NĂM THÂN NÓI CHUYỆN
KHỈ
Hình tượng con Khỉ trong văn hóa
Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia
Khỉ trong văn hóa và hư cấu
|
|
|
Một con khỉ
|
Danh xưng
|
Tên
gọi: Khỉ, hầu
Tên khoa học: Primates
|
|
Vùng văn hóa ảnh hưởng
|
Châu
Mỹ (hiện đại)
|
Ý nghĩa biểu tượng
|
Nghịch ngợm, phá phách,
hiếu động
|
|
|
Trong văn hóa đại chúng và trong hư cấu, hình
ảnh con khỉ cũng
có một vị trí nhất định. Trong 12
con giáp,Thân là con Khỉ đứng hạng thứ 9
của 12 con vật trong Thập Nhị Địa Chi.[1] Loài
Khỉ có đặc tính giống loài người, thuộc loài có vú, sanh con, thường ở trong
rừng, ưa nhảy nhót, đu chuyền từ cây này sang cây khác, sống từng đoàn, thông
minh hơn các thú vật khác, cho nên thường bắt chước loài người. Khỉ đi vào đời
sống văn hóa người châu Á qua năm thân, tháng thân, ngày thân, giờ thân. Trong
thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam, khỉ cũng được người đời nhắc đến,[1] Ở
Nam Bô, chiếc cầu tre bắc qua kênh rạch ở vùng sông nước được gọi là cầu
khỉ.
Trong các nền văn hóa và văn
hóa hiện đại, hình ảnh con khỉ biểu tượng như là sự nghịch ngợm, tinh nghịch,
láu lĩnh, trộm cắp, nhanh nhẹn nhưng cũng có những con khỉ đã trở thành biểu
tượng thần thánh như Tôn Ngộ Không, Hanuman. Ở Phương Tây, hình ảnh con khỉ trong nền văn hoá phương
tây khá mờ nhạt bên cạnh các con vật thần thoại như nhân mã, nhân sư, mỹ
nhân ngư... cho đến khi xuất hiện nhân vật King Kong là
con khỉ độtkhổng lồ trong bộ phim khoa học giả tưởng của đạo
diễn Mỹ Ernest B. Schoedsack.[2]
Mục lục
[ẩn]
Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]
Khỉ là tên gọi chỉ về những
loài động vật thuộc lớp thú, bộ linh trưởng. Khỉ có ba nhóm lớn, là khỉ Tân Thế
giới, khỉ Cựu Thế giới, khỉ không đuôi. Có khoảng 264 loài khỉ đã bị tuyệt
chủng. Một số loài giống khỉ không đuôi, như tinh tinh hay gibbon thường được gọi là khỉ
trong ngữ cảnh bình dân, tuy rằng các nhà sinh học không xếp chúng vào các loài
khỉ. Tuy nhiên, không có một đặc điểm nào là duy nhất mà tất cả các loài khỉ
đều có mà các loài khác không có.
Trong văn học[sửa | sửa mã nguồn]
Tác phẩm về khỉ có Hành tinh khỉ là một tiểu thuyết do Pierre
Boulle, xuất bản lần đầu vào năm 1963 bằng tiếng Pháp có tên là La Planète des
Singes. Nghĩa của từ singe bao gồm cả "vượn" và "khỉ". Với
"Hành tinh khỉ", Pierre Boulle muốn cảnh tỉnh con người bằng một câu
chuyện mang tính triết lý và giáo dục sâu sắc. Ở hành tinh Cô Em, loài người đã
không ý thức được mình, để cho những thuộc tính xấu phát triển như sự lười
nhác, quen hưởng thụ, bỏ mặc đồng loại, sống ích kỷ phát triển. Vì thế, một xã
hội văn minh đã được xây dựng ngàn đời bị tiêu diệt. Họ vẫn là hình hài con
người nhưng mọi hành động và suy nghĩ không hơn con vật là bao nhiêu. Những con
khỉ trước kia vốn chịu sự chỉ đạo của con người thì nay chúng lại là chủ nhân
của một xã hội văn minh, chi phối cuộc sống con người, do giống khỉ ham bắt
chước, chịu động não.
Trong võ thuật[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Hầu
quyền
Vào thời kỳ cuối của xã hội
nguyên thủy, những điệu "múa khỉ" (hầu vũ) là mô hình thu nhỏ của
dạng vận động này. Sách "Thượng thư - Ích tắc" nói:"Múa khỉ
vượn, múa chim chóc, múa gấu, múa voi". Sách "Hán thư - Nghệ văn chí"
có ghi điệu múa "mộc hầu vũ" (điệu khỉ tắm), đến thời nhà Minh bắt
đầu có ghi chép về hầu quyền. Sách "Kỷ hiệu tân thư - Quyền kinh" của
danh tướng nhà Minh Thích Kế Quang có ghi rằng: "Lại còn có
lục bộ quyền, hầu quyền, ngoa quyền" ("chim mồi"). Trải qua
nhiều đời truyền bá và phát triển, hầu quyền, túy quyền, địa đường quyền, ba
loại quyền này tích hợp lẫn vào nhau và thu dụng các sở trường sở đoản của
nhau, nội dung dần dần từ đơn giản bắt chước về hình thể lấy múa làm chủ mà
chuyển hướng thành các phương pháp chiến đấu bằng tay không là chính trong
chiêu thế và bài múa của võ thuật.
Họa phẩm về một con khỉ ăn
trộm đào
Nội dung hầu quyền phức tạp
chia Nam, Bắc và về phong cách có khác nhau rất nhiều. Phương Nam coi trọng
đánh sát gần, liền đòn tức là phương pháp cận chiến nhập nội; phía Bắc lại quen
khéo lừa đánh đấm từ xa, lựa sơ hở của đối phương mà tung đòn hiểm hóc. Nhưng
đặc điểm chung đều là nhẹ nhõm linh hoạt, hình tượng, đưa kỹ thuật của võ thuật
vào trong hình dạng khỉ. Yêu cầu phải làm cho được "ngũ yếu" (năm
điều cần) tức là hình cần giống, ý cần thật, bước (bộ) cần nhẹ, phép (pháp) cần
kín, thân cần (linh) hoạt.
Trong khi đi quyền chú trọng
vào tay mắt chiếu cố nhau, chiêu liền thế liền, lên xuống nhẹ khéo, chân thân
hợp nhất, nội ngoại tương hợp, công thủ liên tục khép kín. Sau này Hầu quyền
trong bài múa có rời động, nhòm ngó, xem đào, leo vít, hái đào, leo cành, làm liều,
giấu đào, ngồi xổm, ăn đào, mừng rỡ kinh sợ, vào động v.v... đều do các động
tác của khỉ vượn mà tập hợp lại rồi thành các động tác phân hóa thêm trong
quyền thuật. Hình thái động tác có thể khái quát là cương, nhu, nhẹ nhàng, linh
hoạt, mềm mại, khéo, nấp, né, vươn, co. Thủ pháp (đòn tay) thì có: tóm, duỗi,
chọn, cắt, giảo (hoạt), bắt, khép, đẩy... Thoái pháp (bộ pháp, tấn pháp di
chuyển) có quấn, dậm, tạt, bật v.v... là các đòn chân. Về khí giới thì gồm các
bài múa hầu côn, hầu kiếm v.v..
Con vượn[sửa | sửa mã nguồn]
Trung Hoa[sửa | sửa mã nguồn]
Vượn có mặt ở vùng Hoa Nam ít
nhất là cho tới thời nhà
Tống. Khoảng thế kỷ 14 trở đi vì hệ sinh thái bị con người phá hoại nên loài vượn
dần vắng bóng. Văn chương Trung Hoa thời cổ cho con vượn là "quý
phái", ví như "quân tử" (君子)
của rừng xanh trong khi giống khỉ
vàng bị thức ăn của con người mua chuộc. Đạo
Lão thì thêu dệt tính chất huyền bí cho loài vượn và cho rằng chúng có
thể sống tới nghìn năm và biến thành người.[3] Mỹ
thuật Trung Hoa ghi lại hình dáng con vượn từ thế kỷ 3-4 TCN (thời nhà Chu).
Chúng còn là đề tài cho họa sĩ thời nhà Tống và đầu thời nhà
Nguyên như Dịch Nguyên Cát và Mục Khê Pháp Thường vẽ
lại rất trung thực.
Nhật Bản[sửa | sửa mã nguồn]
Qua ảnh hưởng của văn hóa
Trung Hoa, mô típ Thiền "vượn
bắt ánh trăng trong nước" cũng đã trở thành phổ biến trong hội họa Nhật Bản, mặc dù
không có loài vượn nào sống trong tự nhiên tại Nhật
Bản.[4]
Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Con vượn có mặt trong văn
chương truyền khẩu của người Việt như trong bài dân ca "Lý
qua đèo" ở Huế hay "Ăn ở trong rừng" thuộc Quan họ
Bắc Ninh. Ca trù có điệu xẩm huê
tình cũng nhắc đến vượn. Ca dao thì có câu nhắc đến vượn để trỏ ý xa xôi, hoang
dã như trong câu ca dao miền Nam:
Má ơi! Đừng gả con xa
Chim kêu vượn hú biết nhà má
đâu.
Tục
ngữ về vượn có câu: Vượn lìa cây có ngày vượn rũ. Trong văn học thì
hai tác phẩm lớn là Truyện Kiều và Lục Vân Tiên đều có nhắc tới vượn, nhất là tiếng
hú (còn gọi là hót) của chúng.Trong tín ngưỡng Tứ
phủ hình bóng con vượn hiện ra biểu tượng cho miền núi hoang sơ khi
vượn ra mắt dâng cúng hoa quả.[5]
Một số con khỉ[sửa | sửa mã nguồn]
Tôn Ngộ Không[sửa | sửa mã nguồn]
Tôn Ngộ Không đã trở thành hình ảnh thân mến
trong đời sống văn hoá của nhiều thế hệ nhân loại. là nhân vật chính trong tiểu
thuyết Tây du ký, nhân vật giả tưởng có thể được xem là nổi tiếng nhất trong
văn học Trung Hoa. Tôn Ngộ Không là một pháp sư, nhà sư, nhà vua, thánh nhân và
chiến binh, có hình thể là một con khỉ, nhân vật được phỏng theo truyện dân
gian từ thời nhà Đường. Tây Du Kí thuật lại cuộc phiêu lưu của Tôn Ngộ Không từ
lúc mới sinh ra, đặc biệt là chuyện Tôn Ngộ Không theo làm đệ tử của Tam Tạng
để thỉnh kinh tại Tây Thiên (Ấn Độ), là nhân vật nổi tiếng và được ngưỡng mộ
nhất trong thế giới loài khỉ.[2]
Hanuman[sửa | sửa mã nguồn]
Hanuman là
một nhân vật trong thần thoại Hindu được kể lại trong sử thi Ramayana. Trong sử
thi, Hanuman đã giúp đỡ cho người anh hùng Rama trong cuộc chiến chống lại vua
quỷ Ravana. Thần khỉ Hanuman là nhân vật trung tâm trong hai bộ sử thi vĩ đại
và lừng danh của Ấn Độ là Ramayana và Mahabharata. Các đền thờ khắp nước Ấn Độ
đều có hình ảnh Hanuman, vị thần khỉ nổi tiếng với vũ khí là quả chùy (gada),
biểu tượng của lòng dũng cảm. Thần rất sùng bái người bạn của mình là Rama (vị
vua anh hùng được kể trong sử thi Ramayana), và cũng được Rama thương yêu nhất,
nên có khi người ta vẽ Hanuman với hình Rama xăm trên ngực. Rama được coi là
hóa thân của Vishnu, là Đấng bảo tồn trong quan niệm Trimurti của Ấn giáo.
Trong cuộc chiến đấu giữa vua Rama anh hùng và quỷ Ravana, thì Hanuman là người
phụng sự vua đắc lực nhất, trung thành với vua nhất.
King Kong[sửa | sửa mã nguồn]
King Kong là tên một con ác
thú khổng lồ (giống loài khỉ đột) được hư cấu trong nhiều loại tác phẩm, đặc
biệt là điện ảnh. King Kong nổi tiếng khắp thế giới từ bộ phim cùng tên năm
1933, và tiếp tục được làm lại vào 1976 và 2005. Con ác thú khổng lồ King Kong sinh sống
trên Đảo Đầu Lâu (Skull Island), ở đâu đó trên Ấn Độ Dương và được cư dân nơi
đây thờ cúng như một quái vật ăn thịt linh thiêng. Một đoàn làm phim từ New
York lặn lội đường xa đến đây vì nghe nói có nhiều sinh vật huyền bí trên đảo
này, do đó sẽ có cơ hội tạo những cảnh quay ngoạn mục. Cô diễn viên Ann Darrow
xinh đẹp bị bắt cóc và đem ra tế Kong. Con khỉ đột chẳng những không ăn thịt
Ann mà còn thích thú và yêu mến nàng. Đạo diễn Carl Denham nhân cơ hội đó bẫy
nó đem về New York. Ông ta gọi nó "Kong– vị vua (King) của thế giới".
Abu[sửa | sửa mã nguồn]
Chú khỉ Abu là chú khỉ nghịch
ngợm trong Bộ phim Aladin và cây đèn thần, chú khỉ
này là bạn tri kỷ của Aladin. Khi Aladdin tìm được cây đèn, khỉ Abu bị mê hoặc
bởi 1 viên hồng ngọc khổng lồ và cố gắng lấy trộm nó, khiến cho cả hang động
bắt đầu sụp xuống, nhưng may mắn là thảm thần đã giúp họ thoát chết. ới cửa
hang, Jafar lấy chiếc đèn và cố gắng giết họ nhưng chú khỉ đã nhanh tay lấy lại
đèn thần và cắn vào tay lão, khiến lão vô tình ẩn họ xuống lại hang đúng lúc nó
sập xuống. Khi Aladdin tỉnh lại, Abu đưa anh cây đèn, sau đó Jafar giam cầm nhà
vua và công chúa, biến Aladdin trở lại bộ quần áo rách rưới, và ném anh cùng
khỉ Abu và thảm thần đến vùng đất xa tít đầy bão tuyết.
Trong thành ngữ[sửa | sửa mã nguồn]
Từ ngữ về con khỉ chủ yếu
xuất hiện trong văn hóa của các dân tộc Châu á. Một số thành ngữ, tục ngữ như:
Khỉ ho cò gáy: Chỉ chốn hoang
vu
Giết gà dọa khỉ
Rung cây nhát khỉ
Làm trò khỉ: Chế giễu những
người hay pha trò, bắt chước, làm trò hề
Trời sinh con khỉ ở
lùm/Chuyền qua chuyền lại rớt ùm xuống sông
Khỉ bồng con lên non kiếm
trái/Cảm thương nàng phận gái mồ côi
Mặt nhăn như khỉ
Nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm
nhà
Khỉ gió, khỉ khô, khỉ
mốc: Những câu của, câu mắng
Đồ khỉ hay đồ khỉ
gió: Ám chỉ người không đứng đắn, nghiêm túc, hay nghịch ngợm
Khỉ lại là khỉ, mèo lại hoàn
mèo
THAM KHẢO THÊM:
Chuyện Khỉ năm Thân
Đặng Tiến
|
Miệt Bặc Liêu, Cà Mau có
câu hát, về sau phổ biến khắp miền Nam, rồi lan truyền khắp nước :
Tháng ba cơm gói ra Hòn,
Muốn ăn trứng nhạn phải lòn Hang Mai.
Nhiều người không hiểu
chính xác, cho rằng Hang Mai có nhiều hoa mai thơ mộng, hay nhiều rắn hổ mai
tàn độc. Thật ra, " mai " tiếng địa phương có nghĩa là " khỉ
". Hang Mai tức là " hang của loài khỉ ". Phi
Vân đã giải thích như vậy, ngay trang mở đầu cuốn phóng sự Đồng Quê,
giải thưởng hội Khuyến Học Cần Thơ năm 1943. Và ông ấy miêu tả căn cơ :
" Kinh Hang Mai ở làng
Khánh Lâm, Cà Mau, bắt đầu từ kinh Biện Nhi trổ ra Tiểu Dừa. ( ... ) Ở hai
bên bờ người ta có thể gặp những con trúc, rái, kỳ đà, chồn, ong mật và vô số
cá " (1).Dĩ
nhiên là nhiều khỉ. Từ điển phương ngữ Nam Bộ của Nguyễn văn Ái, 1994, cũng
có ghi chữ mai nghĩa là khỉ.
Không biết vì lý do gì, và
từ thời nào, trong tiếng Hán Việt, người ta phát âm chệch từ khỉ thành khởi (cũng
như quý thành quới) : ngày nay ta nói khởi nghĩa, khởi
hành, nhưng các từ điển xưa ghi là khỉ hành, khỉ nghĩa. Trong khi
đó, trong tiếng thuần Việt, thành ngữ dân gian vẫn nói : khỉ khô khỉ
mốc, khỉ ho cò gáy, rung cây nhát khỉ. Và thơ Tú Xương có câu :
Ới thi ơi là thi
Ới khỉ ơi là khỉ
Không rõ từ khỉ phát
âm chệch thành khởi có liên quan gì đến tên loài động vật không.
Chỉ biết rằng ở Việt Nam, khi đưa ra lý thuyết khỉ là thủy tổ của loài người,
thì có sử gia đã dùng từ " hầu nhân " để tránh chữ chính xác là
" người khỉ " - ngày nay người ta dùng chữ " người vượn "
- thân thuộc hơn, nhưng cũng là tránh chữ Khỉ.
Hầu là Khỉ, giai thoại kể
lại : vào thời Trịnh Khải, 1783, thế lực Chúa Trịnh đang suy tàn, nhưng vẫn
còn kẻ nịnh bợ. Đặng Kim đã làm đến tước hầu, mà còn xin làm con nuôi nhà
Chúa, đổi tên là Trịnh An. Một hôm, trên tường vôi nhà Hầu, có người đến vẽ
một cây cổ thụ đang xiêu đổ, lá cành trơ trụi, gốc rễ ngả nghiêng. Trên chạc
có con khỉ đang nằm ngủ, bên cạnh câu thơ nôm :
Khỉ ơi tỉnh dậy đi thôi
Đừng chờ cây đổ, đi đời nhà mi.
Hầu tỉnh ngộ, từ quan, lấy
lại tên cũ. Về sau, khi Trịnh Khải đổ, ông tránh khỏi nạn cháy nhà vạ lây.
Trong thi ca, từ khỉ ít
được dùng, vì không " thi vị ", gợi ý mắng mỏ. Thỉnh thoảng mới gặp
một câu hiện thực như trong cảnh chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp : bao
nhiêu là khỉ ngồi. Đinh Hùng tiếp xúc với rừng núi Việt Bắc, vùng Bắc Kạn đã
tả không khí hoang dã thời 1940 :
Ta mê tiếng vượn sầu muôn
kiếp
Chim núi cầm canh, hoẵng gọi bầy ( ...) Rồi những đêm sâu, bỗng hiện về Vượn lâm tuyền khóc rợn trăng khuya
Hoặc tiếng vượn có tính
cách tượng trưng, trong hoang tưởng một trời tình thái cổ :
Trải sông nước vượt qua
từng châu thổ
Ta đến đây nghe vượn núi kêu sầu.
Tính cách tượng trưng còn
rõ nét hơn nữa ở hình tượng Đười Ươi trong thơ Bùi Giáng, có khi ông tự xưng
là Đười Ươi Thi Sĩ. Đười Ươi ở đây, là hoài vọng con người tiền sử, tâm hồn
" dã nhân " chưa tiêm nhiễm tập tục, lề luật và thành kiến :
Đi về giũ áo đười ươi
Đăm chiêu khách địa từ người tặng ta
Nhưng rồi trong một hoàn
cảnh xã hội khác, Bùi Giáng lại mặc lại xiêm lốt đười ươi :
Ấy là thơ thuở chưa điên
Ở trong dấu ngoặc quàng xiêng reo cười Bây giờ xoang điệu đười ươi Diệu hoa lầu các ngậm ngùi dấn thân
Trong trí tưởng sáng tạo
của nhà văn, con vượn có khi là một hình tượng đẹp. Trong Chùa Đàn,
1946, mà nhiều người xem như là đỉnh cao của nghệ thuật Nguyễn Tuân, người
phụ nữ lý tưởng tên là Sấu Viên ... Vượn Gầy. Nàng chết sớm trong một tai nạn
xe lửa, trên chuyến xe vu quy về nhà chồng, làm chủ ấp Mê Thảo. Người chồng
tuyệt vọng, cho cất một thứ rượu tên Mê Thảo Hầu, rồi một thứ rượu khác tên
Ức Sấu Viên - Nhớ Vượn Gầy - và cuồng điên trong men Rượu Tương Tư. Nàng tên
như thế vì có đôi cánh tay dài. Và có lẽ từ đó mà về sau nhân vật Cổ Giả
Trường, người hùng trong vở kịch Thành Cát Tư Hãn, 1961, của Vũ Khắc
Khoan, đã có đôi " tay vươn ra như tay vượn" : Vũ Khắc Khoan
thân thiết và chịu ảnh hưởng Nguyễn Tuân.
*
Trong văn học Việt Nam cổ
điển, tên Vượn đã xuất hiện rất sớm, tự bình minh của chữ Nôm đời Trần, trong
bài Phú vịnh chùa Hoa Yên trong Thiền Tông Bản Hạnh. Bài này được gán
cho thiền sư Huyền Quang (1254-1334), tả cảnh chùa ở núi Yên Tử :
Chim óc (=gọi) bạn, cắn hoa
nâng cúng
Vượn bồng con, cời cửa nghe kinh
Cảnh Vượn bồng con là một
hình ảnh văn chương, nhưng cũng có thể có thực, vì núi rừng thời ấy nhiều
khỉ. Nhà thơ khoa bảng Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370) cùng thời đã tả cảnh
Chùa Long Động núi Yên Tử :
Cách lâm hữu hận viên đề
nguyệt (a)
Ỷ tháp vô ngôn tăng đối san (b)
Dịch : Tựa tháp không
lời ... sư ngắm núi (b)
Cách rừng u hận, vượn gào trăng (a)
Bài phú cổ ấy trong Thiền
Tông Bản Hạnh, còn có một hình ảnh vượn khác, nhưng lần này có tính cách điển
cố :
Chẳng những vượn hạc thốt
thề
Lại phải cỏ hoa thuể thỏa
Vượn và hạc biểu trưng cho
tâm hồn quân tử, theo chuyện Dương Hựu đời Tống , một người phóng khoáng chỉ
làm bạn với vượn và hạc ở chốn lâm tuyền, nơi tu hành, ẩn dật.
Trong tập thơ Nôm đầu tiên
của nước ta, Nguyễn Trãi (1374-1442) đã tả cảnh nhà mình :
Cửa song giãi xâm hơi nắng
Tiếng vượn vang kêu cách non
Như vậy, thời ấy trong thực
tế, vượn còn sống gần với người. Và cạnh đó, Nguyễn Trãi nhiều lần dùng chữ
viên hạc theo điển cố :
Thề cùng viên hạc trong hai
ấy
Thấy có ai han chớ đãi đằng
Han : nghĩa là hỏi han
Ý nói : chớ có thiết tha
với những quan hệ xã hội
Vào giữa thế kỷ XVI, trong
một bài phú tả cảnh ẩn dật miền rừng núi Tuyên Quang, Nguyễn Hãng cũng đã
dùng chữ vượn theo nghĩa hiện thực :
Vượn chào, hòa khướu hót,
cách ngàn đưa khúc xướng khúc ca
Và theo điển cố :
Bạn viên hạc quen tìm, hoa
cười đón khách
Tịch Cư Ninh Thể Phú
Mà không cứ gì miệt núi
rừng Yên Tử, Côn Sơn, Tuyên Quang mới có khỉ, vượn. Vào cuối thế kỷ 18, giữa
kinh thành Thăng Long, " mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim
kêu vượn hót ran khắp bốn bề " theo Vũ Trung Tùy Bút của Phạm Đình
Hổ (1768-1839). Nhưng đây là vượn do Chúa Trịnh nuôi trong phủ Chúa. Tuy
nhiên, mãi đến đầu thế kỷ 19, Nguyễn Công Trứ (1778-1858) còn tìm thấy " đất
kinh kỳ riêng một áng lâm tuyền " rồi tự vấn, bùi ngùi :
Nào vương cung đế miếu ở
đâu nào
Mỉa mai vượn hót oanh chào
Oanh, vượn ở đây có thể
hiểu theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Trong văn học dân gian, có
truyện nôm Bạch Viên Tôn Các, còn gọi là Lâm Tuyền Kỳ Ngộ, kể chuyện tình
duyên giữa chồng người vợ vượn � một tiên nữ giáng trần dưới hình dạng một con vượn
trắng. Nội dung dựa vào một truyện cổ tích đời Đường bên Trung Quốc. Đây là
một truyện nôm xuất hiện sớm, vào thế kỷ 17 vì còn làm theo thể thơ Đường
Luật, gồm có 146 bài thất ngôn bát cú. Một chuyện tình lãng mạn vượt ra khỏi
thành kiến, giáo điều. Nhiều câu thơ bây giờ đọc còn thấy hay, ví dụ đoạn
Bạch Viên khi trở về Thiên Đình nhớ chồng và hai con nơi hạ giới :
Một mối thắm nồng, nguyền
chửa phỉ
Hai phen nâng bế, nghĩa nào nguôi Nhớ xuân dễ khiến hoa rơi lệ Tủi phận cho nên nguyệt ngậm ngùi
Và nàng xin trở lại trần
gian sống đoàn tụ với chồng con. Tình mẹ con nhắc đến câu ca dao :
Con vượn thương con lên non
hái trái
Anh thương nàng phận gái mồ côi
Nhưng chuyện Vượn, trong
tình mẹ con làm tôi cảm xúc và nhớ đời, là một bài tập đọc lớp Ba, bậc tiểu
học, cách đây hơn nửa thế ky². Chuyện kể có người thợ săn muốn bắt sống một
chú vượn con, đã dùng tên độc để giết vượn mẹ :
"Vượn mẹ bị tên, biết mình không thể sống được bèn vắt sữa ra rừng cho con uống. Xong rồi lăn ra chết. Người thợ săn quay về phía vượn con, cầm roi quất vào xác vượn mẹ. Vượn con thấy thế, kêu gào thương xót, chạy ngay lại gần, người đi săn bắt sống được. Lúc về nhà, cứ đêm đêm, vượn con nằm phục bên xác mẹ thì mới yên ; một hai khi lại ôm lấy kêu gào, vật vã, rất thảm thiết. Không được mấy hôm, vượn con cũng chết. " (2)
*
Năm Thân là cầm tinh con
Khỉ nói chung. Từ chú khỉ con đến khỉ đột, đười ươi và con vượn tiền thân của
loài người, khoa học gọi là Homo Erectus Erectus. Tại Việt Nam, từ Bắc vào
Nam, nhiều nơi còn di tích Người Vượn với những công cụ, bằng đá, tại Núi Đọ
(Thanh Hóa), Xuân Lộc ( Đồng Nai). Tại Thẩm Ồm (Nghệ An), Hang Hùm ( Yên Bái)
đã có những di chỉ chứng tỏ thời kỳ Người Vượn chuyển sang thành Người Khôn
(Homo Sapiens) cách chúng ta khoảng 100 000 năm.
Trong mười hai con giáp,
Rồng là biểu tượng gần chúng ta nhất về mặt tâm linh, tình cảm. Gần mà xa, vì
con Rồng, tổ tiên dân tộc, chỉ là huyền thoại. Khỉ là biểu tượng gần chúng ta
nhất về mặt vật chất, thân xác. Gần mà xa vì không mang ý nghĩa " dân
tộc ", tín ngưỡng và phong vị lãng mạn.
Năm Khỉ, nói chuyện khỉ,
tuy là để vui Xuân, nhưng nói từ đầu đến đuôi, cũng là không đơn giản, quả là
khỉ.
Đặng Tiến
Orléans, Xuân Giáp Thân 2004 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét