Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013
Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013
Video Nghe Tiếng Xuân Về
Nghe tiếng xuân về bâng khuâng xao xuyến
Một mình anh bước mơ dáng em qua..." (Trần Kim Lan)
Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013
Xin bạn hãy dành ra 2 phút để đọc cái này: Phòng tránh HIV
Xin bạn hãy dành ra 2 phút để
đọc cái này!
Sẽ rất nguy hiểm nếu như bạn
bỏ qua
... Cách đây vài tuần, trong
một rạp hát, một người cảm thấy có vật gì đó chĩa ra từ ghế của cô ấy. Khi cô ấy
đứng dậy để xem đó là vật gì thì thấy một cây kim nhô ra khỏi ghế kèm theo một
mảnh giấy ghi là:
“Bạn vừa mới nhiễm HIV”…
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật
báo cáo rằng gần đây nhiều trường hợp tương tự đã xảy ra tại nhiều thành phố
khác. Tất cả các cây kim được xét nghiệm đều là HIV dương tính.
Trung tâm này cũng báo cáo rằng
người ta tìm thấy những cây kim như vậy tại các máy rút tiền công cộng (máy
ATM). Chúng tôi yêu cầu mọi người hãy cực kỳ cẩn trọng khi đối mặt với tình huống
như vậy. Cần phải xem xét thận trọng tất cả các ghế ngồi nơi công cộng trước
khi ngồi. Kiểm tra kỹ lưỡng bằng mắt là đủ. Thêm vào đó, các bạn hãy chuyển
thông điệp này đến các thành viên trong gia đình của mình và bạn bè để họ biết
về mối hiểm nguy tiềm tàng này.
Gần đây một bác sĩ đã thuật lại
một trường hợp tương tự đã xảy đến với một trong những bệnh nhân của ông tại rạp
hát. Một cô gái đã đính hôn và chuẩn bị kết hôn trong vài tháng nữa, đã bị đâm
phải khi đang xem phim. Mảnh giấy đi kèm theo chiếc kim có thông điệp sau:
“Chào mừng bạn đến với thế giới
của gia đình HIV”.
Mặc dù các bác sĩ nói với gia
đình cô ấy là phải mất 6 tháng vi-rút mới đủ mạnh để bắt đầu phá huỷ hệ miễn dịch
và một bệnh nhân khoẻ mạnh có thể sống khoảng 5 – 6 năm, nhưng cô gái đã chết
sau 4 tháng, có thể chủ yếu là do bị sốc
Một số đối tượng dùng kim
tiêm dính máu HIV trả thù đời
Tất cả chúng ta đều phải cẩn
thận khi ở những nơi công cộng. Cầu Trời phù hộ! Hãy nghĩ rằng các bạn sẽ cứu lấy
một cuộc đời bằng cách chuyển thông điệp này đi. Vui lòng bỏ ra một vài giây để
chuyển nó đi…
Bị dẫm kim tiêm chứa HIV. Đừng
lo lắng mà bĩnh tĩnh xử lý theo những bước sau:
1) Bạn phải nặn máu ra
2) Ghé vào nhà người dân gần
nhất xin xà phòng bôi vào vết thương để sát trùng rồi rửa sạch
3) Trong vòng 24h đến cơ sở y
tế gần nhất mua thuốc chống phôi nhiễm HIV. Lưu ý thuốc chỉ có tác dụng trong
vòng 72h, uống liên tục trong vòng 4 tuần.
Vì lợi ích của cộng đồng hãy
send tin này cho tất cả mọi người. Vì chỉ bằng tin nhắn này của bạn, bạn có thể
cứu sống được một mạng người đấy!
Các bạn hãy cẩn thận
Hãy share cái này để mọi người
biết để đề phòng
(Sưu tầm)
Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013
Nhớ Nhạc sĩ Phạm Duy
Nhớ Nhạc sĩ Phạm Duy
(5.10.1921/27.1.2013)
Xem tại đây:
- Nghệ sĩ Việt ngậm ngùi tiếc nhớ Phạm Duy
Kể từ say "cô hái mơ"
"Gươm tráng sĩ" nhạc lời thơ bi hùng
"Chinh phụ ca" khúc rưng rưng
"Cây đàn bỏ quên" đã từng danh vang.
"Khối tình Trương Chi" lệ chan
"Tình kỹ nữ" tiếng thở than đêm trường
"Tiếng bước trên đường khuya" vương
"Ru con" ru những chặng đường chiến binh.
"Nhớ người thương binh" nặng tình
"Mùa đông chiến sĩ" khiến tim xao lòng
"Nhớ người ra đi" mệnh mông
"Người lính bên tê" bồn chồn lâm ly
"Tiếng hát sông Lô" thầm thì
"Nương chiều" xao xuyến bước đi quân hành
"Bà mẹ Gio Linh" hùng anh
"Quê nghèo" "Gánh lúa" ngọt lành tỏa hương.
"Về miền Trung" khúc yêu thương
"Mười hai lời ru" lắng muôn tim người
"Tiếng thu” réo rắt bồi hồi
"Tình hoài hương" tiếng lưu đời còn đây.
"Tình ca" tha thiết đắm say
"Thuyền viễn xứ" khúc lắt lay thương nhà
"Ngậm ngùi” lời tự tình ca
"Áo anh sứt chỉ đường tà” thương yêu.
"Tạ ơn đời" luyến thương nhiều
"Tuổi biết buồn" khiến liêu xiêu tâm hồn
"Trường ca Hàn Mạc Tử" buồn
"Minh họa Kiều" khúc nỉ non ngân dài.
"Mẹ Việt Nam" tráng hùng ai
Phạm Duy Nhạc sĩ danh tài nước Nam!
27.1.2013/Trần Kim Lan
Ghi chú: Những câu trong ngoặc kép: Tên một trong số những ca khúc do Nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác.
(5.10.1921/27.1.2013)
Xem tại đây:
- Nghệ sĩ Việt ngậm ngùi tiếc nhớ Phạm Duy
Kể từ say "cô hái mơ"
"Gươm tráng sĩ" nhạc lời thơ bi hùng
"Chinh phụ ca" khúc rưng rưng
"Cây đàn bỏ quên" đã từng danh vang.
"Khối tình Trương Chi" lệ chan
"Tình kỹ nữ" tiếng thở than đêm trường
"Tiếng bước trên đường khuya" vương
"Ru con" ru những chặng đường chiến binh.
"Nhớ người thương binh" nặng tình
"Mùa đông chiến sĩ" khiến tim xao lòng
"Nhớ người ra đi" mệnh mông
"Người lính bên tê" bồn chồn lâm ly
"Tiếng hát sông Lô" thầm thì
"Nương chiều" xao xuyến bước đi quân hành
"Bà mẹ Gio Linh" hùng anh
"Quê nghèo" "Gánh lúa" ngọt lành tỏa hương.
"Về miền Trung" khúc yêu thương
"Mười hai lời ru" lắng muôn tim người
"Tiếng thu” réo rắt bồi hồi
"Tình hoài hương" tiếng lưu đời còn đây.
"Tình ca" tha thiết đắm say
"Thuyền viễn xứ" khúc lắt lay thương nhà
"Ngậm ngùi” lời tự tình ca
"Áo anh sứt chỉ đường tà” thương yêu.
"Tạ ơn đời" luyến thương nhiều
"Tuổi biết buồn" khiến liêu xiêu tâm hồn
"Trường ca Hàn Mạc Tử" buồn
"Minh họa Kiều" khúc nỉ non ngân dài.
"Mẹ Việt Nam" tráng hùng ai
Phạm Duy Nhạc sĩ danh tài nước Nam!
27.1.2013/Trần Kim Lan
Ghi chú: Những câu trong ngoặc kép: Tên một trong số những ca khúc do Nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác.
Nghệ sĩ Việt ngậm ngùi tiếc nhớ Phạm Duy
Nghệ sĩ Việt ngậm ngùi tiếc nhớ Phạm Duy
Ánh Tuyết bùi ngùi vì không kịp ra đĩa nhạc tặng Phạm Duy còn Tùng Dương buồn đến nỗi ngừng ngang công việc thu âm anh đang làm khi nghe nhạc sĩ tài hoa qua đời.
Ánh Tuyết: "Buồn khi không kịp mang đĩa đến tặng ông!"
Từ khi học lớp 3, lớp 4 tôi đã biết hát và yêu nhạc Phạm Duy. Ngày ấy, tuy chưa hiểu hết ý nghĩa của những ca khúc như Tình hoài hương, Đưa em tìm động hoa vàng, Ngày xưa Hoàng Thị, Áo anh sứt chỉ đường tà... tôi đã say mê và ngấm vào lòng những giai điệu trữ tình ấy. Ngày đó, ở quê, tôi còn được mọi người gọi với nickname là "Tình hoài hương" vì còn bé tý mà đã thể hiện thành công nhạc phẩm này.
Ánh Tuyết thăm Phạm Duy ngày ông nằm cấp cứu ở bệnh viện cách đây không lâu. |
Trên con đường âm nhạc của mình, tôi dành cho Phạm Duy sự kính trọng, yêu mến gia tài âm nhạc đồ sộ mà ông để lại. Trong nhạc Phạm Duy có tình yêu quê hương, yêu đất nước, cuộc sống... nhưng nhiều nhất là sự đa tình - tình yêu đôi lứa.... thứ tình yêu duyên dáng, mặn mà, rất Việt Nam mà hiện đại.
Từ lâu tôi đã ấp ủ thực hiện album nhạc riêng về nhạc sĩ Phạm Duy. Nhưng do thời gian, do bận bịu và nhiều yếu tố khách quan, đến gần đây tôi mới có thể bắt tay vào thực hiện. Những ngày cuối đời, ông đều giữ sự vui vẻ, lạc quan và rất vui khi mỗi khi tôi ghi âm được bài hát nào đó gửi qua email cho ông nghe. Tôi rất buồn khi chưa kịp hoàn thành bộ 3 album này để đến khoe với ông như mong muốn.
Cẩm Vân: "Ông ra đi để lại mất mát lớn cho nền âm nhạc!"
Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời là một mất mát lớn của nền tân nhạc Việt Nam. Tôi nhớ tiếc vừa ở góc độ một người ca sĩ thể hiện nhạc phẩm của ông vừa như một khán giả yêu thích các ca khúc của Phạm Duy. Chỉ cần nhìn vào gia tài hàng nghìn sáng tác của ông, mà phần lớn đều hay, đều đi vào lòng người nhờ vào sự hòa quyện giữa nét hiện đại và truyền thống, mới thấy được sức làm việc đáng nể cũng như sự đóng góp rất lớn của ông cho âm nhạc Việt.
Ca khúc của ông, dù sáng tác hay phổ thơ, đều tinh tế, tài hoa về giai điệu, truyền thống ra truyền thống, hiện đại ra hiện đại. Trong số các sáng tác ấy, tôi yêu nhất là bài hát Áo anh sứt chỉ đường tà. Mỗi lần thể hiện nhạc phẩm này, tôi đều cảm phục nhạc sĩ ở việc ông dồn nén được mọi cung bậc cảm xúc vào bài hát. Mọi hỷ, nộ, ái, ố... đều được gửi vào nhạc điệu.
Quang Hà: "Ông có nhiều ca khúc đi vào lòng người!"
Quang Hà khá bàng hoàng khi nhận được tin Phạm Duy Mất. Anh cho biết, những ca khúc của Phạm Duy đã đi vào lòng người mộ điệu trong và ngoài nước. Sự ra đi của ông là một mất mát lớn cho nền âm nhạc Việt Nam. Nam ca sĩ Hà Nội chia sẻ, anh thường chọn ca khúc Cây đàn bỏ quên để hát thường xuyên trong các phòng trà ca nhạc tại TP HCM và được nhiều người yêu mến. Đây cũng là bài hát “tủ” của anh trong sự nghiệp ca hát.
Ca sĩ Mỹ Lệ. |
Mỹ Lệ: "Phạm Duy đã sống trong sự yêu thương của mọi người"
Đang chuẩn bị cho đêm nhạc Cặp đôi hoàn hảo, khi được biết thông tin Phạm Duy qua đời, Mỹ Lệ cũng không khỏi chua xót.
Chị bùi ngùi, hiếm có một nhạc sĩ nào có tinh thần lạc quan và yêu đời như Phạm Duy. "Con người già rồi cũng có lúc phải ra đi nhưng nhìn lại quãng đời của nam nhạc sĩ, ông có phúc vì được sống trong sự yêu thương của người hâm mộ", chị nói.
Chị bùi ngùi, hiếm có một nhạc sĩ nào có tinh thần lạc quan và yêu đời như Phạm Duy. "Con người già rồi cũng có lúc phải ra đi nhưng nhìn lại quãng đời của nam nhạc sĩ, ông có phúc vì được sống trong sự yêu thương của người hâm mộ", chị nói.
Nữ ca sĩ cho biết, chị từng có vinh dự thể hiện các tác phẩm của ông: Tôi đang mơ giấc mộng dài, Kiếp nào có yêu nhau, Tiếng đàn tôi, Kiếp nào mói yêu nhau. Theo chị, nhạc Phạm Duy đòi hỏi ca sĩ có một quãng rộng và nội lực thâm hậu. Chị cho rằng, âm nhạc của ông vừa bác học vùa gần gũi, thân quen.
Nhạc sĩ Quốc Bảo: "Phạm Duy để lại màu sắc âm nhạc chỉ riêng ông có!"
Nhạc sĩ Quốc Bảo chia sẻ trên trang các nhân: "Ở ngoài đời, tôi chỉ trò chuyện với ông đúng ba lần: khi ông về nước lần đầu, khi làm đĩa Những bài tình Duy Quang(2005) và khi làm concert Đêm Hiền cho chị Thái Hiền (2006). Nhưng Phạm Duy là nguồn cảm hứng và ảnh hưởng lớn đến âm nhạc của tôi (giai đoạn Vàng Son) vì bằng tài năng của ông, ông đã 'bắt' tiếng Việt và ngũ cung Việt phải vang lên một cách đẹp đẽ nhất, thiết tha nhất, giàu âm hưởng nhất. Gần như một mình một cách không lẫn vào đâu, bằng những sáng tạo về lai ghép điệu thức, ông đã rải thảm hoa với màu sắc chỉ riêng ông có, cho khu vườn ca khúc Việt. Tôi viết đoạn này để tưởng niệm ông".
Ca sĩ Tùng Dương bên nhạc sĩ Phạm Duy. |
Tùng Dương: "Quá buồn về sự ra đi của ông"
Tôi đang thu âm thì nhận được tin về cái chết của Phạm Duy. Tôi quá buồn và không thể hát được nữa trước hung tin này. Không thể buồn hơn được nữa... Tôi là một trong nhiều ca sĩ yêu nhạc của ông. Sự ra đi của ông khiến không chỉ tôi mà hàng ngàn người yêu nhạc Việt Nam phải tiếc thương. Tôi dành một phút cúi đầu trước vong linh của ông.
Tang lễ nhạc sĩ Phạm Duy được tổ chức tại tư gia ở Lê Đại Hành, Phường 13, Quận 11, TP HCM. Lễ nhập quan diễn ra lúc 9h ngày 28/1. Lễ động quan lúc 6h ngày 3/2. Nhạc sĩ Phạm Duy sẽ yên nghỉ tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương. |
Hoàng Dung - Thoại Hà ghi
(Nguồn vnexpress)
Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013
Cảnh báo: Không nên cầm dùm đồ ở sân bay
Cảnh báo: Không nên cầm dùm đồ ở sân bay
Ở sân bay, ĐỪNG BAO GIỜ cầm giùm chai nước hay bất cứ thứ gì cho ai, dù là trong vài giây.
Đây là lời cảnh báo của một nhân viên làm việc tại sân bay: Nếu bạn mua một chai nước ở sân bay, hãy kiểm tra nó cho kỹ trước khi lấy. Coi chừng nhận phải chai nước giả.
HÃY CẨN TRỌNG!!! Tại sân bay hay bất cứ nơi nào gần với dịch vụ hải quan, đừng bao giờ giúp người ta cầm chai nước hay vật gì khác, cho dù đó là người già hay phụ nữ mang thai. Bởi BẠN CÓ THỂ BỊ BẮT vì sở hữu ma túy hoặc thuốc cấm. Ở Singapore hay Dubai, điều này có nghĩa bạn sẽ đối mặt với nguy cơ bị TỬ HÌNH.
HÃY NÓI VỚI NGƯỜI MUỐN BẠN CẦM GIÙM RẰNG: BỎ NÓ XUỐNG SÀN HAY CHỖ NÀO ĐÓ. ĐỪNG CÓ CẦM GIÙM.
Xem đoạn clip sau (do Hải quan Mỹ cung cấp) để hiểu thêm vì sao chai nước lại nguy hiểm đến thế. (Những kẻ buôn thuốc phiện quả thực rất cao tay)!
(sưu tầm)
Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013
Bàn thờ nơi bờ sông Giô-đan
KTCƯ: 50-Bàn thờ nơi bờ sông Giô-đan
Chiếm xong nốt các xứ
Chi tộc Rưu-vên, Gát, Mơ-na-se
Đã hoàn thành nghĩa vụ
Trở về đất được chia.
Họ lập bàn thờ lớn
Ngay ở bờ sông Giô-đan
Dân Ít-ra-en biết việc đó
Kéo tới hãm đánh liền.
“Sao các ngươi phản nghịch
Chối bỏ Đức Chúa Trời?
Các ngươi đã nghe lệnh
Thờ Chúa, chỉ một nơi!
Đừng để đất ô uế
Quay về, giữa chúng tôi
Sự trừng phạt sẽ đến
Không chỉ riêng các ngươi!“
“Có Chúa Trời chứng giám
Chúng tôi lập bàn thờ
Để mai sau, con cháu
Biết chúng là người Ít-ra-en
Bàn thờ là chứng tích
Nhắc chúng nhớ giống nòi!“
Dân sự nghe giải thích
Hài lòng, bèn rút lui.
(Dưạ theo sách của Giô-sê 22/1-34/KTCƯ)
17-11-2002/Trần Kim Lan
Chiếm xong nốt các xứ
Chi tộc Rưu-vên, Gát, Mơ-na-se
Đã hoàn thành nghĩa vụ
Trở về đất được chia.
Họ lập bàn thờ lớn
Ngay ở bờ sông Giô-đan
Dân Ít-ra-en biết việc đó
Kéo tới hãm đánh liền.
“Sao các ngươi phản nghịch
Chối bỏ Đức Chúa Trời?
Các ngươi đã nghe lệnh
Thờ Chúa, chỉ một nơi!
Đừng để đất ô uế
Quay về, giữa chúng tôi
Sự trừng phạt sẽ đến
Không chỉ riêng các ngươi!“
“Có Chúa Trời chứng giám
Chúng tôi lập bàn thờ
Để mai sau, con cháu
Biết chúng là người Ít-ra-en
Bàn thờ là chứng tích
Nhắc chúng nhớ giống nòi!“
Dân sự nghe giải thích
Hài lòng, bèn rút lui.
(Dưạ theo sách của Giô-sê 22/1-34/KTCƯ)
17-11-2002/Trần Kim Lan
Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013
Trò chuyện với tác giả tiểu thuyết: “Thời của thánh thần“
Trò chuyện với tác giả tiểu
thuyết: “Thời của thánh thần“
Ngô Minh và nhà văn Hoàng Minh Tường Minh Tường là nhà văn nổi tiếng với những cuốn tiểu thuyết viết về nông thôn được đông đảo bạn đọc mến mộ như Thủy hỏa đạo tặc ( Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1997), Đồng sau bão, Thời của Thánh thần ...Đặc biệt, tiểu thuyết Thời của Thánh thần hơn một năm nay đã trở thành cuốn sách Việt Nam bán chạy nhất, được nhiều người tìm đọc nhất. Đầu tháng 7-2009 vừa qua, anh quyết định "thưởng" cho đứa con trai út của mình vừa thi đậu vào lớp 10 một chuyến du lịch Huế. Theo anh, Huế và Nha Trang là hai thành phố du lịch đẹp nhất , đáng đi thăm nhất ở miền Trung. Đã đi du lịch thì nên đến Huế vì Huế là trầm tích văn hóa nhiều tầng . Vô Huế, Hoàng Minh Tường thuê khách sạn, rồi mượn xe máy của nhà văn Nguyễn Quang Hà chở con đi thăm lăng tẩm, chùa chiền Huế, về tắm biển Thuận An, về chợ quê Cầu ngói Thanh Toàn , đi thăm bạn bè văn chương và thưởng thức những món ăn nổi tiếng Huế... Mấy ngày nắng nôi nóng bức thế mà bố con nhà văn cứ đi trên đường ngày hai buổi...Tôi phải tin nhắn, điện thoại mấy lần mới có dịp ngồi với anh vài tiếng đồng hồ ở Khách sạn Bến Ngự trò chuyện về chuyện hậu Thời của Thánh thần (TCTT).
Bìa 1 THỜI CỦA THÁNH THẦN Bìa 1+4 THỜI CỦA THÁNH THẦN bị in lậu
- Chào anh Hoàng Minh Tường , Ngô Minh và nhiều người đọc ở các "tỉnh lẻ" Huế và miền Trung một năm qua chỉ đọc TCTT qua Vietnam thuquan, thấy cuốn tiểu thuyết rất hấp dẫn và rất nhân văn , nhưng lại nghe lõm bõm rằng "nó" bị " thu hồi", bị phạt, sau đó lại được tha, được phát hành cho toàn dân đọc. Đã hơn năm rồi, mọi chuyện chắc cũng đã nguội rồi, đã công khai được rồi. Vậy xin anh cho biết cụ thể bị "thu hồi" như thế nào ?
- Nhà văn Hoàng Minh Tường ( HMT) ( cười đỏ mặt): - Đúng là có lệnh ngưng phát hành của Bộ Văn hóa Truyền thông thật. Tiểu thuyết TCTT đứng tên Nhà xuất bản Hội Nhà văn, nhưng sau khi có giấy phép thì do một tổ chức làm sách bỏ tiền ra in . Giữa tháng 8-2008, khi tôi đang cùng bạn bè đi tham gia cứu trợ lũ lụt ở Bát Sát, Lao Cai thì nhà văn Nguyễn Khắc Trường, người chịu trách nhiệm bản thảo điện thoại : " Ông về Hà Nội gấp để xử lý sự cố, Bộ Văn hóa Truyền thông có lệnh ngưng phát hành TCTT rồi ! Gay lắm.". - Tôi trả lời ông NK Trường : " Nhưng mà sách đã phát hành hết rồi, bây giờ " Bộ 4T"( tức Bộ Văn hóa Truyền thông mà anh em văn nghệ gọi vui là "Bộ 4T" ) ngưng thì biết làm thế nào? Sách có phạm tội gì không ông ?". Hỏi ra mới biết, Bộ 4T có công văn cho ngưng phát hành TCTT vì phát hành 2 ngày trước thời hạn nộp lưu chiểu . Theo luật định, sau khi nộp lưu chiểu 10 ngày mới được phát hành, đây mới 8 ngày đã bán lẻ rồi. Tôi về Hà Nội thì thấy sách đã bán gần hết . Tôi cùng anh em nhà xuất bản Hội Nhà văn đi hết các hiệu sách "thu hồi" được 87 cuốn. Sau đó một Hội đồng thẩm định của Hội Nhà văn được thành lập. Các thành viên Hội đồng cho rằng tiểu thuyết TCTT nói chung là tốt, không phạm vào "các điều cấm" , nhưng cũng còn có một số khiếm khuyết như phản ảnh hơi thái quá một số vấn đề "nhạy cảm", có biểu hiện về "sex"...Cuối cùng Hội đồng bỏ phiếu nhất trí cho phát hành bình thường, rồi Cục xuất bản phạt 5 triệu đồng do vi phạm quy chế phát hành Tôi và ông Nguyễn Khắc Trường thở phào nhẹ nhõm. Thế là đã tai qua nạn khỏi, sách được đến tay bạn đọc đông đảo . Nhưng cũng có người bảo, phạt "vi cảnh" 5 triệu chỉ là cái cớ thôi, thật ra là do nội dung "quá nóng", các nhà quản lý muốn "cảnh cáo" và không muốn báo chí, truyền thông nhắc đến cuốn tiểu thuyết này...
- . TCTT là tác phẩm rất trung thực và nhân hậu và rất hấp dẫn, nhà văn đã dồn hết sức lực mình để viết. Dù bị "phạt thẻ vàng", bị cảnh cáo, nhưng đó cũng đã biểu hiện của sự cởi mở hơn,"thoáng hơn" trong việc phán xét và thẩm định tác phẩm văn học của các cơ quản lý của Đảng và nhà nước ta ? Sau tiểu thuyết TCTT nhất định sẽ có những cuốn sách viết về những "vùng cấm bay" của cuộc sống sâu hơn, mạnh bạo hơn và hấp dẫn hơn. Anh có tin như vậy không ?
- Tôi tin như vậy. Vì các nhà văn chân chính trong hoàn cảnh nào cũng viết những cái mà cuộc sống bức xúc, đòi hỏi. Xã hội càng cởi mở thì văn chương càng hay. Nên trong các Đại hội Nhà văn Việt Nam, các nhà văn hay nói về tự do sáng tạo là vì thế. Tôi tin văn học Việt Nam sẽ đến lúc sáng tác, in ấn bình thường như các nước. Gần ý thức hệ với ta nhất, như Trung Quốc chẳng hạn. Tôi dã từng phát biểu trong một cuộc hội thảo về tiểu thuyết ở Đại Lải rằng: Điện ảnh và văn học Trung Quốc gần đây có những tác phẩm lớn ngang tầm thế giới vì quan niệm về sang tác của họ thực sự cởi mở. Vì thế họ mới có được Mạc Ngôn, Giả Bình Ao, Trương Hiền Lượng... Nếu Mạc Ngôn được xếp vào hạng tài ba, thì Các Nhà xuất bản Trung Quốc tài bẩy và Ban Tư tưởng Văn hóa Trung Quốc tài mười (!) Về cái sự tài này, theo tôi, Nhà xuất bản Hội Nhà văn vừa qua cũng xứng lắm. Có như thế văn học của chúng ta mới mong có những tác phẩm được nhân dân trông đợi. Tiểu thuyết của tôi thường hay mang tính phản biện, tính luận đề .... Tôi không thích viết những cuốn sách kể chuyện bình thường, đơn điệu, vì cuộc sống vốn rất phức tạp. Tôi luôn cố gắng để văn chương mình thực sự có ích , nhận được sự đồng cảm của đông đảo bạn đọc. TCTT có thể coi là một cố gắng mới của tôi. Tôi đã huy động tất cả vốn sống, kiến thức hiểu biết của mình và vật vã trong 4 năm trời để phản ảnh hiện thực đất nước một chặng đường dài sau 1954 đến nay , không ngại khai thác những vùng được coi là nhạy cảm. Nên đối với tôi đây là đứa con tâm huyết.Có người đánh giá đây là tác phẩm " của một đời cầm bút...", "tác phẩm tổng kết đời văn của tôi" có lẽ cũng không quá. Tiểu thuyết TCTT được phát hành bình thường đến đông đảo bạn đọc làm cho tôi thật sự xúc động và tin tưởng. Tôi cám ơn Nhà xuất bản Hội Nhà văn , cám ơn các cơ quan quản lý văn hóa đã có cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn trên tinh thần cởi mở để cho cuốn sách được sống đời sống của nó trong xã hội.
- Tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc của anh được giải thưởng Hội Nhà văn năm 1997,TCTT ra đời sau hơn 10 năm, gây xôn xao dư luận, tất nhiên con đẻ ra thì đứa nào mình cũng yêu, cũng quý, nhưng trong hai cuốn tiểu thuyết đó, anh tâm đắc với cuốn nào hơn ?
- Trong 30 năm qua, từ năm 1979 đến nay tôi đã xuất bản 12 cuốn tiểu thuyết và 9 tập truyện ngắn, nhưng phải nói Thủy hỏa đạo tặc, Đồng sau bão và Thời của Thánh thần là những cuốn tâm đắc nhất. Thực ra Thủy hỏa đạo tặc là cuốn đầu trong bộ tiểu thuyết Gia phả của đất gồm 2 cuốn : Thủy hỏa đạo tặc ( 1996) và Đồng sau bão (2000).Thủy hỏa đạo tặc tôi viết về nông thôn đồng bằng Bắc Bộ đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Đó là giai đoạn khốn khó nhất của bà con nông dân, phải khoán chui lén lút, cuộc sống vô cùng quẩn bách. Tôi viết xong tiểu thuyết này năm 1982. Lúc đầu lấy tên là Vùng gió quẩn. Đưa bản thảo đi hết nhà xuất bản này đến nhà xuất bản khác, anh biên tập viên nào đọc cũng "rất thích, rất hay", nhưng không "nhà" nào dám in. Mãi đến năm 1996 mới in được. Đó là cuốn tiểu thuyết cũng "rất nóng", bám rất sát hiện thực đời sống nông thôn, có tính phản biện mạnh mẽ. Đó là thời của bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc ở Vĩnh Phú. Tiểu thuyết này mà in ra lúc đó thì tác giả cũng nguy. Ông Kim Ngọc , một bí thư tỉnh ủy mà còn bị khép tội "chống đường lối" bị đày đến khốn khổ, nhà văn như tôi là cái thá gì ! Nhưng in vào năm 1996 , lúc đó tình hình nông thôn nước ta đã được "tháo khoán", tiểu thuyết lại được đánh giá là xuất sắc, được giải thưởng Hội nhà văn. Nhưng tôi nghĩ nếu nó được in ra trong năm 1982 thì tác dụng xã hội của nó sẽ lớn hơn nhiều . Cuộc đời thật trớ trêu: Thứ được coi là "thuốc độc" thời này lại là "thuốc bổ" thời khác. Bởi thế mà tôi thường nghĩ : Văn chương là một nghề bạc bẽo và khổ ải...
Còn TCTT có thời gian phản ảnh dài hơn, không gian rộng hơn và tính chất phản biện xã hội cũng quyết liệt hơn . Một nhà văn đã đúc kết rất cô động trên mạng : " Thời của Thánh Thần" viết về những số phận khác nhau của một gia đình có truyền thống khoa bảng ở làng quê châu thổ sông Hồng. Bốn anh em trai Khôi, Vĩ, Vọng, Quặc ba người con đẻ, một con nuôi, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, mỗi người đi mỗi ngả. Có người trở thành cán bộ lãnh đạo; có người là nhà thơ nhưng bị quy là theo nhóm Nhân văn, xét lại; có người di cư vào Nam rồi di tản sang Mĩ; có người ở nhà cày ruộng. Cùng với họ là những người đàn bà, những người vợ, những mối tình sét đánh, éo le, ngang trái...Ba thế hệ của một gia đình, từ ông Lí Phúc, đến bốn người con trai của ông, rồi đến những đứa cháu của ông đã vật vã trên nửa thế kỉ của đất nước trong cơn gió bụi và cuộc bể dâu. Cải cách ruộng đất; Đấu tranh chống Nhân văn Giai phẩm, chống Xét lại; Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước; Hoà hợp dân tộc...những vấn đề cốt lõi ấy, được xem xét và đánh giá qua những số phận mấy đời chìm nổi của một gia đình. Đòn xoáy khốc liệt suốt hai cuộc chiến tranh đã cuốn họ đi, nhào nặn nên tính cách và số phận của họ...".
Đối với tôi mỗi cuốn tiểu thuyết có một nhiệm vụ. Thủy hỏa đạo tặc hay Thời của Thánh thần đã làm xong nhiệm vụ của nó.Tôi thấy mình đã làm trọn bổn phận người cầm bút.
- Nghe nói TCTT lúc đầu tên khác, sau đó anh đổi lại. Cuốn sách "nóng thế", anh có gặp khó khăn gì khi đưa bản thảo cho nhà xuất bản không ? Tôi quý những bà đỡ cho cuốn tiểu thuyết ra đời như Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy Anh , họ có khó khăn gì khi biên tập xuất bản và sau khi xuất bản cuốn sách ?
- Đúng là cuốn tiểu thuyết TCTT lúc đầu tôi đặt tên là "Tốt sang sông". Vì trong cờ tướng, tốt sang sông sẽ trở thành một quân cờ nguy hiểm, nó có thể làm được mọi việc theo ý mình . Con Tốt mà sang sông, tức là đứa tiểu nhân lúc đã đắc thế. Đây là câu của Nguyễn Tuân trong " Vang bong một thời"...Cái ý "tốt sang sông" là ý trong một câu thơ của cố nhà thơ Trịnh Thanh Sơn. Khi tôi đưa bản thảo lần cuối cho nhà văn Nguyễn Khắc Trường, tác giả Mảnh đất lắm người nhiều ma, Tổng biên tập NXB Hội Nhà văn, người sẽ ký "giấy thông hành" cho cuốn tiểu thuyết vào đời, là người đọc đầu tiên. Anh đọc xong chẳng nói năng gì về chất lượng nội dung cả. Nhưng lại bảo: "Phải cân nhắc lại cái tên sách, có một cuốn sách của nhà văn Nguyễn Trọng Oánh in ở Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, với tựa đề Khi con tốt sang sông". Truyện của ông lẽ ra phải đặt là "Những người khốn khổ", hoặc "Con đường đau khổ". Tiếc là các cụ Vichto Huygô và Alếcxan Tôlxtôi đã đặt mất rồi...". Tôi mừng vì như thế là Nguyễn Khắc Trường đã đồng ý về nội dung, chỉ băn khoăn tên sách. Tôi đọc lại bản thảo, chợt phát hiện ra rằng, mình nên lấy tên tập thơ đầu tay của nhân vật Nguyễn Kỳ Vỹ đặt cho cuốn tiểu thuyết là tốt hơn cả. Thế là cái tên THỜI CỦA THÁNH THẦN được khai sinh.
Tôi cho rằng, Nhà xuất bản Hội Nhà văn có đội ngũ biên tập đáng tin cậy. Tôi rất kính trọng họ. Họ hiểu nghề nghiệp và hiểu người viết muốn nói gì. Tôi biết ơn Trung Trung Đỉnh- Nguyễn Khắc Trường- Tạ Duy Anh- ba nhà văn là bộ ba tâm huyết và dũng cảm. Nếu không có họ thì cuốn sách không ra đời được. Họ đã chịu đựng nhiều phiền toái, áp lực, nhưng họ đã làm được việc có ích cho nhà văn, cho đời. Giá mà Nhà xuất bản nào cũng có những biên tập viên trình độ và bản lĩnh như thế !
- Người ta đồn rằng, trong TCTT các nhân vật đều "ám chỉ" người này người khác, rồi nói tới một dòng "văn học ám chỉ". Vậy ,anh có thể tiết lộ các nhân vật của anh trong TCTT như Tư Vuông, Kỳ Vỹ, Kỳ Vọng, Kỳ Quặc, Chiến Thống Nhất, Đào Thị Cam, Châu Hà... "ám chỉ" ai trong cuộc sống xã hội một thời mà tiểu thuyết phản ảnh ?
- Đây không phải là tiểu thuyết viễn tưởng. Không phải tiểu thuyết lịch sử, mà đây là văn học đương đại. Nghĩa là lấy hiện thực đất nước làm cảm hứng xuyên suốt. Nhà văn thì bao giờ cũng phải có bột mới gột nên hồ. Nhưng viết sự thật một trăm phầm trăm thì lại là ký mất rồi. Tiểu thuyết là hư cấu. Nên hình tượng nhân vật tốt - xấu, ác-hiền trong tác phẩm giống nhiều người hay không là do khả năng hư cấu , xây dựng hình tượng khái quát của tác giả. Đọc sách thấy cá tính, lời nói, nhân cách, đạo đức nhân vật này giống người này, người khác nhưng thực ra không giống ai cả. Nên cái gọi là "văn học ám chỉ" không thuộc phạm trù tiểu thuyết, đó chỉ là từ ngữ của các nhà phê bình thực dụng và cơ hội "sáng tạo" ra mà thôi.
- Ở Huế đa số bạn đọc phải đọc TCTT trên mạng, vì không mua được sách. Nhưng nghe nói sách được xuất bản với ti-ra lớn, bán chạy lắm, lại thêm các nậu "luộc" đi "luộc" lại. Anh có thể cho biết vài chuyện về việc đó không ?
- Sách in 1000 cuốn bán hết vèo ngày trong tháng đầu phát hành. Có người như nhà thơ Hoàng Cát nghèo thế, sách đắt thế mà mua tới 12 cuốn sách để tặng bạn bè.Rồi nhiều bạn bè tôi ở Hà Nội mua hàng chục cuốn gửi làm quà cho bạn bè, người thân... Cuốn mình tặng Ngô Minh là cuốn sách bị in lậu đấy. Chỉ còn một cuốn mà bạn bè Huế thì đông. Sách gốc bìa gấp, có chân dung mình do họa sĩ Lê Lam ký họa, có phần lạc khoản về tác giả, tác phẩm và giải thưởng, rất trang trọng . Để có nhiều lời, bọn nậu sách đã bỏ cái bìa gấp đi , mất đẹp, mất sang đi, chắc là "để tiết kiệm" tiền in. Nghĩa là in lậu đã đến mức công khai , nên chẳng cần luộc giống làm gì cho tốn kém. Cứ như là nước ta không có cơ quan quản lý xuất bản sách vậy ! Nghĩa là chúng không biết sợ nữa. Hay là chúng được ai đó bảo kê ? Mà chẳng cần bìa gấp giới thiệu cũng bán vèo vèo. Ở Hà Nội sách lậu này bán đầy các phố như phố Nguyễn Xí, Đinh Lễ, Trần Quốc Hoàn.... Những người làm xuất bản sách ước tính có tới 5 vạn cuốn sách Thời của Thánh thần bị luộc tung ra thị trường trong năm qua. Đa số người đọc đều đọc sách in lậu. Kỳ lạ hơn, sách vừa phát hành tại Hà Nội trung tuần tháng 8 năm 2008, mà chỉ một tháng sau, ngày 23 tháng 9 năm 2008, đã được post lên mạng của trang web Vietnamthưquan. Trong thư ngỏ gửi Vietnamthuquan, tôi phản đối : "Họ lược mất hai câu đề từ: "Dáng Việt, lưng còng Mẹ/ xót xa muôn kiếp Lạc Hồng". Thiếu cả hai câu thơ Đoàn Thị Điểm - Đặng Trần Côn đề từ cho Phần I "Thuở trời đất nổi cơn gió bụi / Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên". Đó là chưa kể rải rác suốt 29 chương, đầy rẫy những chữ vi tính sai và lỗi chính tả....Chính vì thế mà niềm vui của tác giả khi thấy đứa con tinh thần của mình được vinh hạnh vào trang web của Vietnamthuquan, chưa kịp hé lộ, đã như bị dội gáo nước lạnh, như thấy mình bị tổn thương...Chẳng lẽ Vietnamthuquan và những người in giả tiểu thuyết "Thời của Thánh Thần" đang bán tràn lan khắp Hà Nội và các tỉnh thành, cũng chỉ là một? Trên mạng Vietnamthuquan, và các trang mạng khác số người truy cập một năm qua tới nửa triệu lượt. Đó là chưa kể số bạn đọc lấy sách trên mạng về rồi in ra, truyền tay nhau đọc cũng không nhỏ. Như vậy, tính cả số lượng người đọc sách Thời của thành thần trên VNthuquan nữa thì số sách TCTT lưu hành trong xã hội vượt số lượng sách Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành tới cả trăm lần ! Những kẻ in sách giả vi phạm luật bản quyền, không nộp thuế cho Nhà nước, không trả nhuận bút cho tác giả, quản lý phí cho Nhà xuất bản. Bây giờ mình phải mua sách của mình bị in lậu để tặng bạn bè. Thế mới đau !
Một trang sách THỜI CỦA THÁNH THẦN in lậu bị sai rất nhiều lỗi chính tả.Có khi mất cả dòng.
Một trang sách THỜI CỦA THÁNH THẦN in lậu bị sai rất nhiều lỗi chính tả.Có khi mất cả dòng.
- Thế theo nhà văn, có cách gì để ngăn chặn bọn in lậu ?
- Theo tôi, nếu sách không phạm vào các điều cấm, độc giả có nhu cầu cao, thì cơ quan quản lý nên cho Nhà xuất bản tái bản bán thoải mái . Đó là cách chống sách in lậu hiệu quả nhất...Tôi cũng đã có văn bản gửi Trung tâm Bản quyền tác giả văn học VN để nhờ bảo vệ. Và tất nhiên, nhiều lần đề nghị NXB Hội nhà văn cho tái bản. Nhưng ông giám đốc cười ruồi, như muốn thở hắt ra : Bác ngây thơ thế. Bác ngây thơ thế ?
- Xin cám ơn nhà văn vì cuộc trò chuyện thú vị...
Huế, tháng 7.2009
Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013
Phân chia xứ Ca-na-an
KTCƯ: 49-Phân chia xứ Ca-na-an
Xem tại đây:
- Xin đừng vấn vương (Thơ TKL)
Giô-sê tuổi cao, xứ chiếm đánh còn nhiều
Vâng lời Đức Chúa Trời, ông chia xứ
Như cách rút thăm truyền lại từ Mô-sê
Cho con trai Gia-cốp, mười hai chi tộc.
Chi tộc Rưu-vên, Gát, nửa chi tộc Mô-na-se
Nhận bên kia sông Giô-đan làm của sản nghiệp
Chi tộc Giu-đa, phía nam cánh đồng Xin
Ca-lếp được thành Khép-rôn, như đã mong muốn
Chi tộc Giu-se, nửa chi Mơ-na-se và Ép-ra-im
Từ đông Giê-ri-khô, qua Bết-ên, A-ta-rốt, tới Giáp-lết
Chi tộc Bên-gia-min ở giữa Giu-đa và Giu-se
Đất Giu-đa rộng, chi tộc Si-mê-ôn xen kẽ.
Giới hạn đến Xa-rít là chi tộc Đơ-vu-lun
Giáp sông Giô-đan, chi tộc Ít-xa-kha được nhận
Gồm mười sáu thành, các làng xung quanh
Chi tộc A-se, hai mươi thành kề cận
Chi tộc Nép-ta-li, mười chiến thành kế theo
Chi tộc Đan, kề cận, chiếm Lê-sem nữa
Chi tộc Lê-vi đã được Chúa biệt riêng
Được cấp thành ở giữa các dòng họ.
Giô-sê, con trai Nun, sống giữa dân Ít-ra-en
Người được phân thành ở núi Ép-ra-in, như ý
Mọi việc xảy ra, như Chúa phán truyền
Ít-ra-en vẻ vang, bình yên nơi đất Hứa.
(Dựa theo sách Giô-sê-13-21/KTCƯ)
16-11-2002/Trần Kim Lan
Xem tại đây:
- Xin đừng vấn vương (Thơ TKL)
Giô-sê tuổi cao, xứ chiếm đánh còn nhiều
Vâng lời Đức Chúa Trời, ông chia xứ
Như cách rút thăm truyền lại từ Mô-sê
Cho con trai Gia-cốp, mười hai chi tộc.
Chi tộc Rưu-vên, Gát, nửa chi tộc Mô-na-se
Nhận bên kia sông Giô-đan làm của sản nghiệp
Chi tộc Giu-đa, phía nam cánh đồng Xin
Ca-lếp được thành Khép-rôn, như đã mong muốn
Chi tộc Giu-se, nửa chi Mơ-na-se và Ép-ra-im
Từ đông Giê-ri-khô, qua Bết-ên, A-ta-rốt, tới Giáp-lết
Chi tộc Bên-gia-min ở giữa Giu-đa và Giu-se
Đất Giu-đa rộng, chi tộc Si-mê-ôn xen kẽ.
Giới hạn đến Xa-rít là chi tộc Đơ-vu-lun
Giáp sông Giô-đan, chi tộc Ít-xa-kha được nhận
Gồm mười sáu thành, các làng xung quanh
Chi tộc A-se, hai mươi thành kề cận
Chi tộc Nép-ta-li, mười chiến thành kế theo
Chi tộc Đan, kề cận, chiếm Lê-sem nữa
Chi tộc Lê-vi đã được Chúa biệt riêng
Được cấp thành ở giữa các dòng họ.
Giô-sê, con trai Nun, sống giữa dân Ít-ra-en
Người được phân thành ở núi Ép-ra-in, như ý
Mọi việc xảy ra, như Chúa phán truyền
Ít-ra-en vẻ vang, bình yên nơi đất Hứa.
(Dựa theo sách Giô-sê-13-21/KTCƯ)
16-11-2002/Trần Kim Lan
Xin đừng vấn vương
Xin đừng vấn vương
(Viết tặng những nửa mình còn lại)
Xin đừng níu bước chân ai
Tình xuân mật ngọt thiên thai qua rồi
Mình ai phiêu lãng
mây trời
Mong người ở lại
trọn đời bình an.
Rộn ràng nghe khúc
xuân sang
Thương ai thương
những tháng năm bộn bề
Nhọc nhằn in dấu
đường quê
Vai người trĩu nặng
não nề buồn vui.
Bên nhau chia ngọt
sẻ bùi
Bao nhiêu hạnh
phúc may xui trải cùng
Dẫu rằng duyên nợ
đã từng
Người về bên ấy xin
đừng vấn vương
Xuân qua xuân lại
xuân hường
Bốn mùa thay đổi
yêu thương lại về.
17.1.2013/Trần Kim Lan
Thơ phổ nhạc: Xuân ước mong (Thơ: Bùi Thảo Và Trần Kim Lan - NS: Ngọc Anh - CS: Minh Xuân - Mạnh Hùng)
Bài hoạ: Xuân ước mong: Xuân về rực rỡ thắp chờ mong Nao nức rộn ràng khắp núi sông Đào thắm cây nêu lồng ráng đỏ Mai vàng câu đối quyện trời hồng Dân vui hạnh phúc đồng tâm sức Nước mạnh bình an gắng trí công Trảy hội mừng xuân mừng quốc tổ Nhà nhà yên ấm thỏa chờ mong. Trần Kim Lan (Germany)
Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013
4 Ứng dụng hay nhất gọi điện miễn phí trên smartphone
4 Ứng dụng hay nhất gọi miễn phí trên smartphone
Đã từ lâu khi Internet phát triển nở rộ thì công nghệ VoiIP cũng lấn sân cực nhanh vào lĩnh vực điện thoại gia đình. Điện thoại VoIP, còn được gọi là Điện thoại chuẩn SIP hay còn được biết đến với cái tên khác là điện thoại sử dụng phần mềm, cho phép người sử dụng thực hiện các cuộc điện thoại tới bất cứ điện thoại sử dụng phần mềm, di động hay cố định nào bằng việc sử dụng công nghệ tiếng nói qua IP (VoIP). Theo công nghệ này, tiếng nói được truyền dẫn qua mạng internet chứ không phải qua hệ thống PSTN truyền thống. Điện thoại VoIP có thể là một điện thoại sử dụng phần mềm hoạt động trên một phần mềm đơn giản hay là một thiết bị phần cứng trông giống như một chiếc điện thoại thông thường khác.
Nhưng mọi sự không hề dừng lại ở đó. Khi Smartphone (Điện thoại thông minh) ra đời đã mang theo cơn lốc cách mạng tin học vào cái Alô bé tí mang theo người. Một trong số đó là ứng dụng gọi điện miễn phí.
Tại sao không? Khi mà qua đó bạn có thể gọi điện đi khắp năm châu 4 biển mà chẳng phải trả thêm loại cước phí gì!
Điều kiện cần và đủ:
1/ Người gọi và người nghe đều phải có Smartphone bất kỳ nó chạy hệ điều hành gì từ iOS đến Android, Blackberry, Nokia.
2/ Cả 2 máy đều phải cài cùng ứng dụng
3/ cả 2 máy đều phải có 3g hoặc WLAN (WiFi) hay WiMAX
Nên dùng ứng dụng nào để gọi điện miễn phí?
Viber, Whatsapp là hai trong số các phần mềm nổi tiếng nhất cho phép gọi điện, nhắn tin, gửi hình ảnh miễn phí giữa smartphone với nhau. Người dùng chỉ cần vào AppStore (máy chạy iOS như iPhone) hay Android Market nay gọi là Android Play (trên máy chạy Android như Samsung Galaxy S2) tải về và cài đặt, sau đó điền số điện thoại của Samrtphoe khi được hỏi. Ngay tức thì máy sẽ nhận được mã xác thực qua SMS, khi đó bạn điền vào mục kế tiếp. Tiếp theo máy sẽ tự tìm kiếm trong danh bạ những bạn bè đã dùng ứng dụng. Công việc này chỉ mất khoảng 1 phút. Từ đó người dùng dễ dàng gọi điện, nhắn tin, chát-chít, gửi ảnh miễn phí.
Có tương đối nhiều các dịch vụ cùng chức năng như BlackBerry Messenger, WhatsApp, Viber, Facebook Messenger và KakaoTalk... cho thấy cuộc xâm lấn mới về Internet. Không chỉ các bên thứ ba, nhiều nhà sản xuất smartphone cũng bắt đầu vào cuộc bằng việc trang bị các phần mềm nhắn tin miễn phí. BBM là tiện ích nổi tiếng nhất dành cho các máy BlackBerry liên lạc với nhau. Năm ngoái, Apple cũng đã công bố ứng dụng FaceTime đàm thoại video và tiếp đó là iMessage, hỗ trợ nhắn tin đa phương tiện giữa các thiết bị chạy iOS với nhau như iPhone, iPad thậm chí cả MacBook.
Samsung mới đây cũng xây dựng phần mềm ChatOn. Tiện ích này cho phép nhắn tin và gửi các thông điệp đa phương tiện như ghi âm, viết, vẽ, hình ảnh giữa người dùng với nhau. ChatOn đầu tiên được dành cho smartphone, sau đó hãng đã sử dụng cho các dòng giá rẻ. Không chỉ điện thoại Samsung, phần mềm này đã cho phép cài lên iPhone, điện thoại thông minh chạy Android khác nhau.
Dưới đây là 4 ứng dụng đỉnh nhất hiện nay trong lĩnh vực gọi điện miễn phí trên Smartphone
Ứng dụng thì nhiều nhưng bạn có thẻ dùng 1 trong 4 phần mền hay nhất sau đây là đã quá đủ.
là phần mềm cực được ưa thích cho phép gọi điện và nhắn tin miễn phí qua Wifi, 3G trên các máy điện thoại thông minh (SmartPhone) dòng iOS (iPhone) và Android. Người sử dụng Viber có thể thoái mái gọi điện, nhắn tin trong nước và quốc tế tới số Viber khác.
2/ LINE
ứng dụng miễn phí cho iPhone và Android, cho phép gọi và gửi tin nhắn miễn phí, ngoài ra người dùng còn có thể gửi ảnh, sticker, emoticon, thông tin địa điểm, gửi tin nhắn nhóm lên đến 100 người. Ứng dụng này khi ra mắt ở thị trường Nhật Bản đã đạt 2 triệu lượt download chỉ trong 3 tháng (1 triệu lượt download trong 3 ngày đầu tiên); đứng đầu bảng xếp hạng các ứng dụng miễn phí tại Nhật Bản, Singapore, Hong Kong, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Macau, Saudi Arabia, Kuwait, Bahrain, các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất và Qatar.
Điều tuyệt vời nhất khi được sở hữu trong tay một chiếc smartphone với LINE, là bạn có thể gọi điện và gửi tin nhắn miễn phí tới những người dùng khác.
GỌI ĐIỆN MIỄN PHÍ. Mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần điện thoại của bạn có kết nối Wifi hoặc 3G, bạn có thể vô tư tán gẫu hàng giờ với bạn bè. Chỉ có một lưu ý duy nhất: hãy chú ý tới Pin.
Điều tuyệt vời nhất khi được sở hữu trong tay một chiếc smartphone với LINE, là bạn có thể gọi điện và gửi tin nhắn miễn phí tới những người dùng khác.
GỌI ĐIỆN MIỄN PHÍ. Mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần điện thoại của bạn có kết nối Wifi hoặc 3G, bạn có thể vô tư tán gẫu hàng giờ với bạn bè. Chỉ có một lưu ý duy nhất: hãy chú ý tới Pin.
3/ WeChat
Được cho là phần mềm sẽ đánh bại sẽ đánh bại Viber , Whatsapp, LINE
Wechat là một công cụ liên lạc di động mới và thời trang. WeChat hỗ trợ gửi tin nhắn thoại, video, ảnh và văn bản. Bạn cũng có thể bắt đầu trò chuyện nhóm và tìm những người xung quanh theo dữ liệu vị trí. WeChat hoạt động trên các thiết bị iOS, Android, Windows Phone, Symbian OS
4/ WhatsApp Messenger
là một nền tảng ứng dụng nhắn tin di động cho phép bạn trao đổi tin nhắn mà không cần phải trả tiền cho tin nhắn SMS. WhatsApp Messenger hiện có thể cài đặt cho iPhone, BlackBerry, Android, Nokia và những điện thoại này có thể nhắn tin cho nhau! Bởi vì WhatsApp Messenger sử dụng cùng một gói dữ liệu data internet mà bạn sử dụng email và duyệt web, do đó bạn sẽ không mất chi phí cho tin nhắn khi liên lạc.
Ngoài ra với WhatsApp Messenger người dùng có thể gửi không giới hạn hình ảnh, video, âm thanh cho nhau.
Ngoài ra với WhatsApp Messenger người dùng có thể gửi không giới hạn hình ảnh, video, âm thanh cho nhau.
(ST)
Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013
Thương nhớ cha mẹ
Thương nhớ cha mẹ
Trông ngóng hằng đêm bóng nguyệt nga
Trăng tròn lấp lánh tỏa lan xa
Thương rằm (1) tháng bảy cha từ thế
Nhớ lá lúa (2) ngày mẹ biệt nhà
Cha gánh giang sơn gian khó trải
Mẹ gồng con cháu khổ đau qua
Sinh thời bĩ vận lao đao bước
Thành sự yên gia khuất nẻo hoa.
Ghi chú: (1): 15-7 Mậu Dần (5-9-1998)
(2): 2-12-Qúy Hợi (4-1-1984)
14-8-2011/15-7 Tân Mão
Trông ngóng hằng đêm bóng nguyệt nga
Trăng tròn lấp lánh tỏa lan xa
Thương rằm (1) tháng bảy cha từ thế
Nhớ lá lúa (2) ngày mẹ biệt nhà
Cha gánh giang sơn gian khó trải
Mẹ gồng con cháu khổ đau qua
Sinh thời bĩ vận lao đao bước
Thành sự yên gia khuất nẻo hoa.
Ghi chú: (1): 15-7 Mậu Dần (5-9-1998)
(2): 2-12-Qúy Hợi (4-1-1984)
14-8-2011/15-7 Tân Mão
Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013
Thơ phổ nhạc: Từ lời ru của mẹ (Thơ: Trần Kim Lan-Nhạc sĩ: Ngọc Anh CS: Diệp Anh)
TỪ LỜI RU CỦA MẸ
Em nhớ khi còn thơ
Hằng đêm em ngóng chờ
Mẹ vào ru em ngủ
Đưa em vào mộng mơ…
Nơi ấy, có đàn cò
Có lũy tre vật vờ
Trên sông thuyền xuôi ngược
Ăm ắp những tiếng hò…
Nơi ấy là bạn bè
Vui sao những tháng hè
Cùng hái hoa, bắt bướm
Bơi lội đến thỏa thuê…
Nơi ấy có con đường
Giục giã em đến trường
Vọng trống Đồng Ngọc Lũ
Với văn hóa Đông Sơn…
Bãi cát trắng lượn lờ
Ôi! Vui thích lắm cơ
“Nước chạy về biển cả!”
Để bắt hến, bắt sò…
Quê hương em đẹp sao
Lời mẹ ru ngọt ngào
Thấm trong từng hơi thở
Trong sóng vỗ dạt dào…
Nước Đức 21-12-1999
Trần Kim Lan
Em nhớ khi còn thơ
Hằng đêm em ngóng chờ
Mẹ vào ru em ngủ
Đưa em vào mộng mơ…
Nơi ấy, có đàn cò
Có lũy tre vật vờ
Trên sông thuyền xuôi ngược
Ăm ắp những tiếng hò…
Nơi ấy là bạn bè
Vui sao những tháng hè
Cùng hái hoa, bắt bướm
Bơi lội đến thỏa thuê…
Nơi ấy có con đường
Giục giã em đến trường
Vọng trống Đồng Ngọc Lũ
Với văn hóa Đông Sơn…
Bãi cát trắng lượn lờ
Ôi! Vui thích lắm cơ
“Nước chạy về biển cả!”
Để bắt hến, bắt sò…
Quê hương em đẹp sao
Lời mẹ ru ngọt ngào
Thấm trong từng hơi thở
Trong sóng vỗ dạt dào…
Nước Đức 21-12-1999
Trần Kim Lan
Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013
Nguy cơ từ sự hồn nhiên của người dùng Facebook
Nguy cơ từ sự hồn nhiên của
người dùng Facebook
Nhiều người đang vô tư khoe
thông tin cá nhân như ảnh, địa chỉ nhà, tài sản có giá trị và cả những kế hoạch
đi chơi lên mạng xã hội mà không để ý đến các nguy cơ rình rập.
Cuối năm 2012, cộng đồng mạng
lan truyền video về một "thầy phù thủy" có khả năng "siêu
phàm". Chỉ cần biết tên người ngồi đối diện, ông thầy có thể nói chính xác
nhiều thông tin nhạy cảm và riêng tư mà tưởng chừng như chỉ người đó mới biết,
như số tiền mà cô gái đã bỏ ra để mua áo tháng trước đó, vị trí hình xăm trên
người, thậm chí biết cô từng có 3-4 bạn trai... Tuy nhiên, thực ra ông không hề
có năng lực bí ẩn mà hậu thuẫn ông là một đội "chuyên gia bàn phím".
Họ chỉ cần nhập tên và tra cứu qua Google hay Facebook là đủ để xây dựng một hồ
sơ khá hoàn chỉnh về người xa lạ. Nói cách khác, một kẻ với âm mưu xấu nào đó
cũng có thể thu thập những điều tương tự như thế chỉ bằng việc lần mò thông tin
và giả vờ kết bạn trên Facebook.
Video về thầy phù thủy online
Tuy nhiên, suy nghĩ chung của không ít người là những lời cảnh báo ấy
không dành cho mình, sẽ không xảy ra với mình hoặc đó là chuyện "lo bò trắng
răng", "biết rồi, khổ lắm, nói mãi".
Hàng ngày trên Facebook và Foursquare, các thành viên vẫn khoe chuyện vừa
sắm xe, điện thoại, dàn loa mới, "check-in" địa điểm mỗi khi về nhà,
đến công ty hay đăng ảnh cả nhà đang đi du lịch... Đây là những chia sẻ hoàn
toàn bình thường giữa bạn bè và người thân với nhau. Tuy nhiên, trên Facebook của
mỗi người không chỉ có bạn bè ngoài đời mà còn có cả những "bạn" họ
chưa từng gặp và thậm chí chưa một lần trò chuyện qua Facebook.
Nếu có âm mưu từ trước (hoặc bỗng dưng nổi lòng tham khi nhìn thấy tài sản
giá trị), kẻ xấu sẽ không khó tập hợp thông tin về thành viên Facebook đó như họ
sống một mình hay với ai, đi làm vào thời gian nào, ở đâu... và lên kế hoạch đột
nhập khi chủ nhân khoe trên mạng là đang không ở nhà (đi công tác, đi chơi, đi
ăn ở ngoài).
Có người vô tư đăng ảnh, tên, lớp, trường, thời gian biểu của con và cả
tên và số điện thoại của cô giáo lên mạng mà không nghĩ đến chuyện có thể gây hại
cho con (như tội phạm có thể đưa ra các thông tin trên và vờ làm người nhà của
trẻ).
Ngay cả trong giới nghệ sĩ, nhiều "sao" cũng được khuyến cáo
không nên tường thuật trực tiếp lên Fan Page về chuyện họ đang phải đi về muộn
hay đang tham dự tiệc ở đâu đó. Lời nhắc nhở này xuất phát từ việc một số
"hot girl" thi thoảng vẫn chụp ảnh "tự sướng" rồi cập nhật
Facebook tức thì, hoặc than thở "giờ này vẫn còn chưa về đến nhà"...
Kẻ cướp có thể kết bạn với các nghệ sĩ để chọn lọc, truy tìm "mồi
ngon" đang mang trên mình trang sức, phụ kiện đắt tiền sau khi rời sàn diễn.
Tuy nhiên, tình trạng lợi dụng sơ hở của thành viên mạng xã hội để tấn
công ngoài đời có thể ít xảy ra hoặc ít người nghe nói đến trường hợp cụ thể
nào ở Việt Nam nên đa số vẫn rất chủ quan. Trong khi đó, mối nguy hại này đã được
nhiều nước cảnh báo. Tổ chức phòng chống tội phạm quốc gia Ai-len cho hay số vụ
trộm cướp năm 2012 ở nước này tăng lên so với năm trước có một phần liên quan đến
mạng xã hội và nhắc nhở người dùng Internet cần cẩn trọng mỗi khi chấp nhận kết
bạn với người lạ và khi đưa thông tin mang tính cá nhân, riêng tư lên mạng.
Một chia sẻ rất bình thường và phổ biến trên Facebook, nhưng có thể lại
là thông tin quý với kẻ có ý đồ xấu.
Báo Telegraph cũng từng đăng khảo sát được thực hiện với một nhóm tội phạm
(đã bị bắt) ở Anh và kết quả là 79% những tên trộm được hỏi khẳng định đã dùng
mạng xã hội làm công cụ "săn mồi". Chúng cũng lấy đi tài sản có giá
trị trung bình 600 USD từ mỗi ngôi nhà viếng thăm. "Chúng ta đang sống
trong kỷ nguyên số với tội phạm số - những kẻ đang khai thác sự kết nối và chia
sẻ trên mạng xã hội để tiếp cận nạn nhân tiềm năng. Mọi người đang 'mời giặc về
nhà' mà không hề hay biết", tờ báo này khẳng định.
Giữa năm ngoái, báo chí Australia đưa tin một một cô gái 17 tuổi ở
Sydney đã nổi hứng chụp ảnh đăng Facebook khi đang giúp bà đếm tiền tiết kiệm.
Ngay đêm đó (29/5/2012), hai tên cướp cầm vũ khí đã xông vào nhà của nạn nhân và
tra hỏi về số tiền chúng thấy trong ảnh. Các nhà chức trách địa phương sau đó
đã phải đưa ra cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn khi đăng tải thông tin gia đình và bản
thân lên mạng, đồng thời đề xuất các nguyên tắc sử dụng căn bản cho người dùng
như không công khai các thông tin cá nhân, không đồng ý kết bạn với người lạ,
không cập nhật nhiều về các hoạt động cá nhân hàng ngày... để tránh bị theo
dõi.
"Trước khi sự cố xuất hiện, không ai lại nghĩ rằng chuyện đó sẽ xảy
ra với mình. An toàn là trên hết, hãy ghi nhớ điều đó mỗi khi vào một trang mạng
xã hội. Bạn chỉ nên chia sẻ những thứ mà bạn có thể đảm bảo là sẽ không làm ảnh
hưởng đến cuộc sống về sau", trang Howstuffworks khuyên.
Châu An
(Nguồn vnexpress)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)