" Đâu Cũng nh - Nh v quê hương - Ci ngun dân tc - M

y ai mà quên?" (TKL)

Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông
(1258/1308) 


_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE


Đất nước giang sơn gấm vóc này
Đai vòng sông núi máu xương dày
Quê vàng biển bạc muôn đời giữ
Hương nghĩa tình thâm vạn thuở xây
Quyết đánh Nguyên Mông lùi thoái chí
Không cho xâm lược kịp vung tay
Để dòng dõi Việt thanh danh rạng 
Mất mát hy sinh chẳng chuyển lay.


Ghi chú: Các chữ đỏ, phỏng theo câu nói 
của vua Trần Nhân Tông. 


28.11.2011/Trần Kim Lan
 

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Đầu bếp gốc Việt rinh giải nhất ẩm thực quốc tế


Đầu bếp gốc Việt rinh giải nhất ẩm thực quốc tế

Dương Huy Khải, một đầu bếp người Mỹ gốc Việt, đã vượt qua hàng trăm đầu bếp hàng đầu khác để giành huy chương vàng tại cuộc thi Ẩm thực Quốc tế Bắc Kinh.

Dương Huy Khải là đầu bếp Việt Nam đầu tiên được nhận một ngôi sao trên Đại lộ Cordon Bleu ở Pháp
Vietnam News cho hay trong cuộc thi diễn ra vào tuần trước, ông Khải đã đánh bại 200 đầu bếp đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ khác để giành thứ hạng cao nhất. Đầu bếp Igor Tumarkin, đến từ Nga, và đầu bếp người Thái Thanaphat Buapijit lần lượt giành huy chương bạc và đồng.
Món ăn mà ông Khải đem ra tranh tài là súp tổ yến, vốn bắt nguồn từ tỉnh duyên hải Khánh Hòa, quê hương của ông.
Món ăn được ban giám khảo đánh giá cao nhờ sự kết hợp hài hòa giữa hương vị Á và Âu. Đầu bếp này còn chế biến ra món nước sốt hấp dẫn từ cà chua, cà rốt, sả tươi, củ cải, hành tây và bạch quả, mang lại hương vị tinh tế cho món súp tổ yến. Trước đây, món súp này chỉ dành phục vụ cho hoàng gia.
Ông Khải là đầu bếp Việt Nam đầu tiên được nhận một ngôi sao trên Đại lộ Cordon Bleu ở Pháp, nơi vinh danh các đầu bếp thế giới, tương tự Đại lộ Danh vọng ở Hollywood, dành cho những người nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật.
Nhận ra niềm đam mê nấu nướng của mình sau 3 năm theo học ngành cơ khí, ông đã bỏ lại mọi thứ sau lưng và bắt đầu lại từ hai bàn tay trắng để theo đuổi nghiệp bếp núc. Sau 3 năm trau dồi kỹ năng, ông tốt nghiệp và làm đầu bếp tại một nhà hàng ở San Francisco. Tuy nhiên, không hài lòng với tay nghề của mình, ông tiếp tục học thêm ở Pháp và Mỹ.
Ông Khải đã về thăm Việt Nam nhiều lần để khám phá nền ẩm thực quê hương và tìm hiểu những món ăn truyền thống ở nhiều vùng miền khác nhau. "Là người Việt Nam, tôi tự hào về nền ẩm thực đa dạng của nước nhà", ông nói. "Tôi sẽ cố gắng hết sức để quảng bá tinh hoa ẩm thực quê hương ra bạn bè quốc tế".
Đầu bếp Khải hiện là giám khảo cho trò chơi truyền hình Vua Đầu bếp trên kênh VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam.
Theo Vnexpress

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Mùa bóng Euro 2012 - Bốc thăm và xin quẻ

Mùa bóng Euro 2012 - Bốc thăm và xin quẻ
Trái bóng chuyển xoay (họa) 
Xem tại đây:
Mùa bóng Euro 2012 (Thơ TKL)
_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE 


Nước Đức quê hương xứ sở yêu
Ý Thiên đường vọng Chúa vương triều
Trước giờ hai đội đua tranh giải
Là lúc riêng m
ình nghĩ cách chiêu
“Xin quẻ âm dương tiền sấp ngửa
Bốc thăm may rủi vận xoay liều”
Cầu mong thua thắng hân hoan cả
Trái bóng mùa vui nối kết yêu! 




(Ghi chú: cả hai lần “xin quẻ và bốc thăm”, thì dấu hiệu chỉ rõ: 
Đội tuyển “cỗ xe tăng” sẽ giành phần thắng! Chờ xem sao nhé!)

