Thăng trầm thế sự (6): Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918) (Thăng trầm thế sự-Tiếp theo)
Nhớ thế chiến I (1) xảy ra
Đau thương gánh chịu cũng là
nhân dân
“Thế kỷ Ánh sáng” (2) lùi dần
Khắp nơi xơ xác điêu tàn thảm
thương…
Chỉ vì tham vọng bá cường
Thuộc địa muốn chiếm… ai nhường
nhịn ai
Anh, Pháp, Nga, Mỹ… tranh tài (3)
Đức, Áo, Hung, Ý… vành đai đối
đầu! (4)
Chiến tranh hủy diệt toàn cầu
Giành nhau thuộc địa, giành
nhau bá quyền
Mấy chục triệu mạng thăng thiên
(5)
Phế binh, bệnh tật… triền miên
thương sầu.
“Văn minh nhân loại” (6) còn đâu
Hãi hùng tâm lý hằn sâu muôn đời
Thắng, bại đều khổ dân thôi
Nhà tan cửa nát đâu nơi nương
mình?
Đình chiến, ký kết hòa bình
(7)
Hận thù vẫn đó, vẫn rình chiến
tranh
Thương lòng gột rửa sao lành
Hòa bình sợi chỉ mong manh buộc
ràng…
31.8.2015/Trần Kim Lan
Ghi chú (1,3,4): Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình
địch nhau:
1-Liên
minh: Đức-Áo-Hung (1882)-
2-Hiệp
ước: Anh-Pháp-Nga (1890-1907)
Nguyên nhân khởi điểm: :
28/6/1914 Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi)
Đến năm 1914, sự chuẩn bị chiến
tranh của 2 phe đế quốc cơ bản đã xong. Ngày 28.6.1914, Áo - Hung tổ chức tập
trận ở Bô-xni-a. Thái tử Áo là Phơ-ran-xo Phéc-đi-nan đến thủ đô Bô-xni-a là
Xa-ra-e-vô để tham quan cuộc tập trận thì bị một phần tử người Xéc-bi ám sát.
Nhân cơ hội đó Đức hùng hổ bắt Áo phải tuyên chiến với Xéc-bi. Thế là chiến
tranh đã được châm ngòi.
(2,5,6): Châu Âu trước đó đã có thời kỳ phát
triển toàn diện văn học, nghệ thuật, kinh tế, tôn giáo… đạt đỉnh cao “văn minh
nhân loại”.
Thế chiến thứ nhất để lại rất
nhiều hậu quả trước mắt và lâu dài. Cuộc chiến làm hơn mười triệu người chết và
hàng chục triệu người khác bị tàn phế, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống,
nhà máy bị phá hủy. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới
khoảng 85 tỉ đôla. Ngoài sức mạnh tàn phá nhân mạng, kinh tế, vật chất, nó còn
gây hãi hùng lâu dài về tâm lý cho cả châu Âu gây ra một thế hệ bị mất mát của
châu Âu. Chính cuộc chiến này làm cho châu Âu tụt hậu và mất đi vai trò lãnh đạo
văn minh nhân loại mà nó đã đảm đương trong hơn 300 năm qua…
(7): Tất cả những Đế quốc quân
chủ đều sụp đổ trong cuộc chiến tranh này, nó tạo điều kiện cho đảng Bolshevik (cộng
sản) lên nắm quyền tại nước Nga, và mở đường cho Adolf Hitler lên nắm quyền tại
Đức. Tuy nước Đức thua cuộc nhưng về thương mại và công nghiệp không bị tổn hại
gì lớn (ít ra còn hơn hẳn Pháp, vì thế về những mặt này họ đã chiến thắng cuộc
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Không có một nước nào thật sự chiến thắng cuộc
chiến tranh này.
Ngày 28 tháng 6 năm 1919 các
nước thắng trận đã ký hiệp định hoà bình với Đức là Hiệp định Versailles với
các hạn chế ngặt nghèo cho sự phát triển sau chiến tranh của Đức (phải đến
tháng 10 năm 2010 nước Đức mới hoàn thành xong khoản chiến phí nặng nề cho cuộc
chiến này. Và các hiệp định hoà bình cũng được ký kết giữa phe thắng trận với từng
quốc gia thua trận là Áo, Hungary và Bulgaria. Đến năm 1920, phe Entente ký kết
Hiệp định Sevres với Sultan Mehmed VI theo đó Đế quốc Ottoman phải chịu vô cùng
thiệt thòi. Đây là một đòn giáng nặng nề vào Đế quốc Ottoman. Thế chiến thứ nhất
đã kết thúc.
Đây là một cuộc chiến để lập lại
trật tự thế giới mới, nó làm sụp đổ bốn đế chế hùng mạnh của châu Âu và thế giới
lúc đó là Đế quốc Nga, Đế chế Đức, Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Ottoman, làm thay
đổi sâu sắc bộ mặt của châu Âu và thế giới. Tuy nhiên mặc dù là cuộc chiến đẫm
máu và khốc liệt như vậy nhưng cuộc chiến này đã không giải quyết được các mâu
thuẫn gốc rễ và "thế giới mới" mà nó tạo ra còn đặt châu Âu và thế giới
trước các vấn đề và mâu thuẫn khác còn trầm trọng hơn như phát sinh nhà nước
theo chủ nghĩa cộng sản tại Nga, chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít tại
Ý, Đức và Nhật, sự chia cắt, xâm phạm quyền tự quyết của các dân tộc... Những vấn
đề đó sẽ dẫn đến bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai. Đó là lý do một số nhà
nghiên cứu cho rằng Chiến tranh thế giới thứ hai chỉ là sự nối tiếp của Chiến
tranh thế giới thứ nhất sau 20 năm tạm nghỉ lấy sức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét