" Đâu Cũng nh - Nh v quê hương - Ci ngun dân tc - M

y ai mà quên?" (TKL)

Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Thăng trầm thế sự (16) : Than ôi! Thế thái nhân tình (Thăng trầm thế sự-tiếp theo)

Thăng trầm thế sự (16) : Than ôi! Thế thái nhân tình (Thăng trầm thế sự-tiếp theo)


Than ôi! Thế thái nhân tình
Quan tham níu ghế đời chìm bể dâu
Quyền tiền ngự trị hoàn cầu
Baltter đã từ chức quay đầu níu danh! (1)

FIFA tham nhũng lộng hành
Vây cánh "ủng hộ" chẳng đành rời ngai
Trắng đen lẫn lộn trần ai
Tiền quyền lèo lái tương lai mịt mờ…

"Thiên đường địa giới" bơ phờ
Châu Âu tơi tả tràn bờ di dân
Slovakia quyết kiện luật "chia phần" (2)
Di dân chẳng muốn chẳng cần, sao thương?

Áo đẩy di dân quay đường
Romania, Croatia, Hunggary… trĩu gánh buồn đường biên (3)
Dẫu dây thép gai mọi miền
Sáng ra mở mắt triền miên là người…

Di tản "lấn chiếm" đất trời
"Bỏ thương, vương tội"… bời bời âu lo
Chiến tranh khủng bố lượn lờ
Khiến dân khốn khổ vật vờ tha phương.

Màn trời chiếu đất sương vương
Biết đâu "đất hứa" đâu đường an cư 
Tình người dẫu lớn, thặng dư
Khả năng hữu hạn bây chứ tính sao ? (4)

Châu Âu lục đục, lao đao
Nước Đức "cực hữu" chẳng chào "khách xa"
Biểu tình, bạo loạn, đốt nhà (5)
Luật mới tị nạn kíp ra trình liền! (6)

Pháp vào cuộc chống bạo quyền
Syria khủng bố có ngồi yên "chịu đòn"? 
Nga chuyển vũ khí công dồn
Mỹ - Nga tạm gác bất đồng, bắt tay?

Quyết dẹp khủng bố phen này
Rồi ra rồi vẫn còn đây, khác vời
Khủng bố, IS dẹp được rồi
Chắc gì "bạch tuộc" chẳng lòi đuôi con?

Afganistan, Lybia, Syria,  Irak… trung Đông
Có mong "khai hóa", có mong yên bình?
Cầu Trời cải hóa muôn tim
Hận thù hóa giải, mưu tìm thương yêu…

29.9.2015/Trần Kim Lan

Ghi chú (1): Cựu chủ tịch FIFA Sepp Blatter đã từ chức trước áp lực của dư luận do nhiều quan chức FIFA tham nhũng, nhận hối lộ, đã từ chức sau vài ngày ứng cử nhiệm kỳ mới ngày 2.6.2015, nhưng mới đây, tuyên bố trở lại cương vị chủ tịch FIFA cho đến ngày bầu cử 2.2016 do có nhiều quan chức ủng hộ ông làm chủ tịch FIFA và ông vẫn tuyên bố, ông vô tội mặc dù cuộc điều tra về ông và quan chức FIFA tham nhũng vẫn đang tiến hành.
(2):  Slovakia đệ đơn kiện Liên hiệp châu Âu về tỉ lệ phân chia người di tản.
(3) ; Vừa qua, Áo chuyển trả lại tàu chở người di dân về lại nơi được gửi đến từ Romania, Cronia, Hungary.
(4): Tống thống Đức Joachim Gauck ngày 29.9.2015 đã phát biểu: "Tấm lòng chúng tôi rộng lớn, nhưng khả năng chúng tôi có hạn!" Vì chỉ trong 3 tuần qua, hơn 230 ngàn người di cư đã vào nước Đức. Nhiều nhà ở của người tị nạn đã bị đốt phá, ném đá. Những người tị nạn cũng lập băng nhóm, ẩu đả, đánh nhau, khiến nhiều người bị thương, trong đó có cả cảnh sát. Nước Đức cũng đã đưa tin ngừng nhận người từ tầu chở dân di tản tới nước Đức.
(5): Ngày 29.9.2015 nước Đức đã ra luật tị nạn mới, luật này cho phép giải quyết nhanh chóng hồ sơ tị nạn và trục xuất ngay những người bị từ chối và di cư từ các nước vùng Balkan: Albanie, Korsovo, Montenegro…



























Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Nguyễn Du và Truyện Kiều còn đó (Nhạc và lời: Trần Kim Lan-Ca sĩ: Thái Hòa)

Nguyễn Du và Truyện Kiều còn đó (Nhạc và lời: Trần Kim Lan-Ca sĩ: Thái Hòa)


Nguyễn Du và Truyện Kiều còn đó
(Nguyễn Du:13-1-1766/16-9-1820)



Nguyễn Du và Truyện Kiều còn đó
(Nguyễn Du:13-1-1766/16-9-1820)

Xem tại đây:
Clip: Nguyễn Du và Truyện Kiều còn đó (Ca sĩ Thái Hòa)

Thăng Long thành cổ năm nao
Nguyễn Du oa khóc... xôn xao đất trời...
Gia đình từ chốn xa xôi
Nghi Xuân – Hà Tĩnh chuyển dời thành Đô…


Thiếu thời chẳng phải âu lo
Cha làm Tể tướng, gia cơ yên bình
Không may, đời chẳng thương tình
Cha mẹ mất sớm, rập rình khổ đau…

Thăng, trầm thế cuộc bể dâu
Anh em chia ngả… còn đâu cửa nhà?
Nương mình cô bác, thân gia
Khi thăng, khi giáng… cũng là con quan…

Học hành chăm chỉ tiến thân
Xứng danh dòng dõi uyên thâm thuở nào
Quyền sang, đức độ, thanh cao
Triều Lê phụng sự, anh hào hằng trông…

Quang Trung ngưỡng mộ… riêng lòng
Bắc triều đi sứ, mỏi mòn thương quê
Đời người bươn trải tái tê
Thường đời, thương nước ê chề bất công…

Thương bao cảnh ngộ má hồng
Bởi đời oan nghiệt phải vòng lầu xanh
Từ Kiều, khắc họa thế nhân
Tình thi lục bát lưu danh sử vàng!

Truyện Kiều ru vọng dương gian
Muôn tim thổn thức dâng tràn thương yêu
Muôn đời ru mãi đời Kiều
Nguyễn Du còn đó... phiêu diêu cõi trần

Nước Đức thứ Bảy ngày 18-9-2010



Nguyễn Du và Truyện Kiều còn đó (Nhạc và lời: Trần Kim Lan-Ca sĩ: Thái Hòa)

Nguyễn Du và Truyện Kiều còn đó (Nhạc và lời: Trần Kim Lan-Ca sĩ: Thái Hòa)

Nguyễn Du và Truyện Kiều còn đó
(Nguyễn Du:13-1-1766/16-9-1820)

_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE

Xem tại đây:
Clip: Nguyễn Du và Truyện Kiều còn đó (Ca sĩ Thái Hòa)

Thăng Long thành cổ năm nao
Nguyễn Du oa khóc... xôn xao đất trời...
Gia đình từ chốn xa xôi
Nghi Xuân – Hà Tĩnh chuyển dời thành Đô…


Thiếu thời chẳng phải âu lo
Cha làm Tể tướng, gia cơ yên bình
Không may, đời chẳng thương tình
Cha mẹ mất sớm, rập rình khổ đau…

Thăng, trầm thế cuộc bể dâu
Anh em chia ngả… còn đâu cửa nhà?
Nương mình cô bác, thân gia
Khi thăng, khi giáng… cũng là con quan…

Học hành chăm chỉ tiến thân
Xứng danh dòng dõi uyên thâm thuở nào
Quyền sang, đức độ, thanh cao
Triều Lê phụng sự, anh hào hằng trông…

Quang Trung ngưỡng mộ… riêng lòng
Bắc triều đi sứ, mỏi mòn thương quê
Đời người bươn trải tái tê
Thường đời, thương nước ê chề bất công…

Thương bao cảnh ngộ má hồng
Bởi đời oan nghiệt phải vòng lầu xanh
Từ Kiều, khắc họa thế nhân
Tình thi lục bát lưu danh sử vàng!

Truyện Kiều ru vọng dương gian
Muôn tim thổn thức dâng tràn thương yêu
Muôn đời ru mãi đời Kiều
Nguyễn Du còn đó... phiêu diêu cõi trần

Nước Đức thứ Bảy ngày 18-9-2010
Trần Kim Lan  


Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Thăng trầm thế sự (15): Gửi ông Tập Cận Bình Chủ tịch nước China (Thăng trầm thế sự-tiếp theo)

Thăng trầm thế sự (15): Gửi ông Tập Cận Bình Chủ tịch nước China (Thăng trầm thế sự-tiếp theo)


Tập Cận Bình nói lung tung
“Chủ quyền cổ đại“ nghe bùng lỗ tai (1)
“Biến không thành có“ - quậy sai
Bẽ mặt “nước lớn“ - trần ai nực cười!

Hoàng Sa - Trường Sa bao đời
Lịch sử minh chứng - biển trời Việt Nam
China đã chiếm đóng ngang tàng   (2)
Còn đây chứng cứ thời gian chẳng mờ!

Luật quốc tế, chớ giở trò
Chủ quyền nước Việt, đừng mơ lạm quyền
Đảo nhân tạo - nhớ đừng quên
«Dã tràng xây cát - chẳng nên công gì!» (3)

Có chăng là nỗi khinh khi
Thế gian ngoảnh mặt tới thì bại danh
Bạch Đằng còn đó sử xanh (4)
Biển Đông dậy sóng tan tành «Bắc phương!»

Biển Đông huyết mạch giao thương
Đừng mong chiếm đoạt ngăn đuờng lại qua
Obama (5) dẫu khoản đãi mặn mà
Bằng mặt thế ấy mà xa, khó vời!

Luật biển quốc tế định rồi
Công quyền vi phạm ai người làm ngơ
Dẹp đường phi pháp "lưỡi bò"
Mới mong hội nhập bến bờ văn minh!

27.9.2015

Ghi chú (1,2):   Trước khi sang thăm Mỹ, Chủ tịch China Tập Cận Bình đã viết bài trả lời nhật báo Wall Street Journal, trong đó có một đoạn giải thích tại sao China xây phi trường trên các hòn đảo nhân tạo vùng Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngay câu đầu tiên ông Tập Cận Bình viết trả lời bài phỏng vấn đã nói một điều gian dối trắng trợn: “Từ thời xưa Nam Sa đã thuộc địa phận Trung Quốc; theo các bằng chứng lịch sử và luật pháp.”

Bằng chứng pháp lý gần nhất là hiệp định chấm dứt cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, khi Nhật Bản chấp nhận từ bỏ chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nước Nga đề nghị trao các quần đảo này cho chính phủ Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch, đề nghị này đã bị bác bỏ với tỷ số 46/3. Thủ tướng chính phủ Quốc gia Việt Nam lúc đó là ông Trần Văn Hữu đã tuyên bố các quần đảo trên thuộc chủ quyền nước Việt Nam, và không một quốc gia nào phản đối. Bằng chứng lịch sử hiển nhiên nhất là hai lần quân đội China đã tấn công và đánh chiếm Hoàng Sa (năm 1974) và đảo Gạc Ma (Trường Sa, năm 1988) của Việt Nam

(3) China đã cho xây những đảo nhân tạo trên quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam mà China đã đánh chiếm trái phép năm 1974 (Hoàng Sa) và năm 1988 (Trường Sa), xây nhà ở, đường băng, lập cứ quân sự nhằm mục đích lâu dài cản trở giao thương đi lại quốc tế…
(4): Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền chỉ huy đã chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, mờ đầu kỷ nguyên Việt Nam độc lập, tự chủ…
(5) :  Barack Obama Tổng thống Mỹ đương nhiệm.
(6) : China vẽ «đường lưỡi bò» nhằm mở «đường tơ lụa» chiếm gần trọn biển Đông, vi phạm luật quốc tế về đường biển .














Thăng trầm thế sự (14): Thăng trầm thế cuộc vui buồn (Thăng trầm thế sự-tiếp theo)

Thăng trầm thế sự (14): Thăng trầm thế cuộc vui buồn (Thăng trầm thế sự-tiếp theo)

Thu sang nắng đẹp lung linh
Thành Berlin hợp nhất hai mìnhTây Đông
Mừng vui rộn rã muôn lòng
Bức tường ký ức hằn trong tim người.

Vì ý thức hệ chia phôi
Quê hương hai ngả bời bời nhớ thương
Vàng thu lãng đãng màn sương
Nhớ về qúa khứ vui buồn hôm nay.

Tháng Mười vào hội bia say (1)
Khắp nơi nước Đức vui vầy cùng bia
Bạn bè gặp gỡ sẻ chia
Thường dân qúy tộc đi hia hẹn hò…

Rượu tình sóng sánh bia mơ
Tình ca réo rắt tình thơ dâng trảo
Di tản khắp chốn mời vào
Chung vui hợp nhất vui nào vui hơn!

Thăng trầm thế cuộc vui buồn
Tường Berlin đổ lại có tường mới xây (2)
Hungary, Croatia, Serbia… vừa mới đây
Ngăn dòng di tản chăng dây thép dài.

Chiến tranh, khủng bố, độc tài
Trung Đông, Syria, Irak… bi ai khốn cùng
Mừng vui lễ hội tưng bừng
Rưng rưng chạm cốc bia mừng rưng rưng…

26.9/3.10.2015/Trần Kim Lan


Ghi chú (1): Nhắc đến các sự kiện bia trên thế giới, không thể không nhắc đến lễ hội bia lớn nhất hành tinh Oktoberfest hay còn gọi là Lễ hội Tháng Mười. Đúng như tên gọi, lễ hội này diễn ra từ cuối tháng Chín đến hết tuần đầu tiên của tháng Mười, lễ hội bia nổi tiếng thế giới khởi nguồn từ thành phố Munich, nước Đức - Oktoberfest. Với những người “mê” bia, lễ hội thường niên có lịch sử hơn 200 năm…
Mỗi năm, người yêu bia trên toàn thế giới lại hướng về sự kiện này và xem nó như một World Cup của người yêu bia. Thông thường, lễ hội kéo dài 16 ngày. Song đến năm 1994 có sự thay đổi nhỏ. Nếu ngày chủ nhật đầu tiên của tháng Mười rơi vào mùng một hoặc mùng hai thì Lễ hội sẽ được kéo dài đến ngày mùng ba, tức là ngày nước Đức thống nhất. Vì thế, cũng có khi sự kiện này diễn ra trong 17 ngày.
Năm nay, tại ột số nơi mà lễ hội có người vừa di tản đến, họ đã được mời tới tham dự...


(2): Năm 1949, sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, phần phía tây nước Đức bị Mỹ, Pháp và Anh chiếm đóng, còn phần phía Đông do Liên minh Xô Viết thời đó chiếm. Từ năm 1949 đến 1990, nước Đức bị chia cắt làm 2, đó là: Cộng hòa liên bang Đức (BRD) ở phía tây và Cộng hòa dân chủ Đức (DDR) ở phía Đông. Trong những thập kỉ sau đó nổi lên ở Cộng hòa dân chủ Đức những bất đồng với hệ thống chính trị, khi quyền lợi của công dân bị ảnh hưởng nhiều mặt. Những ai không đồng tình với chính sách của chính phủ thì sẽ bị bỏ tù. Để ngăn tình trạng người dân cố trốn từ đông sang tây, chính phủ đã cho xây dựng 1 bức tường ngăn cách giữa 2 miền. Năm 1989 nổ ra một cuộc biểu tình lớn dẫn đến sự sụp đổ của bức tường này. Vào ngày 3.10.1990, hiệp ước thỏa thuận của Đức bắt đầu có hiệu lực. Vào ngày này, cờ thống nhất được treo khắp nơi kể cả những cơ quan chức năng cao nhất cũng treo cờ và hàng ngàn người đổ ra đường để ăn mừng lễ kỉ niệm này.

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Clip: Tết Trung thu quê em (Trần Kim Lan tự biên tự diễn)

Tết Trung thu quê em




Tùng rinh rinh rinh tùng rinh rinh
Trăng Trung thu sáng đẹp lung linh
Đén ông sao sao trời sáng qúa
Tùng rinh rinh rinh tùng rinh rinh!

Tùng rinh rinh rinh tùng rinh rinh
Tiếng trống ếch rộn rã trời xanh
Chân bước đều đều theo nhịp trống
Kìa rồng bay phượng múa đẹp xinh!

Tùng rinh rinh rinh tùng rinh rinh
Trăng Trung thu sáng đẹp lung linh
Nào cùng nhau ta cùng phá cỗ
Hoa trái ngọt ngào thơm hương quê mình!

Tùng rinh rinh rinh tùng rinh rinh…


26.9.2015/Trần Kim Lan

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Thăng trầm thế sự (13): “Bom tấn” ngày thu. (Thăng trầm thế sự-tiếp theo)

Thăng trầm thế sự (13): “Bom tấn” ngày thu. (Thăng trầm thế sự-tiếp theo)


Hãng Volkwagen khiến Germany rụng rời
Khác chi “bom tấn” từ trời nổ tung
Mỹ, Âu…  “nổi giận” phừng phừng
“Phần mềm” cài sẵn canh chừng kiểm tra. (1)

Khí thải độc hại thải ra
Phần mềm hạ thấp vẫn là “ô-tô siêu”
Winterkorn chủ hãng “phần mềm điêu”
Phải từ chức, vẫn níu chiêu: “Oan tình!” (2)

Bao giờ “oan” thấu Thiên đình
Để “Made in Germany” niềm tin lại về?
Trong khi nước Đức bộn bề
Cu Ba, Mỹ quốc thỏa thuê vui mừng! (3)

Đức Giáo hoàng vui tưng bừng
Đức tin rao giảng nắng hừng tan mây
Nhiệm mầu cuộc sống là đây
Dẫu bao khác biệt có ngày hoan ca.

Cu Ba “bom tấn” ngự tòa (4)
Yêu thương kết nối bóng tà dần tan
Cầu Chúa đoái thương Việt Nam
Mong ngày được Đức Giáo hoàng ghé thăm.

Nhân tâm kết nối nhân tâm
Đạo đời kết nối kết đoàn thương yêu
Đức tin thay đổi mọi điều
Hận thù hóa giải xoay chiều yêu thương…

Lại buồn “bom tấn” hành hương
Bao người thiệt mạng đau chường nỗi đau
Mecca vẫn lặp lại thảm sầu (5)
“Ném đá đuổi qủy” - qủy đâu? Chết người!

Xin đừng lặp lại, người ơi
Đền thiêng Chúa ngự ở nơi tim mình!

25.9.2015/Trần Kim Lan

Ghi chú (1,2): Hãng sản xuất ô tô Volkswagen (VW) của Đức không chỉ sử dụng phần mềm khai man lượng khí thải tại thị trường Mỹ, mà còn thực hiện tại cả châu Âu. Đây là thông tin được Bộ trưởng Giao thông Đức Alexander Dobrindt thông báo trước báo giới ngày 24.9.
Volkswagen là tập đoàn chế tạo xe hơi lớn nhất của Đức và là một trong ba hãng xe hơi lớn nhất của thế giới, cùng với GM của Mỹ và Toyota của Nhật Bản. Volkswagen sản xuất các thương hiệu xe Volkswage, Audi, SEAT, Skoda, MAN và một số thương hiệu hạng sang như Porsche, Bugatti.
Ngay sau vụ việc của Volkswagen, các hãng xe nổi tiếng khác của Đức là Daimler và BMW cho biết các xe động cơ diezen của hai hãng này hoàn toàn tuân thủ các quy định kiểm soát khí thải, cũng như chưa nhận được bất kỳ thông báo liên quan từ phía cơ quan chức năng của Đức và Mỹ.
Ngay sau thông tin được tiết lộ, chủ hãng xe Volkswagenlập tức phủ nhận và không nghĩ đến việc từ chức, nhưng trước áp lực của dư luận, ông Martin Winterkorn đã phải từ chức ngày 23.9.2015.
(3,4): Đức giáo hoàng Francisco viếng thăm Cuba từ ngày 20.9.2015,  là Đức giáo hoàng người châu Mỹ Latinh, cũng là Đức giáo hoàng thứ 3 đến đảo quốc này đã nhắc đến sự kiện 80 năm bang giao giữa Cuba và Tòa Thánh:
 “Năm 2015, đánh dấu kỷ niệm lần thứ 80 việc thiết lập ngoại giao giữa Cộng hòa Cuba và Tòa Thánh. Hôm nay, Chúa Quan Phòng cho phép tôi tới quốc gia thân yêu này, theo con đường không thể nào phá bỏ từng được khai mở bởi những cuộc tông du khó quên mà hai vị tiền nhiệm của tôi là Thánh Gioan Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI, đã thực hiện tại đảo quốc này. Tôi biết rằng ký ức về các cuộc viếng thăm làm sống dậy niềm biết ơn và tình mến thương nơi nhân dân và các nhà lãnh đạo Cuba. Hôm nay, chúng ta làm mới lại các mối dây hợp tác và thân hữu để Giáo hội có thể tiếp tục hỗ trợ và khuyến khích nhân dân Cuba trong các mối hy vọng và quan tâm của họ, bằng sự tự do, bằng các phương tiện và không gian cần thiết để đem việc công bố Nước Trời tới tận những khu ngoại vi hiện hữu của xã hội”. Và sau đó Đức giáo hoàng viếng thăm nước Mỹ 5 ngày.
(5): Mỗi năm lại có tới hàng triệu tín đồ Hồi Giáo tham gia vào cuộc Đại hành hương Hajj tới thánh địa Mecca tại Ả Rập Xê-Út, cũng bởi sự đông đúc này, những vụ chen lấn giẫm đạp nhau đến chết là không hề hiếm.

Đối với người Hồi Giáo, thánh địa Mecca là một chốn thiêng liêng, là cõi đi về của tất cả người dân theo Tôn giáo này. Theo quy định Đạo Hồi, một giáo dân bắt buộc phải tự túc hành hương tới thánh địa một lần trong đời, ít nhất là vào tháng lễ Ramadan, hay còn gọi là tháng ăn chay. Mỗi năm, có tới hàng triệu tín đồ Hồi Giáo cùng nhau tham gia vào lễ hành hương Hajj tới Mecca, tạo nên cảnh tượng chen chúc, xô đẩy nhau và hậu quả chen lấn là không thể tránh khỏi.
Tuy rằng chính quyền thành phố đã tự đưa ra các biện pháp nhằm phòng ngừa tai nạn xảy ra trong lễ hành hương nhưng đôi khi những nỗ lực đó vẫn chưa là đủ. Tổng cộng trong hơn 1 thập kỷ kể từ năm 1990, đã có tới 8 vụ việc làm chết hàng trăm đến hàng nghìn giáo dân.

Ngày 02.07.1990, một sự hỗn loạn đã xảy ra trong lúc các tín đồ Hồi giáo đang di chuyển tại đường hầm Al-Ma'aisim hướng từ thánh địa Mecca tới Mina và đồng bằng Arafat đã làm 1.426 giáo dân, chủ yếu là người Malaysia, Indonesia và gốc Pakistan thiệt mạng. Đây cũng là vụ việc chết người do chen lấn tại Mecca nghiêm trọng nhất trong lịch sử.

4 năm sau thảm họa hàng nghìn người chết ở vùng đất linh thiêng, ngày 23.05.1994, lại có thêm ít nhất 270 giáo dân thiệt mạng trong nghi lễ ném đá xua đuổi quỷ dữ, một nghi lễ quan trọng vô cùng quan trọng trong chuyến đại hành hương Hajj. Theo phong tục truyền thống, những người hành hương tới Mecca sẽ phải thực hiện nghi thức ném đá vào 3 chiếc cột đặt tại thung lũng Mina với mong muốn diệt trừ quỷ dữ, Tuy nhiên, vì sự hỗn loạn, nhiều người chen lấn để được làm lễ đã khiến phụ nữ, người cao tuổi bị giẫm đạp đến chết.

Ngày 09.04.1998, ít nhất 118 giáo dân thiệt mạng, 180 người bị thương vì giẫm đạp lên nhau trên cầu bộ hành Jamarat.

Ngày 05.03.2001, tiếp tục có thêm 35 người bị giẫm đạp đến chết vì chen lấn thực hiện nghi lễ ném đá ma quỷ ở thung lũng Mina.

Ngày 11.02.2003, lại 14 người thiệt mạng vì chen lấn xô đẩy lẫn nhau tại thung lũng Mina.

Một năm sau, ngày 01.02.2004, cũng trong nghi thức trừ quỷ ở thung lũng Mina, 251 người đã thiệt mạng, 244 người khác bị thương, chủ yếu là phụ nữ, người gia.

Ngày 12.01.2006, các giáo dân lại xô đẩy chen lấn nhau trong ngày cuối cùng của cuộc Đại hành hương Hajj để được thực hiện nghi lễ ném đá vào cột tại thung lũng Mina, ít nhất có 346 giáo dân thiệt mạng, 289 người bị thương. Sự việc xảy ra khi có quá nhiều giáo dân chen chúc nhau băng qua cầu bộ hành Jamarat làm nhiều người trượt ngã gây tai nạn liên hoàn và sự hoảng hốt hỗn loạn. Trong lúc đó tại Mecca đang có khoảng 2 triệu tín đồ cùng nhau hành lễ.

Vụ việc mới nhất là vào ngày hôm nay 24.09.2015, tính đến thời điểm hiện tại, đã có ít nhất 717 người chết, 805 người bị thương vì giẫm đạp lẫn nhau tại đường 204, một trong 2 trục đường chính từ Mina đến Jamarat. Con số thương vong đang ngày càng có dấu hiệu gia tăng mặc dù công tác đối phó với dòng người hành hương trong năm nay là khá tốt (sưu tầm)










Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Nơi em chào đời (Nhạc và lời: Trần Kim Lan-Ca sĩ: Diệp Anh)

Nơi em chào đời (Nhạc và lời: Trần Kim Lan-Ca sĩ: Diệp Anh)

Nơi em chào đời
(Để nhớ về cha mẹ và quê hương thân yêu
4/4- Chậm tha thiết, tình cảm)

Xem tại đây:
Clip: Nơi em chào đời (Ca sĩ: Diệp Anh)
Clip: Nơi em chào đời (Trần Kim Lan)

Anh hỏi nơi đâu em đã chào đời.
“Nơi ấy, kề ngay bên dòng sông Mã“.
Tiếng khóc: “Oa! Oa!“ Cất lên rộn rã.
Hòa tan ngay vào sông nước mênh mang.


Nơi ấy, dòng sông chan chứa nắng vàng.
Ngày ngày thuyền bè ngược xuôi cập bến.
Những tiếng hò lơ, hò lả thương mến.
Cùng tiếng mẹ ru, vào giấc ngủ êm.

Ngày ấy, quê hương còn trong đạn bom.
Cha lo chinh chiến, nuôi con mình mẹ.
Mới vài tuần, mẹ đi chợ nuôi bé.
Tàu bay Pháp bắn, đò vỡ tứ bề.

Ngày ấy, bao người ra đi, không về.
Mẹ bị thương giữa mênh mông lạnh tái.
Lòng thương con, mẹ vượt qua bể ải.
Căng bầu sữa mẹ, em khóc, em hờn.

Và cứ thế, ngày ngày, em lớn khôn.
Mỗi khi nước rút, theo bạn bắt hến.
Nghe tiếng hò đưa da diết, lưu luyến.
Dòng sông, bến nước hòa trong thơ em.

Sông Mã thân yêu ru giấc êm đềm.
Dẫu đến nơi nào, vẫn nghe sóng vỗ.
Những tiếng hò lơ hò lả thương mến.
Cùng tiếng mẹ ru, vào giấc ngủ êm..

Hò lả, hò lơ dạt dào thương nhớ
Lời mẹ ru em, vương vương nồng nàn.

1-1-2011/Trần Kim Lan

Ghi chú: Bài thơ đã in trong tập thơ: “Khúc hát yêu thương” (Thơ Trần Kim Lan-3 tập thơ trong 1: Khúc hát yêu thương-Trăn trở-Tình người viễn xứ) - Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội-Qúy III.2012)






Nơi em chào đời (Nhạc và lời: Trần Kim Lan-Ca sĩ: Diệp Anh)

Nơi em chào đời (Nhạc và lời: Trần Kim Lan-Ca sĩ: Diệp Anh)

Nơi em chào đời
(Để nhớ về cha mẹ và quê hương thân yêu
4/4- Chậm tha thiết, tình cảm)



Xem tại đây:
Clip: Nơi em chào đời (Ca sĩ: Diệp Anh)
Clip: Nơi em chào đời (Trần Kim Lan)


_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE


Anh hỏi nơi đâu em đã chào đời.
“Nơi ấy, kề ngay bên dòng sông Mã“.
Tiếng khóc: “Oa! Oa!“ Cất lên rộn rã.
Hòa tan ngay vào sông nước mênh mang.


Nơi ấy, dòng sông chan chứa nắng vàng.
Ngày ngày thuyền bè ngược xuôi cập bến.
Những tiếng hò lơ, hò lả thương mến.
Cùng tiếng mẹ ru, vào giấc ngủ êm.

Ngày ấy, quê hương còn trong đạn bom.
Cha lo chinh chiến, nuôi con mình mẹ.
Mới vài tuần, mẹ đi chợ nuôi bé.
Tàu bay Pháp bắn, đò vỡ tứ bề.

Ngày ấy, bao người ra đi, không về.
Mẹ bị thương giữa mênh mông lạnh tái.
Lòng thương con, mẹ vượt qua bể ải.
Căng bầu sữa mẹ, em khóc, em hờn.

Và cứ thế, ngày ngày, em lớn khôn.
Mỗi khi nước rút, theo bạn bắt hến.
Nghe tiếng hò đưa da diết, lưu luyến.
Dòng sông, bến nước hòa trong thơ em.

Sông Mã thân yêu ru giấc êm đềm.
Dẫu đến nơi nào, vẫn nghe sóng vỗ.
Những tiếng hò lơ hò lả thương mến.
Cùng tiếng mẹ ru, vào giấc ngủ êm..

Hò lả, hò lơ dạt dào thương nhớ
Lời mẹ ru em, vương vương nồng nàn.

1-1-2011/Trần Kim Lan


Ghi chú: Bài thơ đã in trong tập thơ: “Khúc hát yêu thương” (Thơ Trần Kim Lan-3 tập thơ trong 1: Khúc hát yêu thương-Trăn trở-Tình người viễn xứ) - Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội-Qúy III.2012)


Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Thăng trầm thế sự (12): “Luật không khí” (Thăng trầm thế sự-tiếp theo)

Thăng trầm thế sự (12): “Luật không khí” (Thăng trầm thế sự-tiếp theo)


Cuối cùng nắng cũng bừng lên
Châu Âu đa số ký tên thuận lòng (1)
Đồng cam cộng khổ Tây Đông
“Luật chia tị nạn” - chẳng mong buộc vào!

Nghe luật… ngỡ đang chiêm bao
“Luật chi luật lạ, luật nào luật đây?”
“Luật không khí” - luật trên mây (2)
Luật buộc thì nhận, lòng này chẳng ưng…

Tị nạn vẫn chẳng hề ngưng
Đường biển, đường bộ trùng trùng di dân
Không giúp người, lòng chẳng đang
Giúp mà khiên cưỡng buồn càng buồn hơn.

Trung Đông chiến cuộc dập dồn
Mỹ, Nga, Anh, Đức… xoáy vòng chống ISIS
Bom vẫn dội, đạn vẫn phi
Dòng người di tản vẫn đi, đi hoài…

Bao giờ đời thấy tương lai
Bao giờ hết khổ, hỡi ai, bạo quyền
Chiến tranh, khủng bố liên miên
Dòng người di tản triền miên ngập dòng

Biên giới đóng, mở… lòng vòng
Khi xua khi dụ… khi còng ngục trung
Đạn bom vẫn xối chẳng ngừng
Bao giờ đời thấy nắng hừng, người ơi?

23.9.2015/Trần Kim Lan

Ghi chú (1, 2): Lãnh đạo Liên hiêp Châu Âu đã nhất trí phân chìa người di tản tới các thành viên trong khối với biểu quyết đa số thắng thiểu số (4 phiếu chống ) sau nhiều cuộc họp khẩn về vấn đề người di tản, vì một số nước không muốn nhận người tị nạn là người Hồi giáo do tâm lý tránh sự khủng bố. Một số người ở những nước này, chỉ trông thấy ai hơi khả nghi đã báo ngay cảnh sát vì nghĩ là khủng bố…Một số nước chống lại biểu quyết gọi sự phân chia người di tản là “luật không khí” – nghĩa là chẳng có luật nào về vấn đề này cả.




























Thăng trầm thế sự (11): Tham quyền cố vị (Thăng trầm thế sự-tiếp theo)

Thăng trầm thế sự (11): Tham quyền cố vị (Thăng trầm thế sự-tiếp theo)


Dạo quanh khắp chốn bốn phương
Quan nào níu ghế không chường lòng tham
Tham quyền tham của hại dân
Nước dân khốn khổ tiền quan chất đầy!

Tham quyền cố vị cướp ngày
Miệng thương dân nước hai tay vơ tiền
Chẳng xa đâu bắc Triều Tiên
Quan tham níu ghế dân đen khốn cùng.

Bế quan tỏa cảng mọi vùng
Vũ khí hủy diệt tranh hùng tranh vương
Dân nghèo chết đói thảm thương
Cha truyền con nối nhiễu nhương lộng hành.

FIFA níu ghế đua tranh
Mấy chục năm khiến tanh bành FIFA
Tham nhũng bạch tuộc một nhà
Thế gian sửng sốt, xót xa bàng hoàng…

Á, Âu, Phi, Mỹ… trần hoàn
Đâu đâu cũng thấy bầy đoàn sâu thôi
Quan nào quan chẳng thề bồi
“Vì dân vì nước, trọn đời hiến dâng!”

Quan vơ quan vét quan ăn
Tiền quyền cùng với bạo tàn cũng theo
Níu quyền khiến dân đói nghèo
Độc quyền cố vị bọt bèo chúng sinh.

Ai Cập, I Rắc đến Mỹ la tinh…
Việt Nam, Trung Quốc… chình ình quan sâu
Nước Nga nghĩ đến mà đau
Ghế quan không níu dân đâu thụt lùi?

Libya, Afghanistan, Syria… khổ ngậm ngùi
Vì quan cố vị sụt sùi dân than
Rảo quanh cùng khắp địa đàng
Quan vì dân nước đâu tràn bi thương?

Thủ tướng Schröder là tấm gương (1)
Vì dân cải cách lại nhường ngôi cao
Thời gian minh chứng, tự hào
Ngàn trang tiểu sử bước vào nhân tâm

Nữ Thủ tướng Merkel nhủ thầm (2)
“Ba lần tái nhiệm… chắc cần sang tên!”

22.9.2015/Trần Kim Lan

Ghi chú (1): Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder: Từ 1998-2005. Mặc dù chưa hết nhiệm kỳ, nhưng do Thủ tướng đã đề xuất cải cách, theo chương trình do ông Schröder đề xuất, Chính phủ sẽ cắt giảm các khoản chi tiêu dùng vào trợ cấp thất nghiệp, hưu trí và chăm sóc sức khoẻ, cũng như sẽ nới lỏng quy định sa thải nhân công. Chương trình này được thiết lập với mục đích chữa trị căn bệnh thất nghiệp trầm kha và kích thích nền kinh tế ốm yếu hiện nay của Đức. Song, nhiều thành viên SPD cho rằng đề xuất cải cách của ông Schröder đi ngược lại những nguyên tắc của đảng và phá huỷ hệ thống phúc lợi vốn được tiếng là tiến bộ của Đức. Và ông đã rút lui khỏi chính trường, sau cuộc bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ thứ hai làm Thủ tướng, do cải cách của ông đã không nhận được sự đồng thuận… Nhưng chương trình cải cách của ông dần dần đã được đánh giá cao… và hôm nay (22.9.2015), đã có sách về tiểu sử của ông vừa xuất bản dày hơn 1000 trang, tác giả là nhà sử học Gregor Schöllgen, vừa được giới thiệu trên truyền hình Đức, có nữ thủ tướng Angela Merkel, cựu Thủ tướng Gerhard Schröder  và nhiều quan khách tham dự giới thiệu tác phẩm viết về tiểu sử của ông…
(2): Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel trên cương vị Thủ tướng từ 2005 đến nay (2015), đã gần 3 nhiệm kỳ.


Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Clip: Dưới chặng đường Thánh giá (Nhạc và lời Trần Kim Lan-ca sĩ: Mạnh Hùng)

ĐĐNT: Ca khúc: Dưới chặng đường Thánh giá (Nhạc và lời Trần Kim Lan-ca sĩ: Mạnh Hùng)

12-Dưới chặng đường Thánh Giá
(Chậm, tha thiết, tình cảm)


Con bước đi trong dạt dào tiếng gió
Dưới chặng đường Thánh giá Chúa đã qua
Những giọt lệ bỗng chảy tràn trên má
Vì khổ đau Người gánh vì chúng ta!


Con xin Người, Chúa ơi! Xin tha thứ!
Thập tự giá nặng trĩu trên vai gầy
Những dấu đinh còn tuôn máu nhức nhối
Cùng những lời nhục mạ đuổi theo Người!

Con bước đi giữa bình minh nắng mới
Từng chặng đường Thánh giá với Chúa tôi
Ôi! Khổ nhục này riêng mình Người chịu
Để chúng con được cứu rỗi muôn đời!

Lourdes-Fatima 3-18/8-2001/Nước Đức 8-9-2001
Trần Kim Lan
 



Ca khúc: Dưới chặng đường Thánh giá (Nhạc và lời Trần Kim Lan-ca sĩ: Mạnh Hùng)

ĐĐNT: Ca khúc: Dưới chặng đường Thánh giá (Nhạc và lời Trần Kim Lan-ca sĩ: Mạnh Hùng)

12-Dưới chặng đường Thánh Giá
(Chậm, tha thiết, tình cảm)



Xem tại đây:
Clip: Dưới chặng đường Thánh giá (ca sĩ Mạnh Hùng)
Clip: Dưới chặng đường Thánh Giá (Trần Kim Lan)
Thoát Trung (China)? (Thơ TKL)

Con bước đi trong dạt dào tiếng gió
Dưới chặng đường Thánh giá Chúa đã qua
Những giọt lệ bỗng chảy tràn trên má
Vì khổ đau Người gánh vì chúng ta!


Con xin Người, Chúa ơi! Xin tha thứ!
Thập tự giá nặng trĩu trên vai gầy
Những dấu đinh còn tuôn máu nhức nhối
Cùng những lời nhục mạ đuổi theo Người!

Con bước đi giữa bình minh nắng mới
Từng chặng đường Thánh giá với Chúa tôi
Ôi! Khổ nhục này riêng mình Người chịu
Để chúng con được cứu rỗi muôn đời!

Lourdes-Fatima 3-18/8-2001/Nước Đức 8-9-2001
Trần Kim Lan
  


Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Thăng trầm thế sự (10): Bấy nhiêu năm ấy khôn nguôi nhớ về (Thăng trầm thế sự-tiếp theo)

Thăng trầm thế sự (10): Bấy nhiêu năm ấy khôn nguôi nhớ về (Thăng trầm thế sự-tiếp theo)


Sụt sùi cánh lá thu rơi
Bấy nhiêu năm ấy khôn nguôi nhớ về
Việt Nam một dải đề huề (1)
Người Nam kẻ Bắc tràn trề buồn vui…

Chia ly, hợp lại… ngậm ngùi
Chưa vui xum họp đã xui cách lòng
Thuyền nhân vượt biển mênh mông
Tới miền “đất hứa” những mong yên bình.

Bao người chẳng thấy bình minh
Chẳng mong tới bến… đời chìm biển sâu
Tới bến cũng có yên đâu
Tương lai mờ mịt cơ cầu kiếm ăn.

May đời có chốn nương thân
Nơi quê hương mới thuyền nhân cũng là
Cũng là sống gửi người ta
Thân nơi đất khách hồn nhà vấn vương.

Cũng đời dãi nắng dầm sương
Bươn trải kiếm sống gánh buồn quanh năm
Đời con cháu cũng thăng trầm
Hội nhập cuộc sống khó khăn chẳng rời.

Giỏi giang mấy ai được vời
Vẫn là khách trọ, thế thôi, đời thừa
Thời gian thấm thoắt thoi đưa
Trời Âu cộng sản cũng vừa sang trang… (2)

Đông Âu cho tới Việt Nam
Cội nguồn cộng sản giăng hàng tha phương
Đường bộ, đường biển căng buồm
Miễn mau rời khỏi “thiên đường” Mác-Lê!

Xứ người cũng lắm ê chề
“Tị nạn” phủ quyết não nề hồi hương (3)
Đời buồn chẳng ánh nắng hường
Người đi, kẻ ở đều chường gian nan.

Lưu trú ngắn hạn khó khăn
Nghĩ ra mọi cách kiếm ăn hãi hùng
Băng nhóm, buôn lậu… tranh vùng
Viễn phương kiếp sống rưng rưng lệ trào.

Cũng may đời thoát lao đao
“Tư bản giãy chết” mà sao ân tình
Cải hóa, hội nhập yên bình
An cư lập nghiệp gia đình an khang.

Tình quê hai ngả thênh thang
Tha phương dắt díu về thăm cội nguồn…

20.9.2015/Trần Kim Lan

Ghi chú (1): 1975 – Sau gần 20 năm hai miền Nam Bắc Việt Nam bị chia cắt đã hợp về một mối dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam.
(2): 1989 đông Âu cộng sản sụp đổ
(3): Rất nhiều người xin tị nạn ở Hồng Kong, Thái Lan, Đức… bị từ chối, buộc phải hồi hương. Đặc biệt là sau hiệp định hồi hương được ký kết giữa Việt Nam và Germany năm 1996, hơn 40 ngàn người Việt Nam phải tự nguyện hoặc bị cưỡng bức hồi hương. Các nước ờ vùng đông Âu cộng sản, cũng nhiều người phải hồi hương…













Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

Thăng trầm thế sự (9): Biết đâu nẻo đất phương trời an cư? (Thăng trầm thế sự-Tiếp theo)

 Thăng trầm thế sự (9): Biết đâu nẻo đất phương trời an cư? (Thăng trầm thế sự-Tiếp theo)



Bom đạn vẫn dội như mưa
Khủng bố cùng quẫn chẳng chừa bạo hung
Trung Đông biển lửa mịt mùng
Chiến tranh hủy diệt khốn cùng là dân!

Đâu nhà đâu chốn nương thân
Đâu cũng rào chắn đâu lần lối ra
Hunggary dựng rào sắt giữ nhà
Di cư tuyệt thực chẳng thà bỏ thây.

Vượt rào liền bị bắt ngay
Luật biên đã định còng tay ngục tù
Xịt gas, ném đá... hận thù (1)
Chủ khách “dàn trận” trời thu bịt bùng...

Di cư hết cách xoay vùng
Croatia liền hướng tới trập trùng người đi
Hàng chục ngàn người lầm lì
Băng rừng vượt bộ thầm thì cầu mong...

Mong sao sớm thấy hừng đông
Mong Croatia đón khách long đong sớm ngừng
Nước Đức bến đậu điểm dừng
Croatia lại đề nghị đất Hung nhận người...

Tít mù chong chóng, than ôi
Biết đâu nẻo đất phương trời an cư
Châu Âu trĩu gánh ưu tư
Biển người tị nạn mịt mù đường biên!

Nhn người? Không nhận! Gánh phiền
Phân chia tị nạn... liên miên đối đầu (2)
Thương người cám cảnh bể dâu
Trời thu rền rĩ, mưa ngâu sụt sùi...

16.9.2015/Trần Kim Lan

Ghi chú (1): Cuộc đụng độ giữa người di cư và cảnh sát Hungary đã xảy ra khi hàng ngàn người di cư đòi mở cửa biên giới, phá hàng rào sắt, ném đá vào cảnh sát và cảnh sát phải sử dụng gas xịt vào đám đông…
Theo cố vấn an ninh Thủ tướng Hungary Gyorgy Bakondi nói: “Đã có 20 cảnh sát đã bị thương và hai trẻ em bị thương sau khi bị ném qua hàng rào an ninh được đưa tới bệnh viện. Chúng tôi chắc chắn sẽ khôi phục lại hàng rào và tăng cường an ninh cho Hungary bằng mọi hình thức hợp pháp”. 
Hôm 15.9.2015 Hungary quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp tại hai thành phố miền nam nước này do cuộc khủng hoảng người di cư sau khi đóng cửa biên giới chính với Serbia và luật cho phép bắt giữ người nhập cư trái phép có hiệu lực. Hunggary tiếp tục cho dựng hàng rào chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp qua biên giới Coatia và Romania

(2): Liên hiệp châu Âu bất đồng ý kiến về việc phân chia theo phần trăm nhận người di cư giữa các nước trong khối châu Âu để cùng chung gánh vác trách nhiệm đối với tinh trạng người di cư ồ ạt tới châu Âu… Mà đa số người di cư đều muốn được tới nước Đức… Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho rằng cần phải tiến hành cuộc biểu quyết giữa các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) về kế hoạch phân bổ người di cư, theo đó nếu đa số các nước chấp thuận thì các nước từ chối cũng phải có trách nhiệm tiếp nhận người di cư.