28.6.2012/Trần Kim Lan



Trái bóng chuyển xoay
(Tự họa bài: Mùa bóng Euro 2012 - Bốc thăm và xin quẻ)


Bốc thăm phần thắng “cỗ tăng“ yêu
Xin quẻ “thiên thanh“ rệu rã triều
"Thầy bói" khoe tài suy đoán giỏi
"Tiên tri"vỗ ngực luận bàn chiêu
Trận đầu Đức hoảng không hai giáng (0-2)
Hiệp cuối Ý cười nhất nhị liều (1-2)
Địch thủ kỳ phùng kỳ lý thú
Mời hay trái bóng chuyển xoay yêu.

28.6.2012/Trần Kim Lan 


Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Jing Song - Qua Cau Gio Bay 过桥风吹

Người Việt: 500 năm trên đất China
Jing Song - Qua Cau Gio Bay 过桥风吹

Người Việt: 500 năm trên đất China- Jingzu of China 京族

Người Việt: 500 năm trên đất China 
Jingzu of China   京族





Người Việt: 500 năm trên đất China


越南京族歌舞表演_2010 岡山國際文化季暨勞動節演唱會
Người Việt: 500 năm trên đất China


Người Việt: 500 năm trên đất China

越南西原民族歌舞表演_2010 岡山國際文化季暨勞動節演唱會

Người Việt: 500 năm trên đất China


Người Việt nam: Hơn 500 năm sống trên đất nước Trung Hoa mà không bị đồng hoá



Người Việt nam: Hơn 500 năm sống trên đất nước Trung Hoa mà không bị đồng hoá

Tấm ảnh về cộng đồng người Kinh Việt trên đất Trung Hoa.
Các cô gái mặc áo dài, đàn ông có người mặc quốc phục VN (áo dài khăn đống màu xanh)


TIN VUI VÀ CẢM ĐỘNG:  Hơn 500 năm sống trên đất nước Trung Hoa mà không bị đồng hoá
  
Lời kêu gọi giữ nước Việt được hát lên giữa lòng đất nước Trung Hoa.
(trong video số 4 đính kèm ở cuối bài)


       Nguồn: theo CQPhung, Youtube & Wikipedia




        Thật là quý hoá khi người Việt vẫn giữ được bản sắc dân tộc trải qua hơn 500 năm sống trên đất nước Trung Hoa mà không bị đồng hoá bỡi người bản xứ . Thật đáng ca ngợi .
Kính chuyển đọc và thưởng thức để không cầm được lệ. Năm trăm năm rồi mà không bị đồng hóa thì sẽ không thể bị đồng hóa trên đất Trung Hoa.


Đối với chúng ta, rất ít người biết có một cộng đồng rất nhỏ (khoảng 20,000) người Jing (Kinh = Việt) sống ở Tam Đảo (Quảng Tây, Trung Hoa) là một "khám phá" gây nhiều cảm xúc (xem hình bên dưới).


       Người Jing ("Viet Nam Kinh Tôc" 越南京族) Trên Đất Trung Hoa.
       Đó là nhóm người Việt chừng 20,000 người sống ở Tam Đảo, Quảng Tây, Tung Hoa, rời VN 500 năm trước (nhà Mac?). Theo Wikipedia thì vào khoảng thế kỷ 16 một số người Việt lên lập nghiệp vùng Trường Bình-Bạch Long, vùng đất thuộc Đại Việt, nhưng theo công ước Pháp-Thanh năm 1887 thì Trường Bình sát nhập vào Trung Hoa. Họ vẫn nói tiếng Việt, được công nhận 1 trong 56 dân tộc thiểu số được Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa công nhận. Sinh sống chủ yếu trên 3 đảo: Vạn Vĩ, Sơn Tâm và Vu Đầu. Nay gọi là Kinh Đảo, Kinh Tộc Tam Đảo, thuộc thị xã Đông Hưng khu tự trị người Choang, Quảng Tây với sông Bắc Luân chảy theo biên giới Viêt-Trung vào vịnh Bắc Bộ tại Hà Khẩu với Thị xã Móng Cái ở bờ Nam và Thị xã Đông Hưng ở bờ Bắc. Họ còn giữ được bản sắc người Việt Nam.


       Tài liệu cho biết họ đã rời xa Việt Nam khoảng 500 năm về trước (thời loạn lạc nhà Mạc?) mà vẫn cố gắng duy trì bản sắc văn hóa dân tộc Việt, trước sức đồng hóa rất mạnh của Trung Hoa. Nghe họ hát "Qua Cầu Gió Bay", những điệu múa với cái giọng Việt lơ lớ thật xúc động. Bài "Khúc hát ân tình" là một bản nhạc của miền Nam thời di cư 1954. Chú ý bài hát cuối cùng (4) có thể lấy nước mắt của người xem vì lời kêu gọi giữ nước Việt được hát lên giữa lòng đất nước Trung Hoa.


Họ mặc áo dài VN và hát những ca khúc thời VNCH.
(Sưu tầm - Theo CQPhung, Youtube & Wikipedia )







Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Khỏa thân giữ đất


Khỏa thân giữ đất
(Họa bài: Nực cười – TG: Lê Trường Hưởng)

alt

Sản nghiệp cha ông nước mắt ta
Khỏa thân giữ đất quyết xông ra
Thương con phận gái phơi mình để
Khổ mẹ mệnh già lõa thể mà
Mặc họ lâu la lôi cổ xốc
Kệ bay đầu gấu kéo tay qua
Trần gian đâu cảnh thương tâm vậy
Miệng thế muôn đời oán chẳng tha!

alt

24.6.2012/Trần Kim Lan

Bài xướng:

Nực cười

alt

Xông vào cướp đất của người ta
Túng thế mẹ, con phải…cởi ra
Lõa thể ngăn ai liều lĩnh đến
“Tú nuy”(*)cản họ bạo gan mà
Đầu trâu mặt ngựa ào ngay tới
Dạ thú lòng lang nhảy vội qua
Thô bạo kéo luôn xềnh xệch…quẳng
Nực cười! Lại phạt quyết không tha! (**)

(*) Tiếng Pháp…bồi  có nghĩa là trần như nhộng toàn bộ
(ÜÜ): Mẹ con loả thể giữ đất bị xử phạt hành chính.


24.6.2012/Lê Trường Hưởng

Các bài họa tiếp theo:

Xót xa

Thương cảnh tình người thấy xót ta
Đau già, buồn trẻ lột bung ra
Than thân hô hoán trời im tiếng
Trách phận gào to đất chẳng mà
Một lũ giống beo ù kéo đến
Hai người như nhộng bị lôi qua
Lòng đau như cắt nào ai thấy
Nỗi nhục còn mang, phạt chẳng tha!

24.6.2012/Cao Trung


Cạn tàu ráo máng

Có kẻ ngang nhiên cướp đất ta
Sẵn sàng tự vệ phải xông ra
Thế cùng “lõa thể” không hề sợ
Sức yếu thế cô chả nhụt mà
Vệ sỹ cậy đông xô đẩy tới
Đầu trâu ỷ thế kéo giằng qua
Bất nhân cưỡng chế quân vô đạo
Ráo máng cạn tầu! Chúng chẳng  tha

24.6.2012/Hà Đình Chung

Hướng về “Đại lộ danh vọng“

Hướng về “Đại lộ danh vọng“

Xem tại đây:
Vì Thiên Chúa tới (Thơ TKL)
Những Thiên Thần Raphael (Thơ TKL)
Sứ điệp tình yêu (Thơ TKL)
Sứ điệp hoán cải (Thơ TKL)
Bí ẩn đêm trường (Thơ TKL)

_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE


Lạy Cha, con ao ước sẽ có ngày
Trên “Đại lộ danh vọng“ của nước Mỹ
Tên con sẽ khắc ghi muôn Thế kỷ
Chẳng phải vì con lỗi lạc tài hoa!


Con muốn tên con lấp lánh chói lòa
Để con mãi được vinh danh Thiên Chúa
Đấng đã ngự đến bên con sáng tỏa
Đấng đã cho con thấy nước Thiên Đường!

Lạy Cha, xin Chúa Cha hãy đoái thương
Cho ước nguyện con được Cha đoái tới
Danh vọng, tiền tài con không dám với
Chỉ xin Cha, cho con được vinh danh Cha!

Nước Đức 24.6.2012/Trần Kim Lan
  


Và đây là bài thơ của Nhà Báo Lê Phương Dung, bài thơ đã cho
 Trần Kim Lan có cảm xúc viết bài thơ trên.
Cảm ơn Nhà báo Lê Phương Dung:

Trên đại lộ danh vọng

Bao nhiêu đại lộ trên đời em đã đi
Bàn chân mỏi gập ghềnh kỷ niệm
Bỗng gặp chiều nay ngàn ngôi sao lấp lánh
Trên đại lộ danh vọng.
Em mỉm cười, ồ có gì đâu…

Mỗi ngôi sao đính vào cuộc đời như một tri ân,
Để nói với chúng ta rằng họ đã sống và cống hiến như thế đấy
Họ là những ngôi sao trong vô tận bầu trời
Em chỉ là người khách đến từ một sứ sở xa xôi
Mang trong tim ước mơ nhỏ nhoi được yêu anh
Mọi phút giây đều như lần cuối
Em mang theo khuôn mặt anh trên mọi nẻo đường em tới
Và mỗi giấc mơ chật dáng anh ngồi
Anh người đàn ông của những điều lớn lao
Trên vai anh quá nhiều trọng trách
Em chỉ là cơn gió thoảng qua, là kỷ niệm
Là bóng của ngọn đèn thao thức đợi bình minh
Em chỉ là em với lời yêu dè dặt
Chỉ biết nghĩ về anh trong xa tắp đời mình

Nếu anh hỏi em mơ gì chiều nay trên đại lộ quang vinh
Nơi hàng ngàn ngôi sao nhấp nháy hoài phương ấy
Em đã mơ một ngày tên anh ở đấy
Viết Hoa – trong tầm mắt của triệu người
Dẫu em biết danh vọng cuộc đời rồi sẽ qua đi
Chỉ tình yêu là cuối cùng ở lại…


_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE



2012/Nhà báo Lê Phương Dung - Viết trên đại lộ Danh vọng 

Hollywood, Califonia, Hoa kỳ.

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Kẻ “bán” Chúa Giê-su

KTTƯ: 55-Kẻ “bán” Chúa Giê-su
(Giọng kể chuyện)


Xem tại đây:
Nhà báo vì dân (Thơ họa-TKL)

  

Vì bị cảm dỗ qủy ma
Juda bán Chúa, lấy ba chục đồng
Vì tiền, nên đã phụ công
Tháng năm cùng Chúa gieo trồng đức tin


Ba chục bạc để phụ tình
Thế gian mấy kẻ đâu tìm được chăng?
Chúa là Thiên Chúa quyền năng
Mà đem “bán Chúa“ thế gian mấy người?

“Vì ta, Chúa bị án rồi
Ôi thôi! Ta đã để đời nhuốc nhơ!“
Ăn năn, hối lỗi dại khờ
Bạc thời ném trả. đền thờ trở ra…

Lấy dây tự vẫn, tưởng là
Hết đời là hết, ai mà biết chi?
Họ đem bạc ấy, tức thì
Mua ruộng chôn cất tử thi ác tà

"Ruộng huyết" dấu tích chẳng nhòa
"Ruộng là giá bạc Juda phản Thầy!"

(Dựa theo Matthêu-KTTƯ)

28-10-2001/Trần Kim Lan

 

Một ngày ở Paris



Một ngày ở Paris
“Paris có gì đẹp không em/ Mai anh về em có còn ngoan...”. Buổi sáng trong lành khi đi dạo một mình trong khu vườn Hoàng Gia và Công viên St.Cloud tôi cứ ngân nga những câu thơ của Nguyên Sa - và tôi biết vì sao mà tác giả “Áo lụa Hà Đông lại thốt lên như vậy, vì đối với tôi, Paris là cả một sự đổi khác, phải nói là đẹp đến nao lòng.
Kết thúc cuộc đi bao giờ tôi cũng đặt chân lên viên gạch thiêng trước tam cấp của nhà thờ Đức Bà Paris, để cầu mong may mắn cho mình, cho những người thân.
Tiếp tục leo 376 bậc thang lên nhà thờ, từ trên cao ngắm nhìn Paris trong sớm mai, đâu đó nơi gác chuông, tôi vẫn như thấy bóng dáng nàng Esméralda kiều diễm thân hình bầm dập rớm máu sau những khảo đả tra tấn của giáo hội và pháp đình chỉ vì một “tội” là nàng quá đẹp, quá trong trắng.
Tôi cũng như thấy hình hài co quắp đến tội nghiệp của “thằng” gù Cadimodo cũng bị tra tấn vì “tội” quái đản, xấu xí.
Victor Hugo (1802 – 1885) đã lấy nhà thờ Paris làm bối cảnh, một thiên hùng ca bằng văn xuôi, đó là cuốn “nhà thờ Đức bà Paris”.
Đây thực sự là bức tranh về Paris ở thế kỷ XV, thời trị vì của vua Louis XI. Bằng một cốt truyện khá bi thảm nặng nề, các tình tiết xếp đặt khéo léo, mang kịch tính và hình ảnh phóng đại, tô đậm lẫn lộn thực hư đã dẫn dắt người đọc sống lại không khí xa xưa của thời kì Trung cổ đen tối...
Tôi cũng đọc nhiều văn của Victo Hugo, song trong truyện này đọng lại trong tôi duy nhất lại chính là thằng “gù”. Vì vẻ đẹp nội tâm cũng như tâm hồn thánh thiện đến ngờ nghệch, một nhân cách rất “người” trong bộ dạng quái đản, xấu xí ấy, Cadimodo đã là một bài học đạo đức về lòng nhân hậu và lối sống vị tha.
Tôi đã khóc nhiều lần khi Cadimodo lết tấm thân đẫm máu đến hôn chân giáo chủ vì “Bàn chân cao quý của ngài”, vừa hạ cố xuống thân thể bần tiện hèn mọn của con...
Nhà báo Lê Phương Dung đọc "Ký sự những chặng đường" của NV Hữu Ướctại nhà riêng ở Paris.
Ở Paris, tôi hay có thói quen dậy rất sớm vào lúc rạng đông và đi ra chợ chính (mùa hè ở đây thường 4h sáng là đã có ánh mặt trời và đêm phải sau 22h mới tắt nắng).
Chợ chính cũng là nơi duy nhất bắt đầu sinh hoạt trong cái giờ sớm sủa như vậy, không khí yên bình phảng phất mùi cà phê mới xay, hơi nước bốc lên thật nhẹ trên những đại lộ vừa được tưới đẫm.
Những viên cảnh sát khoác áo choàng ngắn, đứng cạnh những kiot bán sách và hoa, mẫn cán canh gác cho sự thanh bình của phố xá.
Đâu đó, những quầy bán hoa đã tràn đầy, rực rỡ các màu hoa păngxê mỏng manh hao gầy như cánh chuồn, hoa thuỷ tiên vàng mướt khoe sắc cùng những cánh hồng đủ loại e ấp trong chậu, oải hương tím biếc qua những lớp giấy gói thô mộc, vẫn toả ra một mùi hương kín đáo dịu dàng...
Cách chợ vài khu nhà, băng qua một ngã tư là đến dãy phố bờ sông Sene cũng là khu chợ hải sản tươi sống thường được chở về từ Brittany và Provence, những con tôm hùm ngọ nguậy đôi râu, cá trong chiếc chậu bằng kẽm thì vẫn còn bơi lội trong vòi nước luôn được chảy xuống mình chúng, những con sò điệp đỏ au, bên cạnh những con hàu xù xì gai xám... và cũng chỉ có 10 euro là tôi đã có một chú cua rang me hẳn hoi nhé, béo ngậy thơm phức đủ để bổ sung chất đạm cho một ngày mới rồi.
Vốn là người cũng có “tâm hồn ăn uống” nên tôi rất hay lang thang mò mẫm. Buổi sáng trên hai con phố Rua de Sene và Rua de Guci ở khu Latinh là sầm uất và nhộn nhịp không kém khu ẩm thực ở ngõ Cấm Chỉ bên nhà. Vì ở đây nổi tiếng với những hàng ăn ngon, cùng với những hàng bánh mì lề đường, nhưng được xếp gọn tất cả trong các tủ kính nhỏ, cả người bán lẫn người ăn đều rất trật tự.
Nằm bên bờ sông Sene thơ mộng, ngọn tháp Eiffel, biểu tượng hoa lệ đầy tính nghệ thuật, cũng là niềm tự hào của người dân Paris.
Được xây dựng từ năm 1890 phải mất 26 tháng, ngọn tháp cao 320m mới được hoàn thành (thực ra thì tôi còn bớt của nó 75cm).
Ban đêm, tháp Eiffel trở thành một biểu tượng toả sáng lung linh giống như đồ trang sức cho một thiếu nữ xuân thì.
Ông chú tôi - một thượng nghị sĩ của Quốc hội Pháp còn giảng giải cho tôi về những tính năng hữu dụng của tháp. Hoá ra ẩn sau cái sự thô ráp không ăn nhập với phần kiến trúc đầy tính nghệ thuật nói trên thì ngầm sâu dưới chân tháp khoảng 60-70m lại là một phần kiến trúc khác hẳn, tuy đơn giản nhưng vô cùng quan trọng, đó chính là những trung tâm giám sát an ninh, thiết bị hiện đại giúp ngành an ninh Pháp, bao gồm lực lượng cảnh sát, hiến binh và lực lượng tinh nhuệ bảo vệ, giám sát tốt các cơ quan trọng yếu của chính quyền Pháp và chính quyền thủ đô Paris.
Trải dọc theo con đường bờ sông cạnh nhà thờ Đức Bà là những người đi câu với những chiếc cần câu dài, thường là không thấy cá đớp mồi, vì thế mà phần đông những người này thường là cầm báo để đọc, số khác thì úp mũ lên mặt mà ngủ say sưa, mặc hết sự đời.
Tôi thì lại nghĩ rằng ánh sáng lấp loáng cùng những làn gió sông thổi nhè nhẹ làm cho họ không thể dứt được cơn buồn ngủ, mà lại ngủ ngày, giữa thanh thiên bạch nhật như thế thì còn thú vị gì bằng cơ chứ?
Tôi cũng đứng bên lan can đá ở phía trên nhìn xuống , ngắm những chiếc “tàu ruồi” chở khách du lịch ngược xuôi. Bên cạnh tôi lúc này là một cụ già râu tóc bạc, một tay cầm ba toong, tay kia cũng lại cầm một tờ báo.
Ông cụ liếc mắt nhìn tôi, còn tôi thỉnh thoảng “nghía” trộm cụ mà không dám gợi chuyện.
-          Bonjour, camarade!
Ồ, ông ta chào mình trước, mà lại còn gọi là “bạn” nữa chứ. Tôi cũng gật và chào ông bằng tiếng Pháp luôn.
Nhà báo Lê Phương Dung tại Paris
Ô la la, cụ già nói và chắc lưỡi, trông Mademoiselle (lại là cô) tôi biết cô là người ngoại quốc đúng không ạ, và vì là người ngoại quốc, cô có thể nghĩ rằng những anh chàng kì quặc ở dưới kia - cụ già chỏ những người câu cá - có thể câu được con cá nào đó? Không bao giờ. Đó! Tôi nói với cô như thế đó. Nếu trong 1 tuần lễ có tay nào trong bọn họ lôi lên khỏi mặt nước dù chỉ là một con cá mòi nhỏ thì tôi xin mất với cô 10 euro.
Tôi phát phì cười vì một vụ làm ăn “cá cược” của một cụ già người bản xứ. Vì vậy, khi cụ già thấy tôi - một người da vàng nhưng mũi cũng lõ như cụ, mắt thì cũng hun hút như ai mà nói tiếng của cụ cứ lèo lèo thì cụ khoái ra mặt và khi lại biết được nhà tôi ở quận 16 trên đại lộ Focii thì cụ đổi thái độ từ ngạc nhiên sang hoài nghi.
Cụ nói: “Tôi biết ở khu đó các toà nhà được xây bằng đá đẽo, cổng rào kín chuyên có xe ngựa đỗ, hè phố rộng, cây to rợp bóng, những ngôi biệt thự lộng lẫy của các lớp người giàu có của các diễn viên, ngôi sao màn bạc như Alain Delon, Jean, Belmondo, Catherine, Deneuoc, Francozs Sagan... và của các thượng nghị sỹ Quốc hội. Nơi này là một xã hội của xa hoa và quyền lực có một không hai trên thế giới với những nhà tài phiệt có vệ sĩ bao quanh, những quý bà ngự trên những chiếc xe Mercedes bóng lộn với kẻ hầu người hạ đi xe riêng hộ tống...
Với một tràng diễn thuyết hoài nghi và đầy hiểu biết như vậy thì cụ kết luận luôn là “cô không thể ở nơi đó được”. Để khỏi tranh luận dài dòng mất thì giờ, tôi đọc số điện thoại ở nhà tôi tại khu mà cụ khẳng định “cô không thể ở được” và đưa tên cho cụ “tét” luôn...
Sau khi đầu dây bên kia trả lời là tôi ra ngoài dạo từ sáng sớm thì cụ già chỉ ô la la mà chả nói được gì nữa. Đáp lại, tôi bèn mời cụ vào quán “cà phê văn chương” ngay tả ngạn bờ sông Sence, trên sân thượng chằng chịt dây leo vừa được tưới nước, những giọt nước còn đọng lại trên cành hoa diên vĩ biếc tím mà người Pháp coi là “Quốc hoa” cùng với hoa ly thỉnh thoảng lại nhỏ giọt trên đầu, trên tay chúng tôi.
Cụ già nói: “Tôi là một hoạ sỹ điêu khắc về hưu - 75 tuổi rồi”. Và cụ xoè đôi bàn tay cho tôi nhìn những vết chai sạn do đục đẽo đá. “Tôi không làm việc được nữa, già rồi thì con trai tôi nó nuôi tôi, nó cũng là hoạ sỹ nhưng chuyên vẽ tranh trừu tượng”.
Tôi nói kiểu như tranh vẽ của Picasso à thì cụ già bảo đúng rồi đấy tranh trừu tượng tạo cho hoạ sỹ rất nhiều tự do để sáng tạo và tôi đã hiểu những bức tranh của bạn tôi được phóng tác trong tự do của tâm hồn thăng hoa với những phút ngẫu hứng.
Ông cụ hoạ sỹ già hồi tưởng: “Không ai biết tôi đã đẽo biết bao nhiêu bao lơn, khung hình chạm và phù điêu đẹp đẽ cho những toà nhà, những cây cầu của Paris và cả cho cung điện Versei nữa. Tôi cũng không biết, tôi cũng không ghi chép những công việc của mình. Thưa cô!”.
Tôi không thể trả lời cụ mà chỉ xin cụ một cuộc hẹn, khi nào đó tôi lại xin hầu chuyện cụ và mời cụ đến bảo tàng Louvre để tôi xin học “mót” chút kiến thức về hội hoạ nơi cụ.
Tạm biệt cụ, tôi phải cải chính tôi là madame, là một quý bà rồi chứ không thể nào là “cô” được nữa vì tôi đã có hai con trai lớn lắm rồi. Con trai cả của tôi cũng đã bước vào tuổi 27chứ ít ỏi gì nữa.
Thế là cụ già lại ô la la với chút ngạc nhiên thực sự!
6.2012/Lê Phương Dung

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Vũ điệu thanh xuân



Vũ điệu thanh xuân


Nhạc rộn rã ngân vang
Biển gợn sóng mênh mang
Em điệu đàng nhảy múa
Nắng lấp lánh ánh vàng.

Theo chân em bạn bè
Quay cuồng nhảy say mê
Sóng vờn theo chân bước
Cuốn theo những bộn bề.

Những cánh tay yêu thương
Nâng ta tới Thiên đường
Trong vòng tay bè bạn
Nụ hôn em ngát hương.

Sống vẫn vỗ dạt dào
Vũ điệu thanh xuân trào
Ôi! Vui mừng hạnh phúc
Tình yêu sao ngọt ngào!

17.6.2012/Trần Kim Lan






Học trò và điệu nhảy trên mặt nước (Выпускники из Петербурга устроили танцы на воде)

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Tại Mê-ri-va, Chúa lại ban phép lạ

KTCƯ: 37-Tại Mê-ri-va, Chúa lại ban phép lạ 
_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE

Ít-ra-en đi tới Ca-đe, vùng sa mạc Xin
Mi-ri-am qua đời, được chôn cất tại đó
Nước cạn khô, dân lại oán thán Mô-sê
“Sao đưa khỏi E-díp-tô. để chết khát cả?”


Mô-sê, A-ha-rôn im lặng, qùy trước hòm thờ
Đức Chúa Trời hiện ra, Ngài truyền phán
“Cầm gậy đập đá thi nước chảy ra”
Mô-sê vâng lời, cho tập hợp dân chúng.

Trước dân sự, Mô-sê cùng A-ha-rôn nói rằng
“Hỡi dân phản nghịch, hãy nhìn tận mắt
Từ hòn đá này, nước sẽ chảy tràn”
Dứt lời, nước tuôn, người, vật hết khát.

Đức Chúa Trời phán cùng Mô-sê và A-ha-rôn
“Chẳng tôn vinh Ta, đức tin còn thiếu
Các người sẽ không đến được xứ Ta ban!”
“Mê-ri-va” là gây chuyện, để nhớ sự việc.

(Dựa theo sách Dân số, sách thứ tư của Mô-sê-20/1-13/KTCƯ)

9-11-2002/Trần Kim Lan
 

Mùa bóng Euro 2012


Mùa bóng Euro 2012

Logo der UEFA Europa League

Qa bóng va tung cá đ bng
Khp nơi khp chn rn muôn vùng
Va hè nhn nháo li bàn lun
Quán nưc m ào tiếng ni xung
Bên thng hân hoan tim ny ny
Người thua rầu rĩ dạ run run
Gái Âu lõa thể khoe mình ngọc
Đất Á khóc cười cá độ bừng.

11.6.2012Trần Kim Lan 



Bài họa của thi hữu

1-Yên Văn Tâm

Đam mê có cháy hãy cho bừng
Ấm áp niềm vui tỏa khắp vùng
Thơ bóng hài hòa kiêng giọng lưỡi
Vần vè thoải mái kị bung xung
Hồn nhiên thả tứ hay, đừng ngại
Mạnh dạn trao lời đẹp, chớ run
Cứu hỏa nơi đây luôn trực chiến
Đam mê có cháy hãy cho bừng

21.6.2012/Dung N

2-Chơi hội

Như ri không khí mới tưng bừng
Vừa nhậu vừa xem sáng một vùng
Cảm giác nhân đôi tê nỗi sướng
Cột kèo xẻ nửa dịu cơn xung
Chia đôi nhóm thực: bò xào tái
Bắt cặp phe men: rượu chống run
Bóng đá tấn công, mình thủ thế
Như ri không khí mới tưng bừng

21.6.2012/Dung N

3-Vòng tứ kết

Vào trong khí thế chắc tưng bừng
Tám đội thi đua quyết vẫy vùng
Thắng đậm bao kèo không phải nổ
Thua to mấy trận chẳng nên xung
Nhiều tiền họ đánh hề chi ngại
Yếu vía ta ngồi kẻo lại run
Chuẩn bị bia mồi xem đấu tiếp
Vào trong khí thế chắc tưng bừng?

21.6.2012/Kiều Thành


4-Nhập hội đêm nay

Nhập hội đêm nay khí thế bừng
Kèo trên thớt dưới đã khoanh vùng?
Tửu xà dốc cút tràn cơn hứng
Chuối hột cạn chai nổi máu xung
Lên cót tinh thần cân não ớn
Nhìn sao Bắc Đẩu bấm tay run
Cà kê dê ngỗng khuya về sáng
Lù khú ma men khí thế bừng

21.06.2012/Giang Thanh Hà



5-Bia độ

Hết vòng banh, khí thế bừng bừng
Bạn hữu đưa nhau nhậu hết vùng
Khởi động quán quen anh lấy hứng
Vào xiềng cô lạ tớ thêm xung
Thời gian tổn thọ trò vui sướng
Tiền bạc viêm màng chuyện thấy run
Đã trót thì chầy, đành mơ ước:
Hết mùa banh, khí thế bừng bừng…

22.6.2012/Hàn Mặc Kệ

Tường lửa


ng la

 
ng la ba vây hi ích gì
Ngăn sông cm ch có hơn chi
Thi @ thế gii đan tay bưc
c Vit công quyn khép li đi
Mng o quây vùng gây chán ngán
Đt ngưi cưng chế chuc khinh khi
Luân thưng đo lý lo gìn gi
c thnh dân an s ni gì?

11.6.2012/Trần Kim Lan

t tưng la
(T ha bài: Tưng la)

Vưt tưng dp la có h gì
Công ngh thi nay cm ích chi
Vui thế nhìn ngưi giăng bưc tiến
Bun sao thy cnh cúi đu đi
Trí nhân bó gi nào đâu tá
Văn sĩ khoanh tay chng my khi
Đi mi canh tân gìn gi nưc
Nhà an quc thái hi lo gì?

11.6.2012/Trần Kim Lan

Khúc kha khúc khích


Khúc kha khúc khích
(Viết tng trang nhà trannhuong.com)
_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE

Khúc kha khúc khích
Trn Nhương chm (.) com
Văn thơ báo thích
Ha cũng thèm thòm.

Lúc mơ theo gió
Chi vi vn trăng
Khi vung cây c
Đâm toc r chng.

Tình thi sâu sc
Tp np văn nhân
Đông tây nam bc
Nc tiếng xa gn.

Bút khua tâm đng
Nét v tiên sa
Say b thc mng
Lc li v nhà.

6.6.2012/Trần Kim Lan

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

L'Italiano [ Toto Cutugno ] - Đàm Vĩnh Hưng



THE GREATEST MUSIC HITS OF ALL TIME
Bài hát L'Italiano (Say Tình) do ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng biểu diễn
Rót mãi những chén chua cay này
Lêu bêu như gã du ca buồn
Lang thang bước với nỗi đau
Với trái tim ta tật nguyền

Buồn nào đưa ta qua những nỗi đau thương này
Giọt nồng ta say cho quên đi đôi mắt u tình
Ánh mắt đắm đuối đôi môi đam mê đôi tay buông lơi
Em yêu đã giết ta trong một đêm ôi mê cuồng
Vì yêu em nên ta đã hóa ngây ngô rồi
Mỗi sáng, mỗi tối ta điên, ta say với bóng men
Đã thế những nỗi đau thương chua cay đâu không ai hay
Khi em đã bước chân theo tình vui kia đi rồi
Nào ngờ em quay lưng cho ta quá đau buồn
Giữa quãng đời làm người tình si quá mê dại
Ôm lòng vỡ nát trút hết trong ly rượu nồng

Đã trót đã lỡ yêu em rồi
Con tim ta lỡ trao em rồi
Ta say ta hát nghêu ngao lời tình si mê
Em có hay không nào
Rót mãi những chén chua cay này
Lêu bêu như gã du ca buồn
Lang thang bước với nỗi đau
Với trái tim ta tật nguyền

L Italiano



Lasciatemi cantare
con la chitarra in mano
lasciatemi cantare
sono un italiano

Buongiorno Italia gli spaghetti al dente
e un partigiano come Presidente
con l'autoradio sempre nella mano destra
e un canarino sopra la finestra

Buongiorno Italia con i tuoi artisti
con troppa America sui manifesti
con le canzoni con amore
con il cuore
con piu' donne sempre meno suore

Buongiorno Italia
buongiorno Maria
con gli occhi pieni di malinconia
buongiorno Dio
lo sai che ci sono anch'io

Lasciatemi cantare
con la chitarra in mano
lasciatemi cantare
una canzone piano piano
Lasciatemi cantare
perche' ne sono fiero
sono un italiano
un italiano vero

Buongiorno Italia che non si spaventa
e con la crema da barba alla menta
con un vestito gessato sul blu
e la moviola la domenica in TV
Buongiorno Italia col caffe' ristretto
le calze nuove nel primo cassetto
con la bandiera in tintoria
e una 600 giu' di carrozzeria

Buongiorno Italia
buongiorno Maria
con gli occhi pieni di malinconia
buongiorno Dio
lo sai che ci sono anch'io

Lasciatemi cantare
con la chitarra in mano
lasciatemi cantare
una canzone piano piano
Lasciatemi cantare
perche' ne sono fiero
sono un italiano
un italiano vero.

La la la la la la la la...

Lasciatemi cantare
con la chitarra in mano
lasciatemi cantare
una canzone piano piano
Lasciatemi cantare
perche' ne sono fiero
sono un italiano
un italiano vero