" Đâu Cũng nh - Nh v quê hương - Ci ngun dân tc - M

y ai mà quên?" (TKL)

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015

Thăng trầm thế sự (7): Đại chiến thế giới lần thứ hai (1939-1945) (Thăng trầm thế sự-Tiếp theo)


 Thăng trầm thế sự (7): Đại chiến thế giới lần thứ hai (1939-1945) (Thăng trầm thế sự-Tiếp theo)





Ngỡ rằng thế giới bình an
Ai ngờ chặng nghỉ giữa đàng chiến chinh
Thế chiến thứ hai thình lình (1)
Khiến cho thế giới hoảng kinh hãi hùng!

Chiến trận lan tới mọi vùng
Khắp nơi thế giới mịt mùng giao tranh
Khiến cho khắp chốn tan tành
Đầu rơi máu chảy, lạnh tanh tình người!

Châu Âu, Phi, Á… khắp nơi
Mịt mù lửa đạn, xác phơi đầy đường
Chiến tranh hủy diệt muôn phương
Con ngườì, vũ khí… phô trương bạo tàn…

Bộ binh, đường thủy, không quân
Thực dân, đế quốc… chẳng ngần ngại chi
Bom nguyên tử thử nghiệm phi
Thảm họa trút xuống Hirochima, Nagasiki trọn đời…(2)

Bạo hành, cưỡng hiếp, của hôi
Trẻ già phụ nữ… kiếp người lao đao
Lốc xoáy chiến cuộc cao trào
Bịt bùng trời đất máu đào lênh loang…

Bốn phương nhà cửa tan hoang
Hai lần thế chiến nát tan địa đàng
Hàng trăm triệu mạng thiệt thân
Bao thân tàn phế, đói ăn… hoành hành… (3)

Chiến tranh thế giới tanh bành (4)
Phân chia thắng bại, tranh giành chẳng ngưng
Phát xít, đế quốc… cầm chừng
Đồng minh, cộng sản… hợp cùng phân ngôi.

Một nhà hai ngả, hai nơi
Vì ý thức hệ không ngơi đối đầu
Kết thúc thế chiến thương đau
Những nước lệ thuộc bảo nhau giành quyền. (5)

Chiến tranh vệ quốc liên miên
Việt Nam bừng tỉnh… viết thiên sử vàng (6)
Tự do độc lập sang trang
Chín năm kháng chiến thực dân đẩy lùi! (7)

Triều Tiên, Đức, Việt… vận xui (8)
Bắc Nam hai ngả… sụt sùi chia xa…
Liên Hiệp Quốc khởi sinh ra (9)
Hòa bình gìn giữ chặn đà chiến tranh…

2.9.2015/Trần Kim Lan

Ghi chú (1): Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến thứ hai, hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1937 hoặc 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít. Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực và Nam Mỹ. Nó là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại.

Các nguyên nhân cuộc chiến được nêu ra thì có nhiều và là một đề tài đang được tranh cãi, trong đó có Hòa ước Versailles, đại khủng hoảng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt. Cũng chưa có sự thống nhất trong việc tính ngày bắt đầu cuộc chiến: một số người cho rằng đó là khi Đức xâm lược Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, một số người khác tính ngày Nhật Bản xâm lược Trung Quốc vào ngày 7 tháng 7 năm 1937, còn một số khác thì tính vào một ngày còn sớm hơn nữa: ngày Nhật xâm lăng Mãn Châu vào năm 1931. Cũng một số người khác cho rằng hai cuộc thế chiến thực ra chỉ là một và được chia ra bởi một cuộc ngừng bắn.

Các chiến sự đã xảy ra tại Đại Tây Dương, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương và phần lớn của Đông Á và Đông Nam Á. Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5, 1945 (theo giờ Berlin, còn theo giờ Moscow là ngày 9 tháng 5) nhưng vẫn còn tiếp diễn tại châu Á cho đến khi Nhật đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

(2): Đến gần cuối chiến tranh, Mỹ chiếm được các căn cứ gần Nhật và bắt đầu ném bom vào các đảo nước này. Tuy không mạnh mẽ như tại Đức, việc ném bom rất có hiệu quả vì nhà cửa ở Nhật dễ sập hơn và người Nhật ít chuẩn bị trước hơn với mối đe dọa này. Thêm vào đó, việc mất các thuộc địa và quan trọng hơn là việc mất các tuyến hàng hải đã làm tê liệt khả năng thu thập tài nguyên cần thiết. Vì thế, ngành công nghiệp Nhật không thể sản xuất vũ khí bằng mức có thể duy trì được thế cầm cự vào lúc chiến tranh sắp chấm dứt.

Quân Đồng Minh có kế hoạch đổ bộ vào Nhật, nhưng sự phát triển bom nguyên tử làm thay đổi tình hình. Ngày 6 và 9 tháng 8, hai quả bom đã được Hoa Kỳ thả xuống Hiroshima và Nagasaki, chỉ trong chớp mắt 2 trái bom này đã giết chết hơn 200.000 thường dân. Quân đội Liên Xô sau khi kết thúc chiến tranh ở Đức đã tuyên bố chiến tranh với Nhật, và sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima đã tấn công Đạo quân Quan Đông của Nhật đang đóng ở Mãn Châu ngày 9 tháng 8. Trong vòng 1 tuần, Hồng quân đã gần như đánh tan đội quân này và chiếm gần hết Mãn Châu, kho quân giới và tài nguyên lớn nhất còn lại của Nhật đã bị chiếm.

(3,4,5,9): Chiến tranh thế giới thứ hai đem đến cho dân thường nhiều nỗi đau thương chưa từng thấy. Trong hơn 50 triệu người chết vì chiến tranh trên một nửa là thường dân, bị giết bằng nhiều cách khác nhau. Nhiều người bị chết bởi bom đạn và nhiều hơn nữa vì việc thiếu lương thực và không có dịch vụ cần thiết cộng thêm việc phá hoại nhà cửa và các phương tiện cho dân trong chiến tranh. Nhiều hơn nữa bị chết vì các chiến dịch có mục tiêu là dân thường để giảm sự ủng hộ của quần chúng đối với chính quyền và tàn phá khả năng sản xuất vào việc chiến tranh. Thêm vào đó, nhiều người đã bị hành hình vì lý do quốc tịch, dân tộc và tín ngưỡng.
(5): Ngay sau chiến tranh, liên minh Đồng Minh đã bị rạn nứt khi có xung đột về hệ tư tưởng. Mỗi phía đã giành một khu vực khác nhau trong các lãnh thổ phe Trục. Tại châu Âu, mỗi phía liên minh với nhau trong khu vực ảnh hưởng. Về phía tây, các nước Mỹ, Anh và Pháp đã lập ra Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO). Về phía đông, Liên Xô lập ra liên minh với các nước Đông Âu khác trong Hiệp ước Warszawa. Xung đột giữa hai phái sau này là một trong những hậu quả của cuộc chiến tranh này.

Khắp mọi nơi, các phong trào chống thực dân phát triển mạnh hơn khi chiến tranh kết thúc. Điều này xuất phát từ hệ quả của Thế chiến thứ hai:

Những thiệt hại của các cường quốc châu Âu trong cuộc chiến này khiến họ mất đi rất nhiều năng lực quân sự và kinh tế khả dĩ có thể duy trì hệ thống thuộc địa. Trong khi đó các dân tộc thuộc địa đã chống lại một cách sống còn, quyết không nhân nhượng (như trường hợp Algérie).
Thời kỳ bị Đức chiếm đóng đã gây nên tác động sâu sắc đến tâm lý các dân tộc châu Âu. Họ biết đến mất mát của chiến tranh và nỗi khổ đau khi phải chịu ách thống trị. Điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến quyết tâm muốn trở lại cai trị các dân tộc thuộc địa của họ.
Các cuộc chiếm đóng của Đức Quốc xã ở Bắc Phi và Nhật Bản ở châu Á đã tàn phá uy tín của Anh, Pháp, Hà Lan đối với hệ thống thuộc địa của họ. Các dân tộc thuộc địa đã nhận thức được rằng những cường quốc cai trị mình vẫn có thể bị đánh bại.
Sự trỗi dậy của bá quyền Mỹ và việc mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô cũng tạo nguồn ủng hộ cho phong trào giải phóng thực dân, vì họ muốn hất cẳng tất cả các đế quốc châu Âu để thiết lập các lợi ích của họ trên thế giới, và điều này cũng không khó khăn mấy khi Tây Âu phải phụ thuộc vào viện trợ Mỹ để tái thiết.
Phong trào giải phóng dân tộc xảy đến là sự tất yếu. Những điều kiện vào cuối cuộc Thế chiến thật sự là cơ hội lớn cho các nước thuộc địa.
Một vài cuộc xung đột đã trở thành chiến trường cho các cường quốc trong Chiến tranh Lạnh, thậm chí có nhiều cuộc đã xảy ra trước khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu. Hai nước Anh và Pháp đã phải từ bỏ phần lớn các thuộc địa sau chiến tranh. Ấn Độ giành được độc lập từ Anh và Philippines giành độc lập từ Mỹ. Tại Đông Dương và nhiều thuộc địa tại châu Phi, các lực lượng kháng chiến phải chiến đấu mới giành được độc lập.

Một quốc gia quan trọng đã xuất hiện là Israel. Sau cuộc thảm sát Holocaust, dân Do Thái trên thế giới rất khao khát có được một quốc gia riêng. Nhiều người Do Thái đã có kinh nghiệm chiến đấu trong chiến tranh là việc quan trọng mà quốc gia này luôn phải đương đầu để được độc lập và tồn tại.
(6,7): Sau khi bị Nhật tấn công và chiếm đóng, Việt Nam tồn tại cả 2 chính quyền của thực dân Pháp lẫn Đế quốc Nhật. Dưới sự hỗ trợ của Liên Xô và quân đồng minh, Việt Nam đã tiến hành mở một hoạt động phản kháng quy mô lớn diễn ra trên cả nước dưới sự chỉ huy của chủ tịch Hồ Chí Minh và nhà quân sự Võ Nguyên Giáp, đã buộc lính Nhật ở Việt Nam phải buông súng đầu hàng. Việt Nam trở thành nước độc lập với Tuyên nhgôn độc lập ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình Hà Nội… sau 80 năm bị biến thành thuộc địa và sau 9 năm trường kỳ kháng chiến đã giành chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, buộc Pháp phải rút quân, miền Bắc được giải phóng…
(8): Nước Đức, Việt Nam, Triều Tiên bị ngăn chia hai miền sau hậu qủa của chiến tranh thế giới…
















































Không có nhận xét nào: