" Đâu Cũng nh - Nh v quê hương - Ci ngun dân tc - M

y ai mà quên?" (TKL)

Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Thăng trầm thế sự (6): Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918) (Thăng trầm thế sự-Tiếp theo)


 Thăng trầm thế sự (6): Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918) (Thăng trầm thế sự-Tiếp theo)


Nhớ thế chiến I (1) xảy ra
Đau thương gánh chịu cũng là nhân dân
“Thế kỷ Ánh sáng” (2) lùi dần
Khắp nơi xơ xác điêu tàn thảm thương…

Chỉ vì tham vọng bá cường
Thuộc địa muốn chiếm… ai nhường nhịn ai
Anh, Pháp, Nga, Mỹ… tranh tài (3)
Đức, Áo, Hung, Ý… vành đai đối đầu! (4)

Chiến tranh hủy diệt toàn cầu
Giành nhau thuộc địa, giành nhau bá quyền
Mấy chục triệu mạng thăng thiên (5)
Phế binh, bệnh tật… triền miên thương sầu.

“Văn minh nhân loại” (6)  còn đâu
Hãi hùng tâm lý hằn sâu muôn đời
Thắng, bại đều khổ dân thôi
Nhà tan cửa nát đâu nơi nương mình?

Đình chiến, ký kết hòa bình (7)
Hận thù vẫn đó, vẫn rình chiến tranh
Thương lòng gột rửa sao lành
Hòa bình sợi chỉ mong manh buộc ràng…

31.8.2015/Trần Kim Lan

Ghi chú (1,3,4):  Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau:
1-Liên minh: Đức-Áo-Hung (1882)-
2-Hiệp ước: Anh-Pháp-Nga (1890-1907)

Nguyên nhân khởi điểm: : 28/6/1914 Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi)
Đến năm 1914, sự chuẩn bị chiến tranh của 2 phe đế quốc cơ bản đã xong. Ngày 28.6.1914, Áo - Hung tổ chức tập trận ở Bô-xni-a. Thái tử Áo là Phơ-ran-xo Phéc-đi-nan đến thủ đô Bô-xni-a là Xa-ra-e-vô để tham quan cuộc tập trận thì bị một phần tử người Xéc-bi ám sát. Nhân cơ hội đó Đức hùng hổ bắt Áo phải tuyên chiến với Xéc-bi. Thế là chiến tranh đã được châm ngòi.

 (2,5,6): Châu Âu trước đó đã có thời kỳ phát triển toàn diện văn học, nghệ thuật, kinh tế, tôn giáo… đạt đỉnh cao “văn minh nhân loại”.
Thế chiến thứ nhất để lại rất nhiều hậu quả trước mắt và lâu dài. Cuộc chiến làm hơn mười triệu người chết và hàng chục triệu người khác bị tàn phế, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đôla. Ngoài sức mạnh tàn phá nhân mạng, kinh tế, vật chất, nó còn gây hãi hùng lâu dài về tâm lý cho cả châu Âu gây ra một thế hệ bị mất mát của châu Âu. Chính cuộc chiến này làm cho châu Âu tụt hậu và mất đi vai trò lãnh đạo văn minh nhân loại mà nó đã đảm đương trong hơn 300 năm qua…

(7): Tất cả những Đế quốc quân chủ đều sụp đổ trong cuộc chiến tranh này, nó tạo điều kiện cho đảng Bolshevik (cộng sản) lên nắm quyền tại nước Nga, và mở đường cho Adolf Hitler lên nắm quyền tại Đức. Tuy nước Đức thua cuộc nhưng về thương mại và công nghiệp không bị tổn hại gì lớn (ít ra còn hơn hẳn Pháp, vì thế về những mặt này họ đã chiến thắng cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Không có một nước nào thật sự chiến thắng cuộc chiến tranh này.

Ngày 28 tháng 6 năm 1919 các nước thắng trận đã ký hiệp định hoà bình với Đức là Hiệp định Versailles với các hạn chế ngặt nghèo cho sự phát triển sau chiến tranh của Đức (phải đến tháng 10 năm 2010 nước Đức mới hoàn thành xong khoản chiến phí nặng nề cho cuộc chiến này. Và các hiệp định hoà bình cũng được ký kết giữa phe thắng trận với từng quốc gia thua trận là Áo, Hungary và Bulgaria. Đến năm 1920, phe Entente ký kết Hiệp định Sevres với Sultan Mehmed VI theo đó Đế quốc Ottoman phải chịu vô cùng thiệt thòi. Đây là một đòn giáng nặng nề vào Đế quốc Ottoman. Thế chiến thứ nhất đã kết thúc.

Đây là một cuộc chiến để lập lại trật tự thế giới mới, nó làm sụp đổ bốn đế chế hùng mạnh của châu Âu và thế giới lúc đó là Đế quốc Nga, Đế chế Đức, Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Ottoman, làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của châu Âu và thế giới. Tuy nhiên mặc dù là cuộc chiến đẫm máu và khốc liệt như vậy nhưng cuộc chiến này đã không giải quyết được các mâu thuẫn gốc rễ và "thế giới mới" mà nó tạo ra còn đặt châu Âu và thế giới trước các vấn đề và mâu thuẫn khác còn trầm trọng hơn như phát sinh nhà nước theo chủ nghĩa cộng sản tại Nga, chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít tại Ý, Đức và Nhật, sự chia cắt, xâm phạm quyền tự quyết của các dân tộc... Những vấn đề đó sẽ dẫn đến bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai. Đó là lý do một số nhà nghiên cứu cho rằng Chiến tranh thế giới thứ hai chỉ là sự nối tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất sau 20 năm tạm nghỉ lấy sức.



Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Thăng trầm thế sự (5): Thị trường chứng khoán “động đất” (Thăng trầm thế sự-tiếp theo)

 Thăng trầm thế sự (5): Thị trường chứng khoán “động đất” (Thăng trầm thế sự-tiếp theo)



Chứng khoán “động đất” liêu xiêu
Từ China khởi điểm tứ chiều lao đao (1)
Dẫu rằng hạ giá đồng “Mao” (2)
Cũng đâu cứu được hầu bao thị trường!

Thảm họa rung chuyển bốn phương
Á. Âu, Phi, Mỹ… tai ương cũng kề
Người nức nở, kẻ hả hê
Mong China “yểu” để mọi bề bình yên!

Bởi vừa nổi, đã lũng quyền
Tham vọng bành chường nhiễu phiền thế gian
Biển Đông chiếm đoạt ngang tàng
“Lưỡi bò chín đoạn” lộ tâm cướp ngày! (3)

Mới hay nghiệp qủa là đây
“Gieo gì gặt nấy” đời này đã trông
Biển Đông nổi sóng dập dồn
“Lưỡi bò chín đoạn”… đi tong… sóng cười…

Thôi đừng cười nữa sóng ơi
Mong sóng nhấn tới bãi trồi ngoài kia
Là “”đường tơ lụa” China đắp kìa (4)
Bãi bồi phi pháp “chôm tia” (5) nước người!

Mồm nói dừng, tay vẫn bồi (6)
Biển Đông huyết mạch đâu nơi yên bình
Sóng ơi, dìm đảo “bù nhìn” (7)
Để Việt Nam, Nhật Bản, Philippines… vui mừng

Để thế giới khắp mọi vùng
Giao thông bốn biển trùng phùng hoan ca!

29.8.2015/Trần Kim Lan

Ghi chú (1): Thị trường chứng khoán, bất động sản… mất giá, kinh tế China suy yếu, tụt dốc…
(2): Tiền China: Yuan (nhân dân tệ)
(3): Đường lưỡi bò do China tự vẽ chiếm gần trọn biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế về đưởng biên lãnh hải 1982.
(4, 5): China đã và đang xây đảo nhân tạo (đường tơ lụa)  theo đường “lưỡi bò chín đoạn” mà China tự vẽ lấn chiếm phi pháp…
(6): Trước sự phản đối của Việt Nam và thế giới, China tuyên bố dừng xây đảo nhân tạo, nhưng thực chất vẫn tiếp tục…
(7): China đã cho xây nhà ở, lắp đạt bệ phóng, sân bay… trên các đảo nhân tạo và lấn chiếm là Hoàng sa và Trường Sa của Việt Nam và các đảo tranh chấp của các nước khác: Malaysia, Philipppines, Đài Loan, Brunei… nhằm kiểm soát giao thương trên không và đường biển, ngăn chặn ngư dân các nước trên đánh bắt cá, khai thác dầu…


Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Clip: Thương nhớ cha mẹ (Thơ Đường luật-Trần Kim Lan tự biên tự diễn)

Thương nhớ cha mẹ
(Thơ Đường luật-Khoán thủ câu: Trông trăng thương nhớ cha mẹ sinh thành)





Trông ngóng hằng đêm bóng nguyệt nga
Trăng tròn lấp lánh tỏa lan xa
Thương rằm (1) tháng bảy cha từ thế
Nhớ lá lúa (2) ngày mẹ biệt nhà
Cha gánh giang sơn gian khó trải
Mẹ gồng con cháu khổ đau qua
Sinh thời bĩ vận lao đao bước
Thành sự yên gia khuất nẻo hoa.

Ghi chú: (1): 15-7 Mậu Dần (5-9-1998)

(2): 2-12-Qúy Hợi (4-1-1984)/Trần Kim Lan

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

(Thăng trầm thế sự (4): Làn sóng tị nạn châu Âu (Thăng trầm thế sự-tiếp theo)


 Thăng trầm thế sự (4): Làn sóng tị nạn châu Âu (Thăng trầm thế sự-tiếp theo)


Châu Âu họp khẩn tức thời
Tại Áo tìm hướng cho người tha hương
Bỗng tin động trời bốn phương
Ngay trên đất Áo thảm thương phơi bày…(1)

Một ô tô tải xác đầy
Những mong “quê mới” ai hay lìa đời
Tị nạn đất liền, biển khơi
Chưa vui tới bến đã phơi thân tàn!

Ai gây thảm cảnh thế gian
Khiến người tị nạn ngập tràn châu Âu?
“Chiến tranh, khủng bố toàn cầu
Độc tài tham nhũng mọt sâu lộng hành!”

Vì cuộc sống chẳng yên lành
Trung Đông, Phi, Á… phải đành ra đi
Dẫu bỏ xác, có hề chi
“May ra tới bến, may thì đời yên!”

“Tới bến” rồi cũng gặp phiền
“Bài trừ tị nạn” liên miên đốt nhà (2)
Nước Đức “thành chiến trường sa”
Tổng thống, Thủ tướng… kíp rà trấn an… (3)

Nữ Thủ tường đã nói rằng
“Thêm người, thêm việc, thêm văn hóa người
Mở lòng nhân ái vì đời
Cưu mang kẻ khó ta thời cùng nhau…”

Tị nạn vẫn dắt díu nhau
Tới “miền đất hứa” mưu cầu yên vui
Nghe lời lời những ngậm ngùi
Những mong kẻ ác phải lùi ác tâm!

Những mong tị nạn lui dần
Những mong khắp chốn muôn dân yên hòa
Những mong trẻ được sinh ra
Được mang tên mẹ tên cha cội nguồn… (4)

Những mong hết cảnh thương buồn
Bụng mang dạ chửa tìm đường xa quê
Quê người, ôi bến bờ mê
Đâu bằng quê mẹ vỗ về thương yêu?

28.8.2015/Trần Kim Lan

Ghi chú (1): Thông tin xe chở thi thể (71 thi thể) xuất hiện giữa lúc các nhà lãnh đạo châu Âu đang họp hội nghị thượng đỉnh khu vực để giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư tại thành phố Vienna, Áo (26.8.2015) vì làn sóng người tị nạn từ các nước Châu Phi vàTây Balkan ngày càng tăng, nhất là tại Đức, theo ước tính trong năm nay lượng người tị nạn lên tới 800.000 người và sẽ hơn nữa, gấp nhiều lần so với năm 2014, mà dòng người tị nạn thông qua mạng lưới buôn người (hiện một số đã bị bắt) nhâp cảnh trái phép vào châu Âu, vừa mất tiền cho mạng lưới này mà tính mạng lại treo trên đầu sợi tóc, hàng ngàn người đã bỏ mạng trên đường tới “miền đất hứa”, người tới bến thì chẳng có tương lai nào sáng sủa, người đủ tiêu chuẩn tị nạn thì rất ít, chỉ ở những nước đang có chiến tranh, còn thì sẽ sớm phải hồi hương. Ra đi bỏ hết ở lại, khi về thì mất hết, trắng tay…
(2): Tại Đức và một số nước châu Âu, trại tị nạn đã bị những phần tử qúa khích, chống đối người tị nạn phóng hỏa đốt phá… Thậm chí, có chính khách giúp đỡ, đưa người tị nạn về nhà ở, đã nhận được e-mail đe dọa…
(3). Tổng thống Đức Joackchim Gauck  đã tới thăm trại nạn ở Berlin (27.8.2015) và nữ Thủ tướng Angela Merkel cũng đã tới thăm trại tị nạn ở Heidenau cùng ngày và các quan chức khác cũng đã tới thăm các trại tị nạn và tất cả đều bày tỏ phản đối hành động vô nhân đạo đối với người tị nạn và bàn cách ngăn chặn hành động qúa khích, không cho phép tụ tập nhau cuối tuần tại các nơi xảy ra bạo động…
(4)Trong số những người chạy nạn, có những phụ nữ đang mang thai, gần tới ngày sinh đẻ và những đứa trẻ đã được sinh ra khi vừa đến trại tị nạn, có em bé người châu Phi đã được mẹ lấy tên nữ Thủ tướng Đức “Angela Merkel” để đặt tên cho con…























Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Clip: Thao thức (Trần Kim Lan tự biên tự diễn)

Thao thức (129)





Vì đời, trăn trở đêm trường
Đắng cay, sầu tủi, yêu thương, giận hờn
Vì tình, hạnh phúc, đau buồn
Vì người, bươn trải mưa tuôn, lệ tràn.

Cuộc đời lắm tiếng thở than
Sự sống đầy những lo toan, đắng lòng
Tình đời thăm thẳm, mênh mông
Tình người cũng lắm gai chông, khôn lường.

Đời người bể khổ, tai ương
Cũng là bể nhớ, vấn vương vui sầu
Vì đời, thao thức canh thâu
Nhờ thơ, chắp nối thành câu tâm tình.

Nước Đức 1.12.2010/Trần Kim Lan

(Bài thơ cuối trong tập thơ: Trăn trở -Trích từ tập thơ: Khúc hát yêu thương, ba tập thơ trong một: Khúc hát yêu thương-Trăn trở-Tình người viễn xứ-Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội qúy III.2012)

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Clip: Trăn trở (Trần Kim Lan tự biên tự diễn)

1-Trăn trở





Ngẫm đời mà ngán cho đời
Mà xem nhân thế, rối bời, tai ương
Thương mình, thao thức đêm trường
Thương đời, trăn trở, buồn thương, thương buồn.

Vần thơ là mạch suối nguồn
Giúp cho vơi bớt lệ tuôn đêm ngày
Này đời, này những đắm say
Nhân tình thế thái, đắng cay đời người.

Thơ ơi! Hãy cất tiếng cười
Chắt chiu câu chữ, gieo lời thương yêu
Thương đời người biết bao nhiêu
Tình thơ trăn trở, phiêu diêu thế trần.

 24-12-2010/Trần Kim Lan

(Bài thơ trích trong tập thơ Trăn trở (Tập thơ: “Khúc hát yêu thương“ thơ Trần Kim Lan –Ba tập thơ trong 1: Khúc hát yêu thương-Trăn trở-Tình người viễn xứ (thơ Đường luật)-Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội-Qúy III.2012)

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Thăng trầm thế sự (3): Dạo quanh thế sự (Thăng trầm thế sự - tiếp theo)


Thăng trầm thế sự (3): Dạo quanh thế sự (Thăng trầm thế sự- tiếp theo) 


Xì xầm đồn đại bốn phương
Họ Phùng Đại tướng Diêm Vương về chầu
Hãng DPA (Đức) đăng tin hàng đầu
Cải chính rồi vẫn lâu xâu xì xầm…

Rằng vì đấu đá quyền năng
Phe nhóm lợi ích Tàu thân Mỹ vời
Phe yếu ắt chịu thiệt thòi
Cản đường ắt chịu nghiệp đời ra ma…

Đồng “Thanh“  khác họ đâu xa
Nghiệp đời ngắn ngủi chẳng ra thế nào
Thiên hạ khắp nơi xì xào
Ông này vừa thác đã chào ông kia.

Lại thêm biên giới Campuchia
Bùng lửa kích động hằn tia hận thù
Đường biên bỗng hóa mịt mù
Trắng đen lẫn lộn thổi phù nghĩa nhân.

Nhớ khi bạn gặp gian nan
Pol Pol Khme đỏ bạo hành khét danh
Thương bạn áo rách đùm lành
Người Việt giúp bạn bình an lại về.

Thương đời lắm những tái tê
Bao giờ mới hết u mê tình người
Bao giờ hết kẻ xấu chơi
Dấu tay núp bóng nhen khơi bạo tàn?

Vui phu nhân Biden (1)  ghé thăm
Cũng không át được từ tâm nỗi buồn
Mỹ Việt khép lại đau thương
Tình Khme Việt lại chường thương đau

Đàn tình lỗi nhịp vì đâu
Khúc thương khúc oán canh thâu dập dồn…

24.7.2015

Ghi chú (1): Phu nhân phố Tổng thống Mỹ Jill Biden sang thăm Việt Nam 19.7.2017

Họ Phùng Đại tướng (1) vẫn còn
Đội mồ “dân đắp dân chôn” hiện hình
Chỉ vì tướng lĩnh bặt tin
Hay vì dân chẳng muốn nhìn thấy ông?

Dân thương dân ghét thật lòng
Sao người còn sống dân đồn ra ma
Bây giờ ông đã về nhà
Nghiệp đời dân lại đồn ra đường cùng…

Dân đồn khắp chốn mọi vùng
“Cách gì họ cũng thanh trừng ông thôi!”
Vì sao lại thế ông ơi
Hay vì ông cản đường đời dân đi?

Hay vì dân chuộng Huê Kỳ
“Bạn vàng, bốn tốt”  tham thì bỏ quay
Quay cho nghiệp đổ tan thây
Vỡ bờ tức nước sự này xưa nay!

Dạo quanh thế sự mới hay
Nước Mỹ tranh cử (2) dắt dây nối hàng
Người đáng mặt, kẻ làng nhàng
Chưa bầu đã thấy râm ran những lời…

Tỉ phú Trump (3) muốn hơn người
McCain (3) đối thủ tức thời bôi danh
Mới ngấp nghé bờ đua tranh
Đã thấy thua cuộc mộng thành khói mây!

Nhìn xa Hy Lạp (4) bầy hầy
Dối gian nên mới có ngày nhập Euro
Tiền tiêu thoải mái không lo
Vay đi vay lại vay cho kiệt đường!

Làm phước bị chửi tứ phương
“Thắt lưng buộc bụng” – “nhốt chuồng” với Hitler
Hết Merkel (6) rồi lại Schräuble (7)
Cũng may tư bản bạn bè vị tha…

Hy Lạp trăm tỉ tiền sa
Lần ba cứu trợ tạm là thỏa thuê
Tiết kiệm quốc sách, nhớ nghe
Kẻo lại trăm tỉ lặc lè trôi sông!

Lầm bầm Phi Mỹ Tây Đông…
FiFa sếp cũ được nghị phong giải vàng
Giải Nobel Blatter (8) xứng được thăng
Bởi Putin (9) đề cử xì xầm khắp nơi!

Khiến Merkel (6) nở rộng môi cười
“Nobel giải ấy riêng người Nga chăng?”
Vì FiFa nhũng loạn quan tham
Cũng được chấp chứa như chàng Depardieu (10)?

28.7.2015/Trần Kim Lan

Ghi chú (1): Đại tướng quân đội nhân dân Việt Nam Phùng Quang Thanh
(2): Cho tới thời điểm này Đảng cộng hòa đã có 12 ứng cử viên  (4 đang cân nhắc), Đảng dân chủ có 4 ứng cử viên Tổng thống Mỹ năm 2016, điều chưa từng có ở nước Mỹ.
(3, 3): Donald Trump: Tỷ phú bất động sản tại Mỹ đã phủ nhận Thượng nghị sĩ John McCain là anh hùng vì ông đã bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến ở Việt Nam khi mà ông là phi công lái máy bay không chiến bị bắn rơi.
(4): Năm 2001, Hi Lạp trở thành quốc gia thứ 12 gia nhập khối đồng euro trước khi đồng tiền chung châu Âu được chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2002. Để được gia nhập khối đồng euro, một quốc gia phải đạt chuẩn kinh tế tương tự các nước thành viên khác.

Khi Hi Lạp được nhận vào “câu lạc bộ châu Âu”, Bộ trưởng Tài chính Yannos Papantoniou mô tả đó là ngày đất nước này được đưa vào trung tâm châu Âu. Nhưng ngay ở thời điểm đó, những lời cảnh báo đã vang lên.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Wim Duisenberg khẳng định Hi Lạp cần phải nỗ lực cải thiện nền kinh tế và kiểm soát tỉ lệ lạm phát. Và thực tế là Hi Lạp không đáp ứng đủ tiêu chuẩn để gia nhập khối đồng euro…
(6, 6): Nữ Thủ tưởng Đức Angela Merkel
(7): Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schauble, muốn Hy Lạp rời khỏi liên minh châu Âu do thiếu nợ qúa nhiều mà không chịu áp dụng “thắt lưng buộc bụng“ như điều kiện bắt buộc để nhận được cứu trợ… Ông và Thủ tưởng Đức đã bị ví như Hitle trong các cuộc biểu tình ở Hy Lạp…
(8): Cựu Chủ tịch FIFA Sepp Blatter tuyên bố từ chức chủ tịch FIFA vì bê bối hối lộ giành quyền tổ chức World Cup và hàng loạt quan chức FIFA bị bắt và điều tra…mặc dù ông vừa mới tái đắc cử nhiệm kỳ mới vào ngày 31 tháng 5 .
(9): Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin mới đây đã đề nghị trên mạng xã hội trao giải thưởng Nobel cho cựu Chủ tịch FIFA Sepp Blatter
(10) Gérard Depardieu diễn viên nổi tiếng của Pháp.
Để có thể thoát khỏi các khoản truy thu thuế ở Pháp trong tương lai (dự định đánh thuế đến 75% cho những ai thu nhập trên 1 triệu euro/năm) mà ông cho là quá đáng, trong tháng 12 năm 2012, ông đã tạo sự chú ý của các phương tiện truyền thông Pháp khi chuyển nơi cư trú qua thị trấn Estaimpuis-Néchin ở biên giới Bỉ, đồng thời ông công bố ý định từ bỏ quốc tịch Pháp. Đảng Xã hội cầm quyền đã chỉ trích mạnh mẽ hành vi này. Thủ tướng Jean-Marc Ayrault cho là "việc chuyển sang định cư ở phía bên kia biên giới, có điều gì đó rất là "tồi", chỉ là để không phải trả thuế". Ngày 30 tháng 12 năm 2012, Depardieu tuyên bố dù Tòa án Tối cao Pháp có thể gỡ bỏ mức thuế thu nhập 75% áp dụng với các triệu phú cũng không làm thay đổi quyết định của ông trong việc rời khỏi nước Pháp. Ngày 3 tháng 1 năm 2013, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh đặc biệt trao quốc tịch Nga cho Gérard. Thư gửi Putin của ông sau đó để cảm ơn tổng thống Nga Putin và ca ngợi "Nước Nga có một nền dân chủ lớn" đã gây ra một làn sóng chỉ trích và chế giễu trong dư luận Nga và châu Âu. Báo Le Figaro đã công bố là người đại diện Depardieu đã phủ nhận thông tin là ông đã xin nhập quốc tịch Nga, tờ báo này cũng khẳng định rằng Depardieu đã nói với bạn bè: "Putin đã tự gửi cho tôi hộ chiếu Nga".

Ngày 7 tháng 1 năm 2013, Gérard Depardieu tuyên bố tại Nga:

“J'ai un passeport russe mais je suis Français - Tôi có hộ chiếu Nga nhưng tôi là một người Pháp.“

Tướng Thanh đồn đại càng nhiều
Kể từ xuất hiện càng siêu tin đồn
Là ông ư? Mặt nạ silicon
Còn người đã thác vong hồn ra ma!

Nơi khẳng định: người thật mà
Thật ư? Có thể! Nhưng ra rìa rồi
Nhà một nơi, người một nơi
Rõ ràng “quản thúc“ nghiệp đời thôi xong…

Ngày trọng đại Bộ quốc phòng
“Khát vọng đoàn tụ“ (1) đau lòng sĩ nhân
Nhạc Tàu khai kết (2) rần rần
Đắng hồn tử sĩ đắng nhân tâm người!

Đắng cay Bắc thuộc chưa nguôi
Máu ông cha đổ xương phơi ngập đường
Chiến tranh mấy lượt tang thương
Hùng thiêng sông núi ngập buồn hôm nay!

Rằng “nhầm lẫn“ như hôm rày
Bản đồ Hà Nội bỗng bay sang Tàu (3)
Quốc kỳ Tàu gắn “chư hầu“
Năm sao thành sáu “nhầm“ (4) đâu khéo nhầm?

Tướng Vịnh (5) tuyên bố rầm rầm
Việt Nam Trung Quốc tình khăng khít tình
Lời vừa mới đó dấu in
Tầu cá Trung Quốc nhấn chìm tầu ta.

Hàng ngàn Tàu tặc tung ra
Biển Đông lấn chiếm đạp chà ngư dân
Ngư dân Việt hết kiếm ăn
Bởi vì “bốn tốt, bạn vàng“ xấu chơi!

Lại thêm lắm chuyện động trời
“Bồi hoàn biệt thự“ vợ thời cản ngăn
Vì Vinashin Trần Vũ Quang (6) oan
“Của ông cha để“ chẳng tham nhũng nào!

Tiền tỉ nhà nước ôm vào
Bao nhiêu dự án quan nhào quan ăn
Ních cho vách đổ nhà tan
Mặc bay sống chết bụng quan vẫn đầy.

Dạo quanh khắp chốn đó đây
Châu Âu tị nạn mỗi ngày mỗi tăng
Vượt ngưỡng chịu đựng nhân tâm
“Bỏ thương vương tội“ trở trăn mọi vùng.

Vì đâu kiếp sống hãi hùng
Chiến tranh nghèo đói khốn cùng bốn phương
Á Phi khốn khổ tang thương
Liều mình biển cả tìm nương thân mình

Người tới bến, người biển chìm
Cùng chung ước muốn đi tìm ấm no
Khắp châu Âu lắng lòng lo
Thế kỷ Hai mốt đâu bờ ranh biên?

Thế kỷ Hai mươi “nóng“ nguyên
Tị nạn cộng sản dong thuyền ra khơi
Châu Âu nín thở muôn người
Giang vòng tay rộng đón mời cưu mang…

Dân chủ tự do bình an
Ai mà không muốn không màng hỡi ai
Bởi quan tham nhũng độc tài
Nên dân bỏ nước tìm đài tự do!

Tự do qúa hóa dại khờ
“Bí mật quốc cấm” ra lò báo khui
Trang “netzpolitick.org” (7) bị phanh phui
Trát tòa báo Đức ngậm ngùi tiếng tăm…

Thế mới hay tự do cần
Lằn ranh phải giữ qúa lằn họa nhen
Cũng giống như người Mỹ Snowden (8)
“Tiết lộ quốc cấm” chuốc phiền thế gian!

2.8.2015/Trần Kim Lan

Ghi chú (1, 2): Nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2015), Ban Chỉ đạo Quốc gia về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (gọi tắt là Ban Chỉ đạo Quốc gia 1237) đã chỉ đạo Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội thực hiện Chương trình giao lưu nghệ thuật: “Khát vọng đoàn tụ” được truyền hình trực tiếp trên Kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam và kênh của truyền hình Quốc phòng-An ninh.
Theo Thông tấn quân sự, kịch bản chương trình đã được Ban Chỉ đạo Quốc gia 1237 và các cơ quan chức năng thẩm định, thông qua và được tiến hành sơ duyệt, tổng duyệt. Đây là chương trình có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc mang đậm tính nhân văn, khơi dậy truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc.
Chương trình được tổ chức công phu, gây xúc động đối với khán giả xem truyền hình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp đã không kiểm soát được nội dung để xảy ra sai sót là sử dụng một đoạn nhạc nước ngoài (nhạc quốc ca Trung Quốc) vào trong chương trình trước và kết thúc chương trình.
(3): Chương trình “Điệp vụ tuyệt mật“ (2.5.2015)  “chuyển“ thủ đô Hà Nội sang Quảng Tây: VTV bị xử phạt…
(4):
Ngày 22.12.2011.Trong nghi thức đón phó chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình xảy ra ngay tại Hà Nội, phía Việt Nam dùng cờ sáu sao rồi cho các em nhi đồng phất ngay trước quốc huy Việt Nam (cờ đỏ một sao)
(5): Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, ông Nguyễn Chí Vịnh, đã phát biểu nhân ngày lễ trọng đại của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (28.7.2015), đánh giá cao quan hệ hữu nghị hợp tác giữa quân đội hai nước và tin tưởng rằng mối quan hệ này sẽ có bước phát triển mới, xứng đáng là một trong những trụ cột quan trọng của quan hệ Việt – Trung …
(6): Nguyên Tổng giám đốc Vinashin bị vào tù, vợ cố thủ căn biệt thự vàng không cho bồi hoàn thiệt hại vì là nhà của cha mẹ để lại!
(7): Ngày 25/2/2015 và 15/4/2015 trang blog netzpolitik.org do hai nhà báo Andre Meister và Markus Beckedahl điều hành đã cho công bố các tài liệu về kế hoạch của Cơ quan An ninh nội địa Đức (BfV). Theo đó, BfV tiến hành các biện pháp kiểm soát toàn diện nội dung Internet và xây dựng lực lượng chuyên trách kiểm soát Internet, vụ việc đã khiến Giám đốc BfV Hans-Georg Maassen sau đó đã bị khởi tố hình sự.
BfV cho rằng hành động của hai nhà báo trên đã vi phạm luật hình sự Đức liên quan tội danh và hành vi phản bội tổ quốc. Mặc dù vậy, Beckedahl và Meister cho rằng họ "không trực tiếp được thấy những tài liệu mật này" và chỉ "dựa trên các nguồn tin vô danh."
Nếu bị định tội theo điều 94, tùy theo mức độ và tính chất phạm tội, hai nhà báo Đức trên sẽ phải đối mặt với hình phạt thấp nhất là 1 năm tù giam và nặng nhất là tù chung thân.
Thông báo của Cơ quan công tố Đức cho biết, vụ điều tra sẽ được hoãn lại để chờ kết luận giám định chuyên gia xem các tài liệu nêu trên có thực sự chứa những thông tin bí mật quốc gia hay không.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Maas cho biết ông nghi ngờ hai nhà báo trên có động cơ gây hại cho đất nước khi cho đăng tải các tài liệu trên.
(8): cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) Edward Snowden rò rỉ tin mật về chương trình do thám nội địa… đã phải rời bỏ Mỹ xin tị nạn ở Nga vì bi kết tội: “Tiết lộ bí mật quốc gia, phản quốc“…

Lại nghe khắp chốn xì xầm
Sơn La Tây Bắc rút ngân xây đài
Ngàn tỷ bốn trăm chẳng sai (1)
Để xây tượng Bác “ganh tài“ khoa chương.

Dân nghèo khốn khó tai ương
Nhà tranh vách đất cơm thường thiếu ăn
Nhà quan biệt thự dát vàng
Tượng đài, dự án… quan tham rút tiền.

Thương trò thương dân mọi miền
Đường học gian khổ nhiễu phiền khắp nơi.
“Chứng khoán Đại học“ than ôi (2)
Hồ sơ “rút-nộp“ náo trời bốn phương!

Bao giờ mới thoát nhiễu nhương
Bấy nhiêu năm ấy “thiên đường“ là đâu?
Nhìn xa khắp chốn năm châu
Chiến tranh bạo loạn thảm sầu càng tăng.

Khủng bố đe dọa nhân trần (3)
Lạm quyền, mượn Chúa nhũng tham hại người
Châu Âu “bãi chiến trường“ phơi
Dòng người tị nạn không ngơi đổ về. (4)

“Luân thường đạo lý“ đâu lề
“Đồng tính luyến ái“ duyệt phê Huê Kỳ. (5)
Rồi ra Âu, Á, Úc, Phi…
Cũng noi “gương ấy“ còn gì thế gian?

Rồi ra tuyệt giống, tuyệt nhân
Địa đàng tận thế than thân than đời!
Chiến tranh thế giới chưa nguôi
Còn bao hệ lụy chưa vơi thương buồn.

Còn đây thảm cảnh tang thương
“Kỷ niệm chiến thắng” càng chường nỗi đau. (6)
Chi bằng “mặc niệm cùng nhau
Cải tâm bành chướng nối cầu thương yêu!”

Như Cuba, Mỹ bắc “cầu Kiều”
Nối nửa thể kỷ liêu xiêu “Thiếp-Chàng”
Cờ Mỹ, Cuba sánh song hàng (7)
Dẫu ý thức hệ hai đàng khác xa.

Triều Tiên anh em một nhà
Bắc Nam cách trở sơn hà ngăn đôi
Bởi ý thức hệ mà thôi
Bao giờ mới hết châm ngòi chiến tranh? (8)

23.8.2015

Ghi chú: (1): Sơn La tỉnh nghèo ở Việt Nam, lập dự án xây tượng đài 1400 tỷ VNĐ.
(2): Xét tuyển Đại học năm 2015 được đưa lên truyền hình, giống như lên sàn chứng khoán…
(3) Is
(4) Hàng ngày thuyền nhân, tị nạn qua đường biển, qua đường biên giới không ngừng đổ về Châu Âu, khiến các nước này ứ đầy người không đủ chỗ để ở… và đã gặp phải sự chống đối của người dân bản xứ và những người đối kháng khiến vài nơi trại tị nạn bị phóng hỏa, bị ném đá… nhiều người và ngay cả cảnh sát cũng bị thương…
(5): Ngày 5.4.2015 nước Mỹ chính thức công nhận đồng tính luyến ái, được phép “kết hôn”, cũng như một số nước khác…
(6): Kỷ niệm 70 năm kết thúc thế chiến thứ II (1945-2015) và chiến thắng phát xít tại một số nước: Nga, Trung Quốc và các nước khác tham dự…
(7): Ngày 14.8.2015 Đại sứ quán Mỹ và cờ Mỹ lại bay trên đất Cuba sau 54 năm tuyệt giao quan hệ.
(8): Kể từ 1945 Triều Tiên bị chia làm hai nước, cho đến ngày nay, vẫn luôn xảy ra những xung đột, đe dọa lẫn nhau…

Châu Âu hè nắng tung hoành (1)
Ngỡ trăm năm nắng gộp thành lửa nung
Người vật khô héo, cháy rừng
Cũng may mưa xuống lửa hừng cũng tan.

Nước dùng vẫn cứ chảy tràn
Chẳng như Hà Nội nước khan mọi nhà
Chỉ vì đường ống vỡ ra (2)
Chung quy cũng bởi tại China hàng tồi!

Thượng tầng, hạ cấp, than ôi
Hàng China dởm, độc… ngập trời Việt Nam
“Thoát China” – China lại tràn lan
Khiến cho khốn khổ oán than mọi miền

Biển đảo lãnh hải đường biên
“Bạn China” lấn chiếm nhiễu phiền ngư dân
Miệng vẫn “bốn tốt, bạn vàng”
Mà tâm bành chướng, mà tâm hại người!

Bành chướng, khủng bố cũng thời
Miệng thì kính Chúa, tâm phơi bạo tàn
Giết người tàn bạo vô nhân
Hủy diệt văn hóa ngàn năm tượng, đài…

Cầu Trời thương đoái nhân loài
Chặn tay kẻ ác, chế tài “qủy ma”
Để bình yên khắp mọi nhà
Để thôi thảm cảnh xót xa nhân tình…

Bao giờ nhân thế yên bình
“Thôi vui chiến thắng, diễu binh giương hùng!”
Bao giờ sự ác mới dừng
Biển người tị nạn sớm ngừng châu Âu? (3)

Sự đời càng thấy càng đau
Bao giờ mới hết thảm sầu người ơi?

25.8.2015/Trần Kim Lan

(Vĩ khúc): Thăng trầm thế sự

Thăng trầm thế sự đời người
Chở chuyên buồn vui cuộc đời
Chở chuyên bốn mùa mưa nắng
Khổ đau, hạnh phúc, khóc, cười!

Thăng trầm thế sự vần xoay
Nhân tình thế thái đó đây
Khúc thương khúc oán luân chuyển
Chở chuyên phước hạnh, đắng cay…

Thăng trầm thế sự theo ta
Rảo qua khắp nẻo gần xa
Bước qua thiên đường, địa ngục
Nhân tâm thánh thiện, cải tà.

Thăng trầm thế sự muôn phương
Theo ta khắp mọi nẻo đường
Theo ta trọn đời không nghỉ
Trọn đời khắc khoải canh trường!

(Trần Kim Lan)


Ghi chú (1): Nhiều nước ở Châu Âu trong đó có Đức, hàng trăm năm chưa từng có nắng vượt ngưỡng hơn 40-45°C như tháng 6.2015
(2): Vỡ đường ống nước sông Đà lần thứ 13, Tổng công ty cổ phần nước sạch sông Đà (Viwasupco) đã đóng van tại điểm đấu cấp nước vào địa bàn của Công ty nước sạch Hà Nội (khu vực Big C) nên nhiều quận như Cầu Giấy, Đống Đa, Ba Đình, Hoàng Mai đã bị mất nước… nhiều ngày trong những năm trước và mùa hè 2015, mà đưởng ống này “Made in China”…
                                           
(3): Dòng người tị nạn đổ vào châu Âu mỗi ngày một tăng, mà theo đài, báo còn hơn cả thế chiến thứ II. Hiện dòng người tị nạn tìm đường tới châu Âu qua các nước Tây Balkan đang ngày càng tăng. Số người di cư và tị nạn từ Syria, Afghanistan, Ai Cập, Eritrea, Iraq, Nigeria, Somalia, Sudan và Tunisia, đi đường bộ qua Balkan tới Liên minh châu Âu (EU) đã tăng đột biến trong những năm qua.

Tổ chức Ân xá quốc tế cho biết số người di cư bị giữ khi vượt qua biên giới Serbia-Hungary đã tăng hơn 25 lần kể từ năm 2010, từ 2.370 người lên 60.602 người, trong khi theo Bộ Nội vụ Serbia, hơn 34.000 người tị nạn đã đăng ký tại nước này kể từ đầu năm 2015.Có rất nhiều nguyên nhân khiến người ta rời bỏ quê hương mình. Trong khi những người Syria hay người Eritrea…  không thể tiếp tục sống tại quê nhà bởi chiến tranh, khủng bố tàn sát hay độc tài, thì người dân của các quốc gia trên bán đảo Balkan như Serbia, Albania và Kosovo lại bỏ đi – không phải vì bị đe dọa tính mạng – mà vì không thấy nơi này có triển vọng phát triển nào. ..