ.

Lạy Cha, xin lắng nghe con khẩn nài
Xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ
Xin đưa các linh hồn về cùng Ngài
Xin Thánh hóa con để về nước Chúa.

(Phỏng theo các sách Tin Mừng-Mt6, Lc11/KTTƯ)

25-9-2003/Trần Kim Lan

   

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Đức Chúa Trời hiện đến cùng Chúa Giê-su

KTTƯ: 145-Đức Chúa Trời hiện đến cùng Chúa Giê-su

  

Trên đỉnh núi Ta-bo
Giữa các Môn đệ
Chúa Giê-su rực rỡ
Tựa ánh mặt trời.



Đàm đạo cùng Người
Có Mô-sê, Ê-li-a nữa
Từ giữa mây lửa
Vang vọng những lời

“Đây là con Ta
Hãy nghe Người dạy!”
Môn đệ ngã sấp
Trước Đấng quyền năng.

(Dưạ theo các sách Tin Mừng – Mt-17/Mc-9(2-8)-Lc-9(28-36)/KTTƯ)

3-6-2003/Trần Kim Lan

  

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Hôi của

Hôi của

 

Thấy người gặp nạn chẳng thương người
"Hôi của" nhào vô cướp tức thời
Mặc tiếng van xin anh thích nhặt
Kệ lời kêu cứu chị ham cời
Vài giây chớp nhoáng chường tâm xấu
Mấy phút nhập nhoàng lộ kẻ tồi
Có phải vì nghèo nên mới thế
Hay là giáo dục đã suy đồi?


9.12.2013/Trần Kim Lan

Năm Ngọ – Tản Mạn Về Những Chú Ngựa Huyền Thoại

Năm Ngọ – Tản Mạn Về Những Chú Ngựa Huyền Thoại


Ngựa là một biểu tượng cho sự nhanh lẹ, thăng tiến, trí thông minh và sức mạnh. Không những đi vào lịch sủ, truyền thuyết, Ngựa còn được xem là 1 linh vật trong đời sống tâm linh của con người. Ngày nay, trong nhà thường treo những bức tranh , những bức tượng hình ngựa nhằm mong muốn sự may mắn trong đời sống, thăng tiến trong công việc và sức khỏe dồi dào.
Cùng hướng tới đầu xuân Giáp Ngọ 2014, xin mời quý khách cùng shopruoungoaigiasi.com tìm hiểu về những chú Ngựa đã ghi danh mình vào huyền thoại thế giới.
Năm Ngọ   Tản Mạn Về Những Chú Ngựa Huyền Thoại
rượu Cognac Armenian hình chú ngựa
Ngựa Kan Tha Ka trong Phật giáo: Nó được miêu tả là “có chiều dài 18 thước và có chiều cao tương xứng”. Loài vật này có lông màu trắng. Kan Tha Ka là con ngựa yêu quý của Đức Phật Siddhārtha Gautama. Con vật đặc biệt này đã trốn khỏi cung điện của gia đình Gautama khi ông quyết định trở thành nhà tu hành. Sau khi chết, Kan Tha Ka đã tái sinh thành học giả – người sau này có chuyến hành trình tu luyện đạt được sự giác ngộ.
Năm Ngọ   Tản Mạn Về Những Chú Ngựa Huyền Thoại
Bốn con ngựa của Apocalypse trong Thần thoại Kitô giáo: Chúng là biểu tượng của sự chinh phục, chiến tranh, nạn đói và cái chết. Trong sách Khải Huyền, 4 con ngựa trên được coi là dấu hiệu của sự phán xét cuối cùng trong suốt Ngày tận thế. Chúng có màu sắc khác nhau, lần lượt là: trắng, đỏ, đen và xanh xám hay xanh lá cây. Những con ngựa này đã trở thành nhân vật trung tâm trong thuyết mạt thế của đạo Kitô trong suốt thiên niên kỷ đầu hình thành tôn giáo này. Chúng cũng được mọi người biết đến là nhà tiên tri của tự nhiên.
Năm Ngọ   Tản Mạn Về Những Chú Ngựa Huyền Thoại
Ngựa Sleipnir trong thần thoại Bắc Âu: Loài vật này được mô tả là có 8 chân và sở hữu sức mạnh vô địch, không thứ  gì có thể khiến nó chạy chậm lại. Theo truyền thuyết, Sleipnir có khả năng đến Hel. Có một lần, Hermod đã cưỡi Sleipnir đến Hel để giải cứu anh trai Balder.
Năm Ngọ   Tản Mạn Về Những Chú Ngựa Huyền Thoại
Ngựa Pegasus trong thần thoại Hy Lạp cổ đại: Nhắc đến những con ngựa thần thoại, ắt hẳn nhiều người sẽ nhớ đến chú ngựa trắng Pegasus của Hải thần. Sau khi giúp đỡ người anh hùng Hy Lạp Bellerophon đánh bại Chimera, Zeus đã biến ngựa Pegasus thành một chòm sao và cho nó một vị trí trên bầu trời. Nó là một trong những sinh vật thần thoại nổi tiếng ở phương Tây và xuất hiện nhiều trong các bức tranh, bài thơ, bài hát, sách báo và phim ảnh.
Năm Ngọ   Tản Mạn Về Những Chú Ngựa Huyền Thoại
Ngựa Gỗ trong truyền thuyết thành Troy : xuất hiện từ cuộc chiến dài 10 năm giữa thành Troy và Hy Lạp. Khi cuộc chiến vẫn đang căng thẳng,người Hy Lạp đã dựng 1 con ngựa gỗ khổng lồ và tặng cho thành Troy với ý định cầu hòa. Người dân thành Troy đã vui mừng nhận món quà và đem nó vào trong thành. Đêm hôm đó, khi người dân thành Troy ngủ say, những lính Hy Lạp trốn bên trong con ngựa đã lẻn ra ngoài và tấn công thành Troy.
Năm Ngọ   Tản Mạn Về Những Chú Ngựa Huyền Thoại
Bạch Long Mã trong Tây Du Ký : Bên cạnh những ” thần mã ” lịch sử như  Ô Truy, Xích Thố, Đích Lư, Tuyệt Ảnh,..có thể nói Tiểu Bạch Long trong bộ phim Tây Du Ký là một chú ngựa thành công và nổi tiếng khắp thế giới. Là 1 trong 4 đồ đệ của Tam Tạng, chú ngựa Bạch Long là hóa thân của hoàng tử long cung do phạm tội mà thành.
Năm Ngọ   Tản Mạn Về Những Chú Ngựa Huyền Thoại
Nhân Mã trong thần thoại phương Tây : Nhân mã là một sinh vật trong thần thoại Hy Lạp có nửa thân trên của người và toàn bộ phần dưới của ngựa. Trong thần thoại Hy Lạp, nhân mã cùng tồn tại với con người, các anh hùng và các thần nhưng sống tại vùng núi củaThessalía
Năm Ngọ   Tản Mạn Về Những Chú Ngựa Huyền Thoại
Ngựa Sắt của Thánh Gióng : có lẽ phải nhắc đến nhất trong cổ tích Việt Nam là chú ngựa Sắt mà Thánh Gióng đã xin nhà vua rèn cho và cùng người ra trận. Khi dẹp xong giặc Ân, Thánh Gióng cưỡi ngựa Sắt bay về trời.
Năm Ngọ   Tản Mạn Về Những Chú Ngựa Huyền Thoại

Năm Ngọ   Tản Mạn Về Những Chú Ngựa Huyền Thoại
 rượu vang đỏ Passion ngựa gỗ

(Sưu tầm)