" Đâu Cũng nh - Nh v quê hương - Ci ngun dân tc - M

y ai mà quên?" (TKL)

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Cảm nghĩ về bài thơ: “Đồng dao cho người lớn“ của Nguyễn Trọng Tạo

Cảm nghĩ về bài thơ: “Đồng dao cho người lớn“ của Nguyễn Trọng Tạo

_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGEGần đây, tôi mới có dịp nghe những bài ca và đọc những bài thơ do Nhạc sĩ – Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo sáng tác, bởi vì tôi xa quê hương đã lâu, trước khi mà Nhà thơ, Nhạc sĩ, Họa sĩ, Nhà báo Nguyễn Trọng Tạo trở thành người mà nhiều người biết đến.
Vì xa quê hương lâu, nên việc tiếp cận với văn học, nghệ thuật quê nhà có nhiều hạn chế, và tôi chỉ được biết đến văn học quê nhà khi mà tôi nối mạng Internet cách đây vài năm.



Tôi biết Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo qua những bài viết trong các trang Blog của Nhà thơ. Tôi đã bị cuốn hút vào Blog của anh cùng với những bài viết của anh và những bài viết của các nhà thơ, nhà báo đương đại… Nhờ thế, tôi mới được nghe những bài ca do Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo sáng tác. Đó là những bài ca có sức lay động tim người, khiến tôi không chỉ nghe một hay hai lần mà nghe nhiều lần và đăng tải trên các Blog của tôi, để được nghe hàng ngày. Những bài hát “Quan họ quê tôi“, “Khúc hát sông quê“, “ Đôi mắt đò ngang“, “Tình ca hạt giống vàng“.v.v… theo tôi vào giấc ngủ, làm vơi đi nỗi nhớ quê hương da diết trong tôi. Tâm hồn tôi như được ru ngủ trong làn điệu dân ca Quan họ, như được trở về với dòng sông Mã thân yêu, với những đoàn thuyền tấp nập xuôi ngược cùng những tiếng hò khoan xao động tim tôi từ những ngày còn thơ ấu… được đắm mình trong dòng sông Lam quê hương của Nhạc sĩ, được thấy lại “ánh mắt yêu thương“ mà hơn một lần trong đời tôi đã bắt gặp, đã cảm nhận, đã hạnh phúc vô cùng trước ánh mắt hoàn toàn xa lạ, mới nhìn thấy lần đầu trong đời mà đã như thân quen, mà đã yêu ngay từ phút giây đầu tiên, mà “người đó“ đã mạnh dạn, bươn bả qua dòng người đông đúc, chen chúc để tới bên tôi, táo bạo làm quen giống như chàng trai hay chính là Nhạc sĩ trong “Đôi mắt đò ngang“ vậy…

Và thế là, tôi tiếp tục “tìm hiểu“ thêm về Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo. Tôi đọc thêm những bài viết của những người bạn, của những nhà bình luận viết về Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo… Có một lần, chú ý tới những nét đặc biệt về Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, tôi đã “khắc họa“ Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và gửi ngay qua cảm nhận trong Blog của Nhà thơ:

Nguyễn Trọng Tạo
(Sinh 25.8.1947 tại Diễn Châu, Nghệ An
Viết tặng Nhà thơ, Nhạc sĩ, Nhà báo, Họa sĩ Nguyễn Trọng Tạo)

Nguyễn Trọng Tạo danh nổi nước Nam
Đa tài thơ nhạc h
ọa... đều ham
“ Đồng dao người lớn“ (1) vang thành cổ
“Quan họ quê tôi“ (2) vọng thế nhân
Đổi mới tư duy nêu ý tưởng
Rạch ròi chính kiến gửi lời bàn
Ghi công văn nghệ - nhà Thi sĩ
Nguyễn Trọng Tạo danh nổi nước Nam.

Ghi chú: tên một trong những tác phẩm của Nhà thơ - Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo:
(1): Tập thơ: “ Đồng dao cho người lớn“ (giải thưởng văn học nghệ thuật cố đô 1995-2000)
(2): Bài hát: “Làng Quan Họ quê tôi“ (thơ: Nguyễn Phan Hách - phổ nhạc: Nguyễn Trọng Tạo - giải thưởng đặc biệt của ủy ban nhân dân Hà Bắc năm 1981)

8-4-2011/Trần Kim Lan

Và mới đây, tôi đã tìm đọc những bài thơ của Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Cảm giác của tôi khi đọc thơ của anh cũng thật lạ, như khi tôi nghe những ca khúc mà anh sáng tác, nghĩa là, tôi đã “mê“ ngay thơ của anh, dù tôi cũng là người viết thơ! Tôi đặc biệt lưu tâm đến bài thơ: “ Đồng dao cho người lớn“ trong tập thơ cùng tên mà anh đã đoạt giải Văn học nghệ thuật cố đô 1995-2000 và mới đây ngày 27.5.2012 tập thơ này đã được tặng giải thưởng Nhà nước cùng với “Con đường của những vì sao“ (Trường ca Đồng Lộc). Vì sao tôi lại lưu tâm đặc biệt đến bài thơ? Vì bài thơ khiến tôi phải suy nghĩ, phải trăn trở, phải “động não“ để hiểu được tình ý mà tác giả muốn gửi gắm:

Đồng dao cho người lớn

có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
có con người sống mà như qua đời
có câu trả lời biến thành câu hỏi
có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới
có cha có mẹ có trẻ mồ côi
có ông trăng tròn nào phải mâm xôi
có cả đất trời mà không nhà ở
có vui nho nhỏ có buồn mênh mông
mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ
mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió
có thương có nhớ có khóc có cười
có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi.

1992/Nguyễn Trọng Tạo.

Để hiểu được ý nghĩa của bài thơ, trước tiên, ta phải hiểu thế nào là “đồng dao“. Đồng dao theo nghĩa của tiếng Việt tức là “lời hát dân gian truyền miệng của trẻ em, thường kèm theo một trò chơi nhất định“, nghĩa là lời bài hát được truyền miệng từ đời này qua đời khác mà trẻ con hay người lớn đều thuộc lòng, đều thích hát cùng với trẻ con khi cùng chơi đùa với chúng trong những lúc rảnh rỗi, vì mỗi bài đồng dao ấy tuy là vui chơi, nhưng đều mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Vậy tại sao Tác giả Nguyễn Trọng Tạo lại viết bài thơ với tiêu đề “Đồng dao cho người lớn“? Và đó cũng là tên của Tập thơ mà tác giả hai lần đoạt giải thưởng? Ngay từ hai câu đầu bài thơ:

“Có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
Có con người sống mà như qua đời“

Đã khiến tôi chú ý đến bài thơ. Tác giả viết thơ mà như đang nói chuyện cùng ta vậy. Tác giả dẫn dụ một hình ảnh tương phản: “rừng chết vẫn xanh“ và “con người sống mà như qua đời“. Tại sao một cánh rừng, một phong cảnh thiên nhiên đã bị chết (có thể là bị hủy diệt vì bom đạn chiến tranh, hoặc do nạn cháy rừng) mà mãi mãi “vẫn xanh trong tôi“? Bởi vì cánh rừng đó hữu ích, là cần thiết, làm đẹp cho cuộc sống của loài người. Còn tại sao con người sống đó, hiện hữu đó, bằng xương bằng thịt sờ sờ ra trước mắt ta đó, mà lại “như qua đời“? Vì “con người đó“ hoặc là người mà không phải là người, họ độc ác như loài dã thú, họ tiêu diệt đồng loại mà không biết ghê tay, hoặc họ là người vô tích sự, chỉ biết hưởng thụ và luôn đem lại những điều phiền toái cho gia đình, cho bạn bè, cho đồng loại! Đọc hai câu thơ, ta đã thuộc và nhớ ngay rồi và đồng tình với suy nghĩ, nhận định của Tác giả. Tiếp đến là hai câu:

“Có câu trả lời biến thành câu hỏi
Có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới“

Lại cũng là hai hình ảnh tương phản, ẩn dụ: “Trả lời… câu hỏi“ và “ngoại tình… ngỡ tiệc cưới“, khiến người đọc phải suy nghĩ, phán đoán. Tại sao câu trả lời lại thành câu hỏi? Vì người hỏi đã hỏi một câu hỏi có thể là thừa, là thiếu suy nghĩ khiến người bị hỏi không hài lòng và hỏi ngược lại. Tác giả muốn nhắc nhở chúng ta “uốn lưỡi bảy lần“ trước khi nói, để tránh những tai tiếng mà do phát ngôn không thận trọng mà ra. Và tại sao “ngoại tình… ngỡ tiệc cưới“? Bởi vì ngoại tình là việc mà đạo lý, lương tâm không cho phép, nhưng mặc dù vậy, nhiều người vẫn như bị bùa mê, bả lú, vẫn lao vào, vẫn quyết tâm giành giật hạnh phúc của người khác, bằng mọi giá... và rồi cái “tiệc cưới“ chỉ là “ngỡ“ thôi, nghĩa là nó chỉ là ảo tưởng, là hạnh phúc nhất thời, mà hệ lụy của nó sẽ là sự day dứt, dằn vặt lương tâm khi nghĩ về người bạn đời của mình hay về người vợ hay chồng của nhân tình của mình. Tác giả, bằng lối nói trực tiếp, đã đi thẳng vào suy nghĩ, trái tim của người đọc, cảnh báo ta hãy cẩn thận, tránh xa trước những cám dỗ, mê hoặc của người đời.

Và Tác giả lại dẫn ta đến cảnh ngộ trái ngang, đắng chát của đời người:

“Có cha có mẹ có trẻ mồ côi
Có ông trăng tròn nào phải mâm xôi
Có cả đất trời mà không nhà ở
Có vui nho nhỏ có buồn mênh mông“

Đọc đến đoạn này tim ta thắt lại, nước mắt lưng tròng… vì tác giả đã vẽ ra trước mắt ta những cảnh đời bất hạnh của nhân loài, mà ta bắt gặp bất cứ ở đâu, ở trên bất cứ một đất nước nào và đó chính là điều mà Tác giả muốn nhắn nhủ, muốn lưu tâm chúng ta, những người cha, người mẹ, những nhà cầm quyền, hãy lưu tâm đến cuộc sống của nhân dân, đến những con người khốn khổ, hãy bớt chút miếng cơm, manh áo và sự sa hoa của mình để cứu giúp những cảnh đời khốn cùng “không nhà ở“, không cha, không mẹ, chưa hề biết đến niềm vui là gì…

Và câu thơ:
“Mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ
Mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió“

Như nhắc nhở, nhấn mạnh nhân loài đừng vô tâm, thờ ơ trước những cảnh ngộ đáng thương của cuộc đời!

Và cuối cùng là hai câu thơ:

“Có thương có nhớ có khóc có cười
Có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi!“

Hai câu kết đưa ta trở về thực tại, cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng rất đáng qúy, đáng yêu. Chúng ta hãy mở rộng trái tim yêu thương đến với những người thân của ta, đến bạn bè, đến những thân phận khốn khổ. Hãy làm một việc gì đó hữu ích cho đời, hãy học hỏi không ngừng, hãy trau dồi trí tuệ không ngừng để nắm bắt được tinh hoa của qúa khứ và hiện tại của nhân loài “trong chớp mắt“, để khi nhắm mắt, xuôi tay, ta có thể mỉm cười hài lòng với chính mình!

Vâng, đó chính là một bài “ đồng dao cho người lớn“ mà bất cứ ai cũng thấy tác giả đang tâm sự với mình khi đọc bài thơ, cũng sẽ thuộc ngay khi đọc, như một bài đồng dao. Tôi tin rằng, bài thơ sẽ tồn tại với thời gian và Tác giả Nguyễn Trọng Tạo xứng đáng với giải thưởng Nhà nước cho tập thơ: “ Đồng dao cho người lớn“ và “Con đường của những vì sao“ (Trường ca Đồng Lộc“ vừa được Nhà nước và Nhân dân truy tặng. Tôi viết bài này như một lời tri âm và là “qùa“ tinh thần mà tôi muốn gửi tới Nhà thơ - Nhạc sĩ - Họa sĩ – Nhà báo Nguyễn Trọng Tạo nhân dịp anh được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật qua những Tác phẩm của anh.


28.5.2012/Trần Kim Lan
  

Tâm sự của hoa sen


Tâm sự của hoa sen

 
 Tên em là hoa sen. Em sinh ra từ ao đầm. Việt Nam quê em có nhiều ao đầm lắm. Nông thôn thì vô kể, thành thị cũng rất nhiều. Ở đâu có ao đầm là có hoa sen. Trong đầm không chỉ có hoa sen mà còn nhiều loài hoa khác như: hoa súng, hoa bèo, hoa rau muống… màu sắc cũng rất đẹp, trông rất dễ thương, nhưng chỉ có sen là được ca ngợi và đi vào thơ ca, đi vào kho tàng văn học dân gian, được truyền mịêng trong dân chúng, từ đời này qua đời khác. Này nhé, đây là câu ca dao đã đi vào trong lời ru của mẹ, cho tất cả các em bé trên khắp đất nước Việt Nam:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Câu ca ấy đã ru các em bé ngủ say sưa, không khóc vòi mẹ nữa. Câu ca đã đi vào trong tiềm thức của những người dân bình thường nhất, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ khôn lớn, nên người, đi vào tâm hồn thơ của nhiều thi sĩ, góp phần giúp thi sĩ viết nên những áng thơ tuyệt tác để lại cho đời. 


Đất nước Việt Nam có nhiều loài hoa lắm cơ: này nhé hoa hồng, này nhé hoa lan, hoa huệ, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa lay-dơn, hoa phượng, hoa nhài… mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp cao qúy, thơm ngào ngạt, đủ các màu sắc rực rỡ, và được trồng ở những nơi cao ráo, sạch sẽ… chỉ riêng hoa sen là ở trong đầm thôi, vậy mà sen được ca ngợi, được yêu qúy:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen”
Đó là một hình ảnh so sánh, gợi hình ảnh, mà nhà thơ “nhân dân” đã ưu ái dành cho hoa sen chúng em. Chúng em tự hào lắm, vì chẳng có gì đẹp hơn sen cả, trong cái đầm ấy.
“Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”
Qủa thật, sen rực rỡ, tinh khiết, vượt lên trên tất cả,vượt lên khỏi đất, khỏi bùn tỏa hương thơm ngào ngạt, át hết cả mùi hôi tanh của bùn đất:
“Nhị càng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn!”


“Nhị vàng bông trắng lá xanh”, đã được nhà thơ “nhân dân” nhắc lại lần nữa, đảo từ, với ý nhấn mạnh vẻ đẹp của hoa sen, mà ai cũng yêu qúy. Tại sao nhà thơ “nhân dân” lại viết là:

“Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Mà không viết là:

“Từ bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn?”


Tại sao là “gần” mà không là “từ”? Vì cái từ “gần” hay “từ”, mà có nhà thơ (em xin miễn nói tên, vì nhà thơ đã qúa cố),  đã khẳng định rằng bài thơ này không phải từ nhân dân, nghĩa là không phải do nhân dân yêu mến loài hoa chúng em mà viết nên bài ca dao về chúng em, mà có ai đó, đã sáng tác bài thơ này vì mục đích chính trị… Thật oan cho hoa sen chúng em qúa, oan cho bài thơ qúa, phải không? Vì hoa sen chúng em đâu có “từ bùn” mà ra? Sen sinh trong đầm, sen chắt lọc chất hữu cơ từ lòng đất, từ nước, mà sen mọc thành cây. Sen lớn lên và ra hoa đẹp rực rỡ, thơm hương ngào ngạt, bởi vì sen chắt lọc hương của gió, hương của đất trời, của nắng, của mưa… mà tạo thành sen. Sen đâu có “từ bùn”. Bùn chỉ bám quanh sen, bên sen thôi, trong bùn cũng có chất hữu cơ, mà khi bùn bám vào thân sen, sen chắt lọc chất hữu cơ ấy, nuôi lớn mình và tạo nên hương sắc trời cho mà không bất cứ loài hoa nào sánh nổi! Nhà thơ “nhân dân” đã sử dụng từ rất chính xác, khi dùng từ “gần”. Và sen không chỉ để ngắm, để cắm trong bình, mà sen còn qúy giá và công dụng lắm! Lá sen dùng để gói xôi, gói cốm Vòng,  xôi, cốm cũng thơm lây nhờ sen đó. Lại nữa, hạt sen, ngó sen… đều ăn được, và là thức ăn thông dụng của người Việt đấy và cũng nhờ thế, chúng em còn được chu du khắp thiên hạ và được thiên hạ yêu qúy nhờ những sản phẩm từ sen như mứt sen, chè sen, hoa sen… đấy! Hạt sen để nấu chè, hầm thịt, làm mứt… ngó sen cũng vậy. Tim sen cũng để uống chè, dễ ngủ… Hương sen để ướp chè… nói tóm lại, chẳng có thứ gì ở sen là bỏ đi cả! Vì thế mà người Việt chọn hoa sen chúng em là “quốc hoa” đấy! Hoa sen chúng em được chọn là biểu tượng của sự tinh khiết đó! Khi chọn hoa sen chúng em làm “quốc hoa”, cũng để nhắc nhở cháu con người Việt, dù trong bất cứ hoàn cảnh khốn khó nào, cũng phải luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức, giữ gìn tâm trong sáng, cũng phải như sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” vậy!


 Em ngỏ lời tâm sự, để mong sao bài ca dao của “nhân dân”  sẽ tồn tại mãi với thời gian, sẽ mãi mãi đi vào giấc ngủ của trẻ thơ qua lời ru ngọt ngào của mẹ, để mai sau khôn lớn nên người hữu ích cho quê hương, đất nước.

29.5.2012/Trần Kim Lan








Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Nghĩ về bài hát: “ Đôi mắt đò ngang“ của Nguyễn Trọng Tạo

Nghĩ về bài hát: “ Đôi mắt đò ngang“ của Nguyễn Trọng Tạo

Xem tại đây:
Bài hát: Đôi mắt đò ngang
_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGETôi đã nghe nhiều bài hát do Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo sáng tác, bài hát nào do Nhạc sĩ sáng tác cũng lắng đọng trong tôi những dư âm ngọt ngào, da diết khó quên, làm vơi đi trong tôi những mệt nhọc, buồn rầu đời thường.
Bài hát nào của Nhạc sĩ tôi cũng thích, đặc biệt là bài “Làng Quan họ quê tôi“, “Khúc hát sông quê“ và “ Đôi mắt đò ngang“. Nhưng tôi chọn bài “Đôi mắt đò ngang“ để bày tỏ tình cảm của mình, vì sao? Đơn giản vì bài hát này dễ hát, dễ thuộc, và tôi đang cố học hát bài này để thấm hơn nhịp điệu và tình ý mà Nhạc sĩ muốn gửi gắm qua bài ca này và cũng là bài mà lời và nhạc là do chính Nhạc sĩ “tự tung, tự tác“, theo cảm hứng của chính Nhạc sĩ.
Mở đầu, Nhạc sĩ dẫn ta đến một khung cảnh miền quê sông nước:

“Bồng bềnh, bồng bềnh“

Ta như đang nhìn thấy con đò ngang đang bập bềnh trên sông nước, đợi khách qua sông. Ta cũng hình dung dòng sông trong xanh buổi sáng sớm, người lái đò đang ngóng đợi khách. Nhịp hát nhẹ nhàng, giọng kề chuyện, dẫn đưa ta đến sự kiện… và cũng với nhịp điệu khoan thai, giọng kể chuyện, được lặp lại như trên:



“Gọi đò, gọi đò
Đò sang, đò sang“

Nhạc sĩ đã dẫn dắt người nghe một cách từ từ, chậm rãi, để rồi, người nghe bất chợt hồi hộp vì tình tiết xảy ra, vì âm điệu nhạc thay đổi nhanh hơn, mạnh mẽ hơn:

“Đò sang sông nước
Gặp đôi mắt biếc“

Ở đoạn này Nhạc sĩ bắt đầu dẫn đưa ta đến tình tiết hấp dẫn của sự việc “ Gặp đôi mắt biếc“ ở đây được luyến giọng, âm thanh vút cao khiến tim ta cũng bắt đầu rung cảm. Và câu tiếp theo:

“Mà say mà say tình
Mà yêu mà yêu người”

Đã được Nhạc sĩ phổ nhạc với âm điệu chậm, luyến láy từ “mà, say, yêu” và đó chính là điểm đỉnh của tình cảm. Chữ “say… tình” và “yêu… người” ở đây được luyến và kéo dài ra, thể hiện cung bậc tình cảm của người kể chuyện, mà ta hiểu đó là một chàng trai, tới bến đò và bắt gặp ánh mắt của một người con gái. Đó lá ánh mắt “biếc”, là ánh mắt ngây thơ, trong sáng của một cô gái đến tuổi dậy thì, đến tuổi yêu. Ánh mắt đã hút hồn chàng trai, đến mức độ mà chàng trai đã “say” cô gái đó, ngay từ ánh nhìn đầu tiên, từ say, đến yêu, yêu ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Đôi mắt chính là cửa sổ của tâm hồn, là cầu nối tình yêu đôi lứa và tình cảm của nhân loài. Tất nhiên, phải có sự giao nhau của hai cặp mắt, thì mới khiến chàng trai mê mẩn đến thế. Nếu cô gái không nhìn chàng trai với ánh mắt chứa chan tình cảm, thì chắc chắn chàng trai cũng không bị “tiếng sét ái tình” đánh trúng tim!
Thế rồi, chàng trai chưa kịp định thần, sau cú “sét đánh”, ánh mắt đó đã mất hút theo dòng người, chàng trai ngơ ngẩn, lang thang đi tìm đôi mắt đó:

“Vào sông Lam
Hỏi thăm đôi mắt ấy
Hỏi người, người về đâu
Về đâu hỡi người”

Âm điệu nhạc lúc này da diết, là tâm trạng lo lắng, hồi hộp của chàng trai, không biết làm sao đây để gặp lại cô gái, gặp lại đôi mắt biếc ấy? Nhạc sĩ đã thể hiện rất thành công tình cảm yêu thương nồng cháy của chàng trai. Và chàng trai tiếp tục trăn trở, lo lắng, làm sao đây để tìm được cô gái:

“Về đâu trên bến dưới thuyền
Sa Nam chưa vãn chợ
Biết tìm là tìm người đâu?”

Với nhịp điệu dồn dập, tha thiết Nhạc sĩ đã cho ta hiểu tâm trạng rối bời của chàng trai, vì sợ sẽ không gặp lại được đôi mắt ấy trong dòng người ngược xuôi trên sông nước. Và rồi, cũng thật là bất ngờ, chàng trai đã nhìn thấy đôi mắt ấy trên con đò ngang đầy ắp người:

“Chợ Đông, chợ Đông ai chở đò đầy”

Và một lần nữa, Nhạc sĩ lại tạo ra một tình huống thật bất ngờ, lý thú:

“Chìm trong đôi mắt ấy

Nhịp điệu ở đây dồn dập, gây hứng thú vô cùng và ngôn ngữ thể hiện tình cảm rất tuyệt! Nghe tới đây, tôi liên tưởng đến hình ảnh Thúy Kiều:

Đò đầy, đò đầy, anh cứ sang!”

“Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” (Truyện Kiều - Nguyễn Du).

Thúy Kiều vì yêu Kim Trọng, cũng đã vượt qua lễ giáo phong kiến mà tự tìm đến với người mình yêu. Huống chi nay là thế kỷ hai mươi, chàng trai đã để lỡ cơ hội làm quen ngay từ ánh nhìn đầu tiên, phải nhọc công đi tìm kiếm ánh mắt ấy, nay gặp lại, dù đò có đầy, cũng cứ trèo lên. Ta hình dung đò đầy chật những người và chàng trai cố trèo lên đò và tới ngay bên cô gái để làm quen, hai cặp mắt nhìn nhau đắm đuối và phản ứng của người lái đò và những người đi đò ra sao? Chắc là đò nặng qúa tải, họ định yêu cầu chàng trai xuống, nhưng khi bắt gặp ánh mắt của hai người, chắc chắn một ai đó, sẽ tự động rời khỏi đò để nhường chỗ cho chàng trai kia, nếu tôi ở hoàn cảnh đó, tôi cũng sẽ nhường chỗ cho chàng trai, đi chuyến sau! Nhạc sĩ đã dẫn dắt chúng ta tới một tình huống bất khả kháng của chàng trai: Nhất định phải làm quen với cô gái! Và thế là tình yêu bắt đầu!

“Bồng bềnh, bồng bềnh
Đò ngang, đò ngang
Bạn tình, bạn tình
Cùng sang, cùng sang“

Nhạc sĩ tiếp tục kể chuyện với giọng điệu như mở đầu câu chuyện, nhưng lúc này, trên con đò ấy, hai cặp mắt đã làm quen với nhau và họ hiểu, tình yêu đã bắt đầu, như Nhạc sĩ đã diễn tả. Tình yêu đến và hai nhịp tim cùng đập, cùng say, tình yêu trào dâng như sóng nước, như mùa xuân đất nước:

“Cùng sang Bến 
Ước
Mùa xuân đất nước
Niềm vui, niềm say rót đầy
Niềm yêu, niềm tin tháng ngày
Bên sông Lam trời xanh nh
ư đắm đuối
Mắt người... người tình ơi!”

Không chỉ chàng trai đắm đuối, chìm trong đôi mắt thiếu nữ mà cả “trời xanh” cũng đắm đuối trước hai cặp mắt đang yêu nhau!

Một bài hát, một câu chuyện tình bắt nguồn từ đôi mắt biếc, từ đôi cặp mắt giao nhau trên dòng sông Lam, nơi Nhạc sĩ đã sinh trưởng, đã chìm đắm khỏa mình trong dòng nước trong xanh quê hương, đã chìm đắm trong ánh mắt chứa chan yêu thương, trinh trắng thuở ấy, đã là hành trang cho những bài ca bất hủ mà Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã dâng cho đời. “Đôi mắt đò ngang” cũng chính là ánh mắt mà ta gặp bất cứ ở đâu, ở bất cứ dòng sông nào trên quê hương, trên những nẻo đường… của bất cứ ai, của bất cứ cuộc tình nào… Và bài ca với âm điệu tha thiết yêu thương, với tình yêu tuyệt đẹp, bất diệt, sẽ tồn tại mãi với thời gian! Cảm ơn “Đôi mắt đò ngang” - cảm ơn Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo!

26.5.2012/Trần Kim Lan
  

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Trong tay thánh nữ có đời tôi (Du Tử Lê & Hoàng Thanh Tâm) - Tuấn Anh

Chụp ảnh tạo dáng độc đáo với Mặt trời


 - Mặc dù Mặt trời ở rất xa, nhưng có những khoảnh khắc Mặt trời trở nên rất gần gũi như nằm ngay trong tay chúng ta.

Nhiếp ảnh gia nghiệp dư Malek Hammoud Tuwaijri đến từ Ả Rập Xê-út, đã dành ra một năm để hoàn thành bộ ảnh độc đáo ghi lại những khoảng khắc Mặt trời như rất gần gũi với con người.

Dưới đây là một số hình ảnh độc đáo về Mặt trời trong bộ ảnh của Malek Hammoud:
Một phụ nữ dường như ôm trọn Mặt trời trong vòng tay của mình
Một phụ nữ dường như ôm trọn Mặt trời trong vòng tay của mình
Người đàn ông trông như đang chống tay nghỉ ngơi lên Mặt trời
Người đàn ông trông như đang chống tay nghỉ ngơi lên Mặt trời
Mặt trời trông như đang bị thổi bay
Mặt trời trông như đang bị thổi bay
Mặt trời trở thành trái bóng đá
Mặt trời trở thành trái bóng đá
Hai người đàn ông đùa nghịch cùng Mặt trời
Hai người đàn ông đùa nghịch cùng Mặt trời
Sút phạt đền 11m với trái bóng Mặt trời
Sút phạt đền 11m với trái bóng Mặt trời
Có lẽ đây là chỗ ngồi nóng nhất trên thế giới
Có lẽ đây là chỗ ngồi nóng nhất trên thế giới
Minh Thiên (Theo Daily Mail)
 (Sưu tầm)

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Để đời soi chung

KTTƯ: 54-Để đời soi chung
(Giọng kể chuyện)
 

Xem tại đây:
Chúa Giê-su về Trời
Chúa Thánh Thần Hiển linh

Chúa Thánh Thần 
Thiên Chúa ba ngôi

Một ngày nọ, tại thành Jerusalem
Họ dẫn đến một đàn bà tội lỗi
Và hỏi Chúa: “Có nên ném đá chăng?“
Vì luật Mô-sê đã truyền từ trước…


Chúa Jesus chỉ im lặng, cúi đầu
Người lấy tay vẽ, viết gì trên đất
Họ gặng hỏi, để theo luật, kiện Người
Chúa nói: “Ai vô tội, ném trước nhất!“

Và đám đông đã lặng lẽ lùi xa
Trước hết người già, rồi đến người trẻ
Chỉ còn Chúa Jesus và người đàn bà
Đám đông ồn ào, giờ trong quạnh quẽ…

Bấy giờ, Chúa lại ngước mắt nhìn lên
Và hỏi: “Có ai định tội ngươi thế?“
Người đàn bà đã trả lời: “Thưa, không!“
“Ta… cũng không! Đừng phạm tội nữa nhé!“

Xét mình, trước khi xét người
Vì ta có tội, ta thời xét ai?
Bạo lực chẳng sửa được sai
Sửa trị như Chúa, để đời soi chung!

(Dựa theo Johannes-Gioan-KTTƯ)

24-10-2001/Trần Kim Lan

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Tiếng Việt trong văn học và giao tiếp

Tiếng Việt trong văn học và giao tiếp

 Quán cóc của bà Sáu hôm nay trò chuyện thật sôi nổi. Lúc đó là sau giờ tan tầm. Hà Nội dòng người vẫn đông nghìn nghịt, xe người chen chúc nhau. Mấy vị công chức, nhà văn, nhà báo, xe ôm, xích lô… dạt vào quán nước xả hơi sau một ngày làm việc mệt nhọc, và cũng để tránh dòng người đông như kiến đang nhúc nhích từng bước, từng bước trên đường phố.



- Này! Theo anh thì tiếng Việt trong văn học và giao tiếp phải như thế nào? Người có dáng vẻ gầy gầy, đeo cặp kính trắng, đột ngột hỏi người ngồi bên cạnh.
- Tiếng Việt trong văn học và giao tiếp phải như thế nào ư? Cậu hỏi rõ vớ vẩn! Nói như thế nào thì viết thế ấy, chứ còn gì nữa! Rõ chuyện! Người có dáng vẻ thương gia nói.
- Nói thế nào, viết thế ấy, thì gọi là văn học sao được? Thế theo cậu, thì đem hết cả các từ chửi bậy, chửi tục… ngoài đời như thế nào mà bê hết vào văn học sao? Người đeo cặp kính trắng trả lời.
- Chứ sao! Có thế mới là người thực, việc thực, người đọc mới khoái chí và mới thích tìm đọc sách của mình chứ! Cậu rõ là rắc rối. Việc đơn giản như thế mà cũng hỏi! Người dáng thương gia nói.
- Tôi thì không nghĩ như vậy. Văn học là người, mà người có văn hóa, không ai lại bê nguyên xi cả những lời nói bậy, chửi bậy vào văn học cả. Anh có thể diễn tả lại nhân vật nọ, nhân vật kia với những lời nói bậy, nói tục của họ, nhưng không nên nhắc lại lời của họ, hoặc chỉ nên viết chữ cái đầu, chứ nếu anh ghi lại toàn bộ câu nói bậy, chửi bậy của họ, thì anh cũng chẳng khác gì người đó cả! Dù là anh chỉ định viết lại những lời chửi của họ với ý định giáo dục. Ông thấy không đấy, ngày nay, nhiều nhà văn, nhà thơ bê hết cả những lời chửi bậy hàng ngày, những “của qúy” của phụ nữ, đàn ông. tất tần tật bê vào tiểu thuyết, văn thơ của họ! Thật là xấu hổ khi phải đọc những chữ đó! Vừa rồi, có một nhà viết truyện nổi tiếng viết kịch bản, ông ta bê hết cả những lời chửi bậy và “của qúy” vào bài thơ trong tác phẩm của ông ta và thế là “trận chiến” văn học đã xảy ra! Ông cũng thấy đấy. Người thì cho đó là chuyện bình thường, vì chửi bậy thì đã sao? Viết cả “của qúy” của phụ nữ, đàn ông thì đã sao? Có nhà bình luận lại cho rằng, thế mới hay, xã hội phải cảm ơn nhà viết truyện ấy nữa, vì ông ta đã thật với chính mình, thật với nhân vật của mình! Có người còn cho là đi khắp thế giới và ngay cả trên đất nước ta, đâu đâu mà chẳng thấy “cái ấy” của phụ nữ, đàn ông phô trương trên những bức họa thời xưa và thời nay! Vậy sao văn học phải né tránh, phải viết tắt? Và như ông thấy đấy, cuộc tranh cãi đã xảy ra trên văn đàn về cách sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong giao tiếp và trong văn học, trong văn hóa mạng ra sao… Có cả những người có trách nhiệm yêu cầu áp dụng “phạt tiền” nói bậy nữa, ông thấy sao? Tôi thì tôi ủng hộ ý kiến này! Tại sao ư? Bởi vì viết bậy, nói bậy thì cũng chẳng khác gì người đó tự “cởi truồng” hay đang làm “chuyện ấy“ trước người khác vậy. Xã hội văn minh có chấp nhận người "cởi chuồng" hoặc làm “chuyện ấy“ trên đường phố, trong nơi làm việc, trường học, trước mặt mọi người trong gia đình… không? Không! Vậy nói tục, chửi bậy, phơi “của qúy” ra trang giấy, ra mạng ảo, ra trước mặt người khác tức là người đó đang “cởi chuồng“ hay đang làm “chuyện ấy“ ra trước mặt độc giả và người đối diện vậy! Tôi chắc chắn trăm phần trăm là khi đọc đến những dòng chữ viết bậy, chửi bậy, người có văn hóa dù là nam hay nữ đều đỏ mặt và xấu hổ! Ông cũng thấy đấy, có người đứng đầu một cơ quan, chỉ trích nhà viết truyện kia viết bậy, chửi bậy thế mà bài thơ của ông ta chửi nhà viết truyện kia cũng lặp y nguyên lời viết bậy, thế thì còn phê bình ai được nữa chứ! Loạn thật là loạn! Mấy cô ca sĩ, người mẫu mặc áo váy hơi hở hang liền bị khán giả chỉ trích và đã có luật phạt tiền họ rồi, nhất định nước ta phải có luật cấm viết bậy, nói bậy và phạt tiền những ai vi phạm thì tiếng Việt mới trở lại trong sáng được. Lập luận cho rằng “của qúy” của đàn ông và phụ nữ là thiêng liêng, là cao cả, nếu thiếu “của qúy” thì làm sao có thế giới loài người, cho nên viết hay nói kèm “của qúy” thì có sao là lập luận “cùn”, là thiếu suy nghĩ. Đừng nên biến tiếng Việt thành tiếng mà khi đọc hay nghe đến là thấy xấu hổ! Người đeo kích trắng nói một mạch trong sự chú ý lắng nghe của tất cả mọi người đang ngồi ở quán cóc.

- Hoan hô bác kính trắng! Hoan hô bài diễn thuyết của bác! Nhà em cũng hay nói bậy lắm, nghe bác nói mà em tự thấy xấu hổ với mình! Nhất định từ nay, em phải “uốn lưỡi bảy lần” trước khi nói, để không nói bậy, chửi bậy nữa mới được! Anh xe ôm vui vẻ nói.

Mọi người vỗ tay tán thưởng. Dòng xe chen chúc trên đường phố đã vơi dần, 
nóng nực cũng dịu dần. Những cánh phượng chớm hé nụ hồng rung rinh trước gió như cũng gật gù tâm đắc… họ tạm biệt bà chủ quán và hẹn mai lại gặp nhau.

16.5.2012/Trần Kim Lan

Món ăn hấp dẫn chứa đầy tinh hoa của người Việt.


Món ăn hấp dẫn chứa đầy tinh hoa của người Việt.
Nộm - hay còn gọi là gỏi - từ lâu đã là món ăn vặt được yêu thích tại Việt Nam, đặc biệt vào mùa hè. Bắt đầu từ việc trộn các nguyên liệu với nhau cùng nước mắm chua ngọt mà những đầu bếp Việt đã sáng tạo ra rất nhiều món nộm khác nhau vô cùng hấp dẫn.

Đầu tiên, ta không thể không nhắc đến nộm đu đủ bò khô đã quá quen thuộc. Với đu đủ xanh bào sợi nhỏ, thịt bò khô thái lát mỏng bản to, nước mắm chua ngọt, một chút lạc rang bùi bùi kèm với chút rau thơm (thường có rau húng láng, mùi ra và rau kinh giới), tất cả hòa trộn với nhau tạo nên một đĩa nộm đu đủ bò khô thơm ngon. Những năm gần đây, tùy theo sở thích của người ăn, nộm đu đủ bò khô còn được đi kèm với lá lách, dạ dày, chim sẻ quay, gân bò...

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Tẩy chay nguyên tử

Tẩy chay nguyên tử



Hạt nhân nguyên tử họa khôn lường
Cường quốc nhiều nơi tính bỏ luôn
Nước Đức không xa nhà máy dẹp
Bổn triều sắp tới điện năng chuồn

Việt Nam sao lại chui đường cụt
Nhật Bản cớ chi mở lối buồn
Trí sĩ công nông đồng hợp sức
Tẩy chay nguyên tử họa khôn lường.

19.5.2012/Trần Kim lan
   

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Sự lo lắng

KTTƯ: 53-Sự lo lắng
(Tha thiết, tình cảm)


  

Xem tại đây:
Chúa Giê-su về Trời

Đừng vì sự sống lo đồ ăn uống
Đừng vì thân thể mà lo áo quần
Vì sự sống quý trọng hơn uống ăn
Vì thân thể qúy trọng hơn quần áo!


Như chim trên trời, Cha nuôi chúng nó
Con người chẳng qúy hơn loài chim sao?
Có ai lo mà được sống thêm nào?
Về quần áo, càng không nên lo lắng!

Như hoa huệ ngoài đồng, hãy nhìn ngắm
Vua Salomon giầu có cũng không đẹp bằng
Loài cỏ hoa còn đẹp đẽ muôn phần
Huống chi con người, Cha nào để thiếu!

Điều trước hết cần lo lắng, tìm kiếm
Là nước Chúa Trời, là giữ lòng lành
Khi Đức Chúa Trời ngự ở trong tim
Thì sự lo lắng là không cần thiết!

(Dựa theo Matthêu-KTTƯ)

26-10-2001/Trần Kim Lan
  

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Đôi mắt đò ngang



"... chìm trong đôi mắt ấy
Đò đầy, đò đầy anh cứ sang..." (Nguyễn Trọng Tạo

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Thử “đọc vị” Nguyễn Trọng Tạo

Thử “đọc vị” Nguyễn Trọng Tạo
(Trịnh Quốc Dũng)



Xem tại đây:
Làng Quan họ quê tôi (NS Nguyễn Trọng Tạo)
Khúc hát sông quê (NS NTT)
Đôi mắt đò ngang (NS Nguyễn Trọng Tạo)
Tình ca hạt giống vàng (NS NTT)


_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGETôi gặp gỡ nhà thơ – nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo lần đầu tiên tại một quán rượu trên đường Bưởi. Cái cảm giác trước khi được gặp gỡ một người nổi tiếng, một nhà thơ lớn với rất nhiều bài thơ mà tôi thuộc nằm lòng từ lâu là sự hồi hộp xen lẫn chút ngại ngùng. Nhưng anh đã xóa tan đi cái cảm giác ban đầu đó của tôi bằng cái bắt tay đầy thiện cảm và chân thành.
Thế là trong suốt cuộc rượu hôm đó, tôi chỉ ngồi rót rượu và nghe anh cùng với nhà thơ Lê Huy Mậu (Vũng Tàu) và nhà văn Nguyễn Đức Thiện (Tây Ninh) đàm đạo về chuyện văn chương, nhân tình thế thái. Tôi chú ý đến cái cách anh châm thuốc lá và nhả khói, điệu đàng và nghệ sỹ lắm. Những vạt khói lơ lửng như những nàng Tiên đùa giỡn người hút cũng như người xung quanh một lúc lâu rồi mới chịu tan biến vào không gian. Người hút thuốc được như vậy cũng là một tay chơi sành sỏi, tôi thầm nghĩ như vậy. Dù không biết hút thuốc và thực sự cũng không thích nó, tôi vẫn “phê” cách hút và châm thuốc của Nguyễn Trọng Tạo. Có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, thuốc lá không chỉ gây hại cho người hút mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của những người bên cạnh (thực tế đã có những quốc gia cấm công dân nước mình hút thuốc lá ở nơi công cộng) nhưng tôi vẫn thấy những lời cảnh báo kia là vô nghĩa khi người hút thuốc đối diện tôi là nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. 



Tôi đã từng nghĩ rằng một ngày có 24 tiếng, đời người giỏi lắm thì sống được khoảng 70 đến 80 năm (cá biệt thì trên 100 năm), rất ngắn ngủi. Vì thế, con người ta phải cố gắng hết sức để làm việc mới mong đạt được một thành tựu gì đó trước khi giã từ cuộc đời này, hướng tới một lý tưởng “Phải có danh gì với núi sông” của cụ Nguyễn Công Trứ ngày xưa đã từng tâm niệm. Do vậy khi được biết Nguyễn Trọng Tạo ngất ngưởng uống rượu thâm đêm thâm ngày, có những cuộc kéo dài tới 25 tiếng (đến nay chưa ai phá được kỷ lục), mà lại viết được những “Tản mạn thời tôi sống”, “Tin thì tin không tin thì thôi”, “Đồng dao cho người lớn”, “Gửi người không quen”, “Thế giới không còn trăng”, “Làng quan họ quê tôi”, “Khúc hát sông quê”, “Đôi mắt đò ngang”, “Con dế buồn”, “Xa quê nghe tiếng mẹ”,… rồi vẽ bìa, vẽ tranh, làm báo, làm sách, biên tập thơ,…mê đắm bao nhiêu con tim Việt Nam ở trong và ngoài nước thì thực tình tôi không thể tin được. Uống rượu suốt ngày thế thì lấy đâu ra thời gian để làm những việc đó? Tại sao lại như thế nhỉ? Những câu hỏi này đã theo tôi suốt một thời gian, cho đến khi được đọc những bài bút ký của nhà văn hóa Hoàng Phủ Ngọc Tường, một Người Ham Chơi đương thời, hiện đang sống ở Huế. Hãy nghe Hoàng Phủ lý giải về cái sự Ham Chơi này: “Trong mỗi người Việt chúng ta có một Người Làm (homo fabien), một Người Nghĩ (homo sapien) và có thêm một Người Ham Chơi (homo ludus). Người Ham Chơi này Tây rất thèm nhưng không đạt nổi. Ham Chơi ở đây không phải là lười biếng. Ham Chơi là cách sống đạt đạo của con người đã nhìn thấy từ lâu bản chất phù hư của thế giới, hiểu rõ rằng những giá trị vật chất có khả năng đến đâu trong cuộc mưu cầu hạnh phúc cho con người.”.
Thì ra là vậy, câu hỏi đeo đẳng tôi bấy lâu đã có lời giải đáp. Có lẽ trong thời gian ở Huế, Nguyễn Trọng Tạo đã gặp gỡ với Người Ham Chơi Hoàng Phủ Ngọc Tường, rồi anh tạo một sân Chơi, sân Chơi mà ở đó anh tự trải chiếu hoa cho riêng mình, để trở thành một Người Ham Chơi đích thực, và hướng dẫn người khác cũng Ham Chơi giống mình. Tuy vậy, để đạt được cái danh hiệu Người Ham Chơi như anh thì không hề dễ chút nào. Có thể có người sẽ tin hay không tin vào những điều tôi vừa nói, thế nên, trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ đi làm một cái việc, có lẽ quá sức đối với tôi, một người không phải là dân văn chương. Đó là thử “đọc vị” Nguyễn Trọng Tạo, để xem anh Ham Chơi đến mức nào.
Đầu tiên là sự Chơi Thơ. Nếu như thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường là thơ của nỗi buồn (có nhà phê bình gọi ông là nhà thơ của nỗi buồn) thì thơ của Nguyễn Trọng Tạo là thơ tài hoa, đúng như nhận xét của nhà thơ Lê Huy Mậu. Tài hoa ở đây là những bài thơ của anh có ý tứ lạ, độc đáo, nhiều khi đi thẳng vào sự vật, hiện tượng cần diễn tả mà vẫn gợi cho người đọc nhiều điều liên tưởng về cuộc sống, về con người bình thường nhưng mang đầy chất triết lý. Anh tiếp cận những vấn đề đó có cảm giác như rất dễ dàng, như là Chơi vậy. Có thể có người đọc thơ anh xong thì nhăn mặt và nói lẩm bẩm một mình: “Cái đó mà hắn cũng viết ra được“. Có gì là khó hiểu đâu, vì những điều anh nói, anh trăn trở trong thơ chính là Sự thật, cái mà nhân loại luôn hướng đến nhưng có lẽ chưa bao giờ được toại nguyện tuyệt đối cả. Vì thế, anh tỏ ra rất ác cảm, khó chịu với “khối người như chiếc bóng…”.
Thật ra, rất khó có thể phân loại thơ của Nguyễn Trọng Tạo thuộc dòng thơ nào trong nền thơ ca Việt Nam, vì ở giai đoạn nào anh cũng có những thành tựu đáng kể. Chẳng hạn như, ở thời kỳ thơ chống Mỹ, anh nổi tiếng với trường ca “Con đường của những vì sao” ca ngợi chiến công của mười cô gái thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc. Đến trước những năm trước Đổi mới, anh gây chấn động thi đàn với bài thơ “Tản mạn thời tôi sống” đăng trên báo Văn nghệ. Bài thơ này đã nêu lên được những thực trạng của thời kỳ bao cấp, bao nhiêu bức xúc, bao nhiêu trăn trở, kìm nén với những câu thơ rất hay, khái quát được cả một thời kỳ:
Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi
Câu trả lời thật không dễ dàng chi!
Thơ Nguyễn Trọng Tạo được người đọc nhớ đến nhiều, có lẽ bởi vì thơ anh rất giàu hình ảnh, giàu nhạc tính và cũng mới nữa. Tôi trộm nghĩ, người viết được như thế phải có một tâm hồn rất trẻ, và quan trọng hơn là phải theo kịp được thời đại vốn đầy những biến động, luôn cuồn cuộn như những dòng sông đổ ra biển lớn. Gần đây (2008), anh mới xuất bản tập thơ “Em đàn bà“, gồm 32 bài thơ tình. Hãy tưởng tượng nếu như chưa biết mặt tác giả hoặc giả dụ không có tấm ảnh bìa, khi đọc tập thơ này, tôi chắc quí vị sẽ hình dung ra một chàng trai mới đôi mươi, tràn trề nhựa sống, viết thơ tình cho người mình yêu. Trong tập thơ này, có nhiều bài hay, thơ sex viết bạo liệt, mạnh mẽ nhưng cũng rất thật, rất chân thành của những người đang yêu như: “Đà Lạt và hoa”, “Tập đếm”, “Ru trắng”, “Anh ném em lên trời”, “Em đàn bà”, “Tìm hoa”, “Ta đã yêu nhau từ kiếp trước”,…
Đã nhiều lần, tôi thử nhắm mắt và cố hình dung về một Nguyễn Trọng Tạo trong hành trình thơ ca của anh. Từ một cậu bé chăn trâu cắt cỏ trên bờ sông Bùng (Diễn Châu), bỗng dưng “đọc trộm” thơ của Hàn Mặc Tử rồi mắc “bệnh thi sĩ” và trở thành một chàng lãng tử trong thi ca. Chàng lãng tử này là một người hành hương trong hành trình đi tìm Đạo. Trên chặng đường đi đầy chông gai và vực thẳm đó, người hành hương gặp được những người bạn tri kỷ, những người bạn mà “Túi đầy thơ tặng túi đầy trăng”, “Trái tim bạn giữ cho ta đây/Niềm vui bạn giữ cho ta đây…”. Chàng còn gặp những bông Hoa đẹp trong những vườn thơm cỏ lạ, đúng như tâm sự của chàng “Vẽ tôi thấy Đẹp là mê”. Vì yêu Hoa, yêu cái Đẹp da diết mà chàng rất sợ khi nhìn thấy nó tan biến khỏi cuộc sống này, giống như “Mùa xuân thương ai tươi ròng muôn sắc/Cả một trời hoa sương nhòa nước mắt..” hay “Hoa đào vương kiếp đào hoa/Thắm tươi một thuở phôi pha một ngày”,…
Cũng trên chặng đường này, chàng mới nhận thấy cuộc sống thật trống trải, cô đơn và thời gian đối với một đời người là ngắn ngủi. Đó là nỗi Cô đơn nguyên thủy, thường trực của con người trong hành trình tiến hóa của mình. Vì thế, Nỗi buồn như là một người bạn sẻ chia mà chàng không hề chối bỏ, có khi chàng còn van nài nó “Buồn ơi Buồn có thương tôi/Đừng làm tôi phải mồ côi Nỗi buồn…”. Và vì thời gian với chàng là ngắn ngủi, là “Có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi” nên rất nhiều lần, chàng tỏ ý tiếc nuối thời gian, mong cho thời gian trôi chậm lại để chàng nhanh chóng tìm được Đạo, tìm được cái Đẹp vĩnh hằng. Do vậy mà chàng đã nâng niu, xả thân và bảo vệ hết mình cho cái Đẹp trong hành trình của mình.
Đối với chàng, dù có đi cùng trời cuối bể, dù có Ham Chơi rong ruổi cả đời thì hình ảnh quê hương vẫn ngự trị trong tâm trí. Nương thân ở chốn thị thành nhưng chàng vẫn thèm được nghe một khúc dân ca xứ Nghệ, thèm được ăn một miếng cơm nắm quê nhà, thèm được trở về tắm ở con sông Bùng, thèm được ngủ trong vòng tay người mẹ yêu kính,.. Hình như đó là cái day dứt, cái trăn trở muôn thuở của loài thi sĩ (chữ của Hàn Mặc Tử), những người được Thượng đế trao cho sứ mệnh đi tìm Đạo cho loài người?
Về sự Chơi Nhạc, Nguyễn Trọng Tạo sáng tác không nhiều (so với thơ), tuy vậy anh cũng kịp để lại dấu ấn của mình với nền âm nhạc nước nhà. Theo tôi, ba tác phẩm nổi tiếng nhất của anh là “Làng quan họ quê tôi”, “Khúc hát sông quê” và “Đôi mắt đò ngang”. “Làng quan họ quê tôi” thì đã nổi tiếng từ lâu, nay trở thành “tỉnh ca” của tỉnh Bắc Ninh. “Khúc hát sông quê“, sáng tác năm 2002, thì càng ngày càng nổi tiếng, đến nỗi uống rượu mà không ngân nga vài câu hát xem chừng mất vui, cuộc rượu đó xem chừng hơi nhạt. Tôi đã nhiều lần thử lý giải xem tại sao bài hát này lại có sức hút ghê gớm đến vậy, từ ông Bộ trưởng đến những người dân bình thường nhất đều yêu thích nó, trong khi có rất nhiều bài hát khác viết về dòng sông lại không có được diễm phúc đó.
Chúng ta đều biết văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, vì thế mà dòng sông có một tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống của con người. Có thể nói không ngoa rằng, tất cả những phong tục, tập quán, tín ngưỡng cho đến công việc sản xuất, thói quen sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt đều ít nhiều gắn bó với dòng sông. Do đó, dòng sông quê là hồn vía của người Việt. Nó vừa gần gũi, vừa linh thiêng đối với mỗi chúng ta. Chính vì vậy, đây là một trong những đề tài xuyên suốt của văn hóa nghệ thuật Việt Nam, trong đó có âm nhạc. Đã có bao nhiêu nhạc sỹ viết về nó với rất nhiều tâm huyết, nhiều kỳ vọng nhưng đã mấy ai “chạm” được vào cái sâu thẳm của dòng sông quê, tức là cái hồn của nó. Nguyễn Trọng Tạo đã làm được điều này, khi anh đã “bắt” được cái hồn đó trong trường ca “Thời gian khắc khoải” của nhà thơ Lê Huy Mậu. Đúng như tên gọi, cả trường ca này là một sự day dứt, nhớ thương của người lữ thứ khi trở về, đứng trước dòng sông quê mình. Không day dứt, không nhớ thương sao được khi “Quá nửa đời phiêu dạt con lại về úp mặt vào sông quê“, rồi cùng với dòng sông hồi tưởng về những ngày thơ bé “Sông còn nhớ chăng nơi ta ngồi ngóng mẹ/Vời vợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng”, sau đó nhớ lại những ngày tháng thanh bình, yên ả và để khắc khoải trước cái vô hạn của dòng sông “Một dòng xanh trong chảy mãi tới vô cùng…” với cái hữu hạn của số kiếp con người. Tôi được biết, khi phổ nhạc bài hát này, Nguyễn Trọng Tạo chỉ mất khoảng 30 phút. Nếu không phải anh đã Làm với tư tưởng Chơi, sao lại sáng tạo được nhạc phẩm này?
Nguyễn Trọng Tạo còn một bài hát rất hay nữa, tuy không nổi tiếng bằng hai bài kia, đó là “Đôi mắt đò ngang“. Bài hát lấy bối cảnh một chuyến đò ngang qua dòng sông Lam. Ta cũng thấy dòng sông quê, nhưng sông quê ở đây chỉ làm nền cho hai nhân vật then chốt: người khách sang sông và cô gái xứ Nghệ. Người khách vì “kết” đôi mắt biếc với nụ cười lúng liếng, lẳng lơ của người đẹp nên đã cất công đi khắp chợ đông, khắp dòng sông Lam chỉ để tìm nàng. Đem lòng yêu người đẹp, người khách đa tình kia đã phải lòng cả đất trời, cả con người vùng sông nước ấy. Đến khi đã say, đã ngấm cái men tình kia rồi, thì chàng ta đâu có xá gì, kể cả đến lúc phải “liều”: “Chợ đông ai sợ đò đầy/Chìm trong đôi mắt ấy/Đò đầy, đò đầy anh cứ sang”. Cái hay, cái chất trữ tình, tự nhiên pha chút ỡm ờ của bài hát này là ở chỗ ấy. Nghe bài hát này nhiều lần, tôi thường hay liên tưởng đến bài thơ viết về “đặc sản Huế” (chữ của Hoàng Phủ Ngọc Tường) của Người Ham Chơi Nguyễn Công Trứ thuở nào.
Thứ ba là sự Chơi Họa. Nguyễn Trọng Tạo vẽ rất nhiều tranh và bìa sách, trong đó có những tác phẩm còn đạt cả giải thưởng nữa. Điều đó không ai phủ nhận. Với anh, Họa cũng là một sự Chơi. Anh làm công việc Vẽ với tâm thế Chơi. Tôi vốn không rành về hội họa, vậy mà khi xem lại các bức ảnh chụp với các văn nghệ sỹ của anh, vẫn thấy ấn tượng nhất với bức ảnh khi anh vẽ chân dung nhà thơ Phan Hồng Khánh trong một cuộc rượu. Một người với hàm râu quai nón đang cười sảng khoái còn người kia thì đang “đè ra” để vẽ những nét chân dung cuối cùng. Thấy chưa, vẽ với kiểu cách như vậy thì mới có tác phẩm hay, mới là thể hiện hết phong cách Chơi, nhưng thử hỏi có mấy ai bắt chước được thế?
Thứ tư là sự Chơi Rượu. Về sự Chơi này, ít ai bì kịp Nguyễn Trọng Tạo. Anh có cách uống thầm thì, chậm rãi, vừa uống vừa nói, vừa cười theo kiểu “Rượu ngon nhắm với nói cười”. Cũng nhờ có rượu mà anh để lại câu thơ tuyệt hay về Huế trong một lần ngất ngưởng với bè bạn: “Sông Hương hóa rượu ta đến uống/Ta tỉnh đền đài ngả nghiêng say”. Uống rượu với anh là một thú vui, một sự Chơi vì anh uống cốt để giao lưu, gặp gỡ bạn bè khắp nơi, để đàm đạo văn chương, thế sự, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống với họ dù rằng cũng có lúc anh phải than “Ngày ba cuộc rượu còn gì là thân”. Nhưng biết làm sao được, vì nếu không có anh thì những cuộc rượu kia chắc kém phần hào hứng lắm. Tôi cũng đoán biết rằng, rượu có một vai trò đặc biệt trong quá trình sáng tạo, đi tìm cảm hứng của anh, vì nếu không có nó thì bạn bè anh sẽ thiếu đi một Thi Tửu và chúng ta sẽ không thấy được một Nguyễn-Trọng-Tạo như ngày hôm nay.
Nguyễn Trọng Tạo có lần nói với tôi: “Thơ anh nhất định những người trí thức sẽ thích”. Đó không phải là một lời nói huyênh hoang, khoác lác của một kẻ hợm mình, mà là sự tự tin đáng trọng của một người nghệ sỹ chân chính, người nghệ sỹ luôn thắp sáng tâm hồn mình và đồng loại bằng một trái tim cao cả – trái tim Đan Kô.
Thi sĩ Nguyễn Bính khi viết về văn nghệ, có viết đại ý như sau: “Làm văn nghệ khó lắm vì có nhiều ý, nhiều chữ quá tuyệt mà người khác đã viết trước mình. Mình chỉ nhại lại thôi”. Khi viết những dòng cảm nhận này, một kẻ hậu sinh với vốn học thức ít ỏi, nông cạn như tôi cũng chỉ “nhại lại” những từ ngữ của những bậc tiền bối để bày tỏ sự kính trọng của mình với một người nghệ sỹ tài hoa – Nguyễn Trọng Tạo. Cầu chúc cho anh có một sức khỏe dồi dào để tiếp tục cuộc hành trình với thơ ca Việt, và cũng để uống rượu với bè bạn, những người tri kỷ của anh. Tôi vẫn tin trong sâu thẳm tâm hồn mình, Nguyễn Trọng Tạo, người mà cả đời chỉ biết “Chia cho em một đời Thơ” ấy vẫn luôn đau đáu một nỗi niềm, một khát vọng đối với thơ Việt. Đó là một nền Thơ đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng cũng hướng tới cái mới, cái tiến bộ, phù hợp với xu hướng Thơ của thế giới, vì người nghệ sỹ đó hiểu rằng: Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa…

Hà Nội, 07/12/2008

Trần Kim Lan xin giới thiệu một số bài thơ của Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo:

1-Đồng dao cho người lớn

có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
có con người sống mà như qua đời
có câu trả lời biến thành câu hỏi
có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới
có cha có mẹ có trẻ mồ côi
có ông trăng tròn nào phải mâm xôi
có cả đất trời mà không nhà ở
có vui nho nhỏ có buồn mênh mông
mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ
mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió
có thương có nhớ có khóc có cười
có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi.

1992/Nguyễn Trọng Tạo





cho thơ tôi được tìm về
tuổi hai mươi, sáng mùa hè đạn bom
ngồi trêm mâm pháo quay tròn
bị thương, tôi ngỡ chẳng còn về đây...

có ai chợt đến, ghé vai
cõng tôi, bước núi bước mây chập chùng
tiếng bom lay đất, lạ lùng
người cõng tôi, bỗnh hóa vùng chở che

là khi chợt tỉnh cơn mê
nhận ra mái tóc bộn bề ngực tôi
là khi tim đập bồi hồi
nhận ra gương mặt của người... không quen

cho thơ tôi được gọi Em
và tôi xin được đi tìm người yêu
qua bao buổi sớm buổi chiều
qua bao trận đánh rất nhiều nhớ thương
hẳn là tôi đã tơ vương
người không quen... biết hỏi đường về đâu?

cho tôi xây những nhịp cầu
để em chẳng phải sông sâu lụy đò
tôi xây phố rộng, nhà to
để em đến ở, chẳng chờ đợi đâu
tôi về đồng cạn đồng sâu
may ra tát nước chung gầu cùng em...

và bao công việc không tên
tôi say như thể có em đến gần

như là tôi đã một lần
nói yêu em
dọc mùa xuân
hai người...

cho thơ tôi được nói lời
tình - yêu - tôi, gửi tới người - tôi - yêu
bởi tôi tin những sớm chiều:
người không quen... sống rất nhiều cho tôi

(Nguyễn Trọng Tạo)

Ba bài thơ in trong tập thơ chung „Anh yêu em“ gồm nhiều tác giả, do nhà Xuất bản Lao động và Trung tâm văn hóa Đông Tây tuyển chọn:

1-Ru trắng

Choàng lên thân thể em mây trắng dệt nghìn năm lụa trời non nõn trắng
Em bồng bềnh thức ngủ phía anh ru
Anh ru biển mơn man bọt sóng xỏa mòn đêm ôm bờ cát
Anh ru cây rải lá chỗ em nằm
Anh ru gió lang thang mềm hơi thở
Yêu vỗ về có theo suốt trăm năm…
Ru cô đơn chìm vào thịt da đêm trắng buốt
Ru đau thương hoang hoải dấu lưng trần
Ru bàn tay biết yêu
Ru bàn chân biết nói
Ru bờ mi rưng lệ bóng tuổi tròn
Ngày tháng mỏi buồn
Đường xa mỏi nhớ
Những trắng đêm mỏi thăng trầm bồi lở
Mỏi mặt người mặt giấy
Mỏi hoa nở hoa tàn
Mỏi cay đắng hân hoan…
Ru căn phòng ảo mờ khung tường trắng
Ru nghĩa trang trắng phớ vết thư xưa
Trước mặt sau lưng chập chờn ảo mộng
Đêm tan vào hoang vắng tiếng ru mưa…

3-6.5.2008/Nguyễn Trọng Tạo

2-Yêu hết mình
(Tặng Em)

Yêu hết mình tâm hồn thành tơ lụa
Ôm thân thể em như kén bọc tằm (*)
Yêu hết mình tâm hồn thành rượu mạnh
Thăng hoa anh
Yêu hết mình tâm hồn thành dây diều vô định
Neo tiếng sáo du dương ngút ngát không gian xanh…
Anh đã thử bay lên trời cao ấy
Mượn phép mầu thu lại tâm hồn em
Anh đã thử rơi về giường chiếu hẹp
Nhốt đam mê trong chảo nóng quay giòn
Và anh thấy tâm hồn em ánh sáng
Mắt đen tròn say đắm mắt em ngon…
Yêu hết mình người cho nhau sự sống
Mọi xích xiềng thành sợi nắng vàng mơ
Nhắm mắt lại thấy trời cao biển rộng
Thấy sống lưng ngân tiếng sáo xa mờ…

4.4.2009/Nguyễn Trọng Tạo
________
(*) Nietzche nói: “Trong một tình yêu đích thực, chính tâm hồn bao bọc lấy thân thể”.

3-Em

Em đã vắt kiệt mình như vắt kiệt mùa đông trong chậu áo quần của ba, mẹ, chồng, con, em vừa giặt giũ
Em đã cười tươi ngày mới chớm yêu và đã khóc âm thầm sau ngày cưới
Em đã chia cho anh nỗi buồn công sở và niềm vui ngày biết mang thai
Em đã hát một bài ca xưa cũ
Giữa bạn bè hồn nhiên trẻ thơ
Anh con thuyền ưa bão tố phong ba
Dòng mơ ước chân trời tít tắp
Có khi vô tâm không nghe tiếng khóc
Tiếng gió trời nức nở sau lưng…
Không còn chiến tranh anh không còn làm lính
Em thời bình Chinh Phụ vẫn chưa thôi
Có gì níu gọi ta trong bão tố cuộc đời
Có gì đẩy xô ta trong bình yên mộng ảo
Những đứa con lớn dần lên lúc vắng cha khi vắng mẹ
Những đứa con ưu buồn trước tuổi thần tiên
Em vẫn một mình đi chợ nấu cơm đến bệnh viện chăm mẹ già thăm thầy cô đưa con đi vãng cảnh
Những bài thơ của anh chất thêm lên vai em gánh nặng
Những chân trời càng đến lại càng xa
Nhắm mắt lại anh thấy em bên cạnh
Thấy con đi học về ríu rít gọi: Ba ơi…

27.9.2005/Nguyễn Trọng Tạo 

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Người đã chối Chúa ba lần

KTTƯ: 51-Người đã chối Chúa ba lần
(Tha thiết, tình cảm)


  


Môn đệ Phê-rô đã chối Chúa ba lần
Ngay trong đêm Chúa Jesus bị bắt
Khi gà gáy sáng, Môn đệ than thân
“Chúa đã báo trước, mà ta quên mất!”



Môn đệ đã khóc, hối lỗi, ăn năn
Người đã chối Chúa và đã tỉnh ngộ
Quyết theo đường Chúa, quyết chí dấn thân
Đem Tin Mừng đến khắp mọi xóm ngõ…

Đường Người đã đi, gian lao thử thách
Người đã chịu chết như Chúa Jesus
Máu Chúa Jesus cùng máu các Thánh
Đã xây hội Thánh, mãi với thiên thu!

(Dựa theo Luca-KTTƯ)

21-11-2001/Trần Kim Lan
  

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Sự phản loạn của Cô-rắc, Đa-than, A-vi-ram

KTCƯ: 35-Sự phản loạn của Cô-rắc, Đa-than, A-vi-ram

_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE

Cô-rắc, Đa-than, A-vi-ram cùng gây hoang mang
Họ đồng lòng gặp Mô-sê, A-ha-rôn chất vấn
“Sao đưa chúng tôi tới nơi này?
Đâu chỉ các ông, ai cũng là Thánh!”


Mô-sê xin Chúa đừng nhận lễ họ dâng
Rồi tập hợp dân trước lều hội ngộ
Chúa xuất hiện: “Mô-sê, A-ha-rôn, hãy đứng riêng

Chỉ chốc lát, chúng sẽ không còn đó!"




Mô-sê xin cho dân sự đứng riêng ra
“Đây là dấu chỉ: nếu đất há miệng
Mọi vật cùng các người bị nuốt theo
Thì chứng tỏ rằng, các người khinh Chúa!”

Dứt lời, dưới chân Cô-rắc, đất nứt toang
Trước mặt dân sự, họ bị nuốt chửng
Lửa thiêu chết hết những người dâng hương
Dân sự quay ra Mô-sê, A-ha-rôn oán thán.

Tức thì, Chúa hiện ra giữa đám mây
Ngài tách biệt Mô-sê, A-ha-rôn khỏi dân chúng
Hai người qùy xuống, Mô-sê nói cùng A-ha-rôn
“Cầm bình hương lửa làm lễ tạ tội!”

Chúa nổi thịnh nộ, tai vạ bắt đầu
Đứng giữa dân, A-ha-rôn dâng lễ chuộc lỗi
Giữa kẻ sống, chết A-Ha-rôn cất tiếng cầu
Nhờ lời khẩn cầu, Ít-ra-en còn sống sót.

(Dựa theo sách Dân số, sách thứ tư của Mô-sê 16/1-50/KTCƯ)

9-11-2002/Trần Kim Lan
 

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Bất ngờ và không bất ngờ



TRẦN NINH HỒ

Nhà báo Lê Phương Dung tại nhà riêng.
Tiếng gõ cửa mạnh và dứt khoát. Dường như nó vang lên chỉ sau tiếng bước chân ở cầu thang chừng vài giây. Điều đó chứng tỏ người gõ cửa này không hề dừng lại nghe ngóng, dù đây là phòng của “sếp” Tổng biên tập đang tiếp khách. Đến là gõ ngay! Và “sếp” Tổng biên tập cũng tỏ ra rất mau mắn!
- Mời vào!
Trước mắt tôi và ông bạn Ngãi, Tổng biên tập Tạp chí Thương mại lúc này là một cô khách chừng trên dưới ba mươi tuổi. Gương mặt tươi sáng, nhiều những nét thẳng, áo phông, quần zin đều màu xanh biển, đôi mắt to, đen, nhưng lại thoáng ánh biếc xanh. Trông rất Tây và có chút ngỗ ngược! 
- Chào hai… bác! – Cô ta nhìn lướt qua người khách lạ là tôi, rồi quay ngay sang Ngãi – Năm ngày rồi, “sếp” đã đọc duyệt xong cho em cái đề án “Trung tâm phát hành và phóng viên” chưa, để còn kịp triển khai ngay đầu năm 1995 này. Tháng rưỡi nữa là hết năm rồi, “sếp” ơi!
- Rồi! Đọc đến ba lần! Phải sửa và bổ sung nhiều, trưởng ban ạ. Cả chiều nay ta sẽ họp cùng văn phòng nữa để bàn chi tiết. Còn bây giờ trưa rồi. Tôi mời cô qua đây vì có anh bạn học từ hồi cấp hai với tôi. Cũng là nhà báo và còn là nhà thơ nữa, rất hay đọc tạp chí ta, có thể cả những bài cô viết ký Lê Phương Dung và dăm ba bút danh khác!…
- Em chào anh! – Dung quay sang tôi, nhưng lại thoắt quay sang Ngãi, giọng tinh nghịch – “Sếp” – quạu, “sếp” – quát mà cũng có bạn là nhà thơ à?
- Đấy ông xem! – Ngãi không giấu vẻ ngao ngán (có khi vừa tạo ra?) – Quân của báo tôi toàn một giọng như thế cả! Như ông biết đấy, thời sinh viên tôi học khoa Pháp văn và đôi khi cũng đã nói với các cô ấy đôi điều sơ giản về thơ Pháp… Bà nội cô này là dânParisgốc. Nhưng bố lại lai Việt, là chiến sĩ Vệ quốc đoàn thời 9 năm… Còn đây là nhà thơ… – Ngãi chỉ tôi – Cô biết chưa?
- Ồ. Em đã đọc anh từ hồi học phổ thông. Cả thơ và truyện trên báo có ghi “Từ miềnNamgửi ra”. Đọc cả trong sách nữa. Có bài em đã phải học thuộc lòng, nhưng không hiểu sao bây giờ lại… quên cả!… Thơ để nhớ lâu được, khó lắm anh nhỉ!
“Thơ để nhớ lâu được, khó lắm anh nhỉ”. Chỉ cần thế, tôi biết cô không chỉ là phóng viên kinh tế. Nói chuyện với cô nàng này xem ra không dễ dàng dù cô có nét mặt của một người khá cởi mở và hồn nhiên.
- Em có hai thằng con. Thằng lên năm, thằng lên bảy. Chúng nó cứ líu lo, vẽ vời cả ngày. Có khi nó còn nói vần vèo thế nào đó, cứ như là cũng… làm thơ!
Đấy, lại nói về thơ! Tôi cố nén sự ngạc nhiên. Đây đã là mẹ của hai “ông con” mà sao trẻ thế. Bữa trưa ấy cô còn gọi thêm hai người bạn nữ nữa trong ban cô phụ trách. Tôi và Ngãi chỉ còn biết nhấp rượu, thỉnh thoảng đóng vai phụ “đế” vào đôi câu, còn chủ yếu là cười… trừ với ba bà bạn này mà thôi…
Bẵng đi đến hơn dăm năm, đột nhiên trong một lần đi công tác Hà Giang vào dịp đầu xuân 2001 để viết một số bài cho báo ở những vùng cao hẻo lánh nhất là Mèo Vạc, Tân Minh, vừa qua Cổng Trời thì tôi gặp Dung cùng đi với một nhóm phóng viên từ Hà Nội lên trong một cái quán bán ngô luộc mà đến nửa số ghế đều bị gãy chân!
- Anh đi với chúng em không? – Dung giới thiệu tôi với một số anh trong ủy ban tỉnh, trong đó có anh Quí – Phó Chủ tịch tỉnh mà tôi đã từng phỏng vấn về một vài vấn đề biên giới cách đấy không lâu – Chúng em đi viết bài và làm từ thiện.
- Từ thiện nữa kia à? Với tư cách cơ quan hay cá nhân?
- Cá nhân thôi! – Một anh trong ủy ban tỉnh giải thích cho tôi – Ngoài một chút tiền của Tạp chí Thương mại, cô Dung có tặng riêng cho bà con vùng núi đá này hơn một trăm con dê.
- Tặng riêng? – Không nén được sự ngạc nhiên tôi quay sang Dung vì một số tiền chắc chắn là không nhỏ.
- Vâng. Sẽ giải thích sau. Em và các anh chị ở tỉnh, huyện vừa bàn giao xong. Người già vui nhận đã đành, còn trẻ con thì chúng nó thích lắm vì được nhận dê để lùa lên núi. Trong đoàn em có một số bác sĩ thú y nữa. Các anh ấy bảo loại dê này khỏe, phù hợp thổ ngơi, khí hậu, nó sẽ sinh sản mạnh… “Sếp” Ngãi bạn anh bảo anh tuổi Mùi. Gặp anh ở đây quá hợp!
Trời ơi, lại còn liên hệ linh tinh đến thế nữa. Cái cô nàng quái quỉ này! Mà không phải chỉ có thế. Trưa ấy chúng tôi còn được vào quán “Lẩu Dê” ở thị trấn Mèo Vạc. – Đàn dê của cô liệu được bao nhiêu… bữa như thế này?
- Tất nhiên người ta nuôi dê để bán thịt ở đây và bán về xuôi nữa. Giống khỏe, có khi từ một trăm con nó sẽ thành ngàn con, vạn con… Mênh mông cao nguyên, thảo nguyên thế này… Nó sẽ thành quần áo, nhà cửa, xe cộ, giấy bút… Cái gì ở đây cũng thiếu quá!…

LPD trước bãi biển Brighton sáng sớm mùa hè
Thấy vẻ mặt cô nàng như có chút thoáng buồn, tôi không dám chọc đùa thêm nữa. Thu Hoài, một nữ nhà báo còn nhờ tôi đưa cho Dung chiếc khăn len từ vai cô. “Chị quàng vào đi, trời lạnh quá! Bà này là chúa chủ quan. Lúc nãy ở gần nhà sàn trong bản, còn lạnh hơn, bà ấy đã lấy cái mũ đang đội chụp vào đầu cháu gái, rồi lại cởi ngay cái khăn cổ quàng vào cho một cháu trai khi chúng nó lùa dê lên núi. Thế là ho sù sụ…”. Câu chuyện này khiến tôi sực nhớ, cũng đã lâu, có một lần ở quán ăn trưa 13 Lý Thường Kiệt, chính Dung đã bắt bằng được một cô bạn gái của mình, nhà báo Thanh Hương, phải nhận chiếc xe máy mới mua hơn chục triệu, khi biết tin chồng cô bạn này đã bỏ nhà đi, bỏ vợ và hai con bé dại… Dung đã cho hẳn cô bạn chiếc xe máy ấy, trong khi hồi đó Dung đâu phải đã là người khá giả như bây giờ. Một tính cách kỳ lạ!…
Mấy tháng sau, không có dịp nào gặp lại cô để nghe cô giải thích về kinh phí từ thiện cá nhân này, vì cái “Trung tâm phát hành, phóng viên” do cô phụ trách không mấy khi họ ở Hà Nội. Nhưng tôi lại gặp cô ở Phú Yên với toa tàu 30 tấn chở vải vóc, mì tôm, thuốc men, quần áo do riêng cô mua từ Bắc vào tặng vùng lụt bão. Lần này thì không gặp tình cờ như ở Cổng Trời, Hà Giang, mà tôi quyết định tìm đến nơi toa xe từ thiện, nghe nói lại của cá nhân cô! “Kỳ này ra Hà Nội, em muốn nhờ anh và một số nhà văn, nhà khoa học, sẽ đến khai giảng năm học mới với trường trẻ em khiếm thị để trao tặng giúp em mấy dàn vi tính”. Tất nhiên tôi nhận lời và sau đó cũng đã thực hiện cùng Báo Công an nhân dân…
Đấy là những khoản chi không nhỏ của Dung cho từ thiện. Đã nhiều lần tôi hỏi, nhưng hình như cô không muốn giải thích. Cho mãi đến khi trong bữa cơm gia đình mừng cháu trai lớn của cô đỗ vào đại học, tôi mới được một người bạn thân của cô bảo: “Có gì đâu! Gia đình bà nội cô ấy ở Paris đã tìm ra cô ấy. Họ là một dòng họ lớn ở Pháp. Có nhiều dinh thự, lâu đài gắn Gia-huy. Họ đón mẹ con cô ấy qua nhiều lần, tặng tiền xây nhà và họ cũng rất thích thú khi biết cô còn dùng số tiền ấy để làm từ thiện xây trường phổ thông cho quê hương hàng tỷ đồng… Hơn nữa, có lẽ vì học về kinh tế, viết báo kinh tế, cô ấy cũng biết đầu tư vào việc nọ việc kia, cho tiền sinh nở!… Chi tới dăm bảy tỷ đồng từ thiện, tài trợ rồi!”.
Và khi nghe người bạn đó nói: “Dung cũng rất biết dùng tiền như một nhà kinh tế”, tôi mới sực nhớ, không ít lần, mỗi khi đến địa phương nào, công ty, xí nghiệp nào, sau khi nắm được tình hình sản xuất, kinh doanh nơi ấy, cô thường có những ý kiến trao đổi về định hướng làm ăn mà nhiều người lãnh đạo, quản lý tỏ ra tâm đắc. Họ thường quí và tin cô, kể cả một số các nhà quản lý, lãnh đạo cấp Bộ, ngành Trung ương…
Tôi cũng không lấy làm lạ, trong vài năm gần đây khi đọc trên các báo một loạt chừng ngót mười bài cô viết về thủ đô một số nước như Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Mỹ, Thụy Sĩ, Singapore… khá tinh tế, sắc sảo.
Và không phải chỉ ở các kinh đô đông, tây xa lắc, mà gần đây nhất, cô đã có một loạt ghi chép không ít thú vị về một đời sống rất gần gũi thân thiết của chính chúng ta! “Nồi đất vào phố” (Văn nghệ Công an số 127/2010), “Một lần trở lại Nga” (Văn nghệ Công an số 131/2010)… “Fast food made in Vietnam” (Đồ ăn nhanh, cơm nắm Việt Nam, Văn nghệ Công an số 133/2010),
“Nồi đất ơ! – Tiếng một đứa trẻ vang lên lạc lõng. – Ai nồi đất đây! – Tiếng một thanh niên rao vóng cao gay gắt như chứa đầy nắng lửa… Chúng tôi ngồi trong quán, thỉnh thoảng lại nghe thấy những giọng đủ các cung bậc, lứa tuổi của những người bán nồi đất đi qua. Mấy thanh niên ngồi gần chỗ chúng tôi càu nhàu: “Thời buổi này, còn ai dùng nồi đất mà rao với bán!”… Họ đã lầm! “… Thời trước nồi đất dễ bán ở nông thôn, nhưng bây giờ thành phố lại là nơi tiêu thụ nhiều nhất! – Anh lái-nồi-đất tên Chín nói – … Khi người ta đã chán cơm Tây bơ sữa và quay lại với những món quê mùa cơm tám, cá kho… thì việc mở những cửa hàng cơm niêu, cơm thố lại là một sự thức thời, nhạy cảm với thị trường!… Nồi đất lại được tôn vinh!… Chỉ sợ nhất là khi xe chở nồi đổ. Lỗ vốn to!… Nồi đất thường được sản xuất nhiều nhất ở những vùng có nguồn đất sét tốt như Xóc Xoài, Linh Quỳnh, Tri Tôn (Xà Tón), Hòn Đất)… Đất nặn nồi là phải tươi, mịn, quánh mà không quá ướt thì mới tạo được những cái nồi đẹp, không nứt, không rạn khi nung…” (Nồi đất vào phố).
Và đây là những đoạn Lê Phương Dung viết về cơm nắm:
“Tôi dám chắc bạn đọc sẽ nghĩ là tôi sính tiếng Tây, vì Fast food là từ mới du nhập cách đây chừng vài năm chỉ để dùng cho những quán đồ ăn nhanh, đồ nguội như dăm-bông, xúc-xích, lạp-xường… Còn fast food chính hiệu ViệtNam, đó là cơm nắm!… Không người Việt nào mà không biết… Trong các vở kịch, chèo, hình tượng mo cơm nắm của người mẹ già ở quê gói tiễn con trai lên đường nhập ngũ, hay nắm cơm của người vợ hiền thảo luôn được để trân trọng trong gói hành lý của người chồng đã được các nghệ sĩ thể hiện nhiều đến nỗi mỗi khi xem tôi dường như thấy thấm đậm những giọt mồ hôi, những dòng tình cảm khi mở nắm cơm mà mẹ đã thao thức cả đêm để nắm mà chưa nỡ ăn ngay cho dù đã đói. Họ coi nắm cơm như một báu vật!…”.
Cơm nắm Lạc Đạo (Văn Lâm, Hưng Yên) đã từng nuôi lớn khôn những ông Nghè, ông Trạng, và được coi như một nghề truyền thống của dân làng.
Và Dung ta đúng là “con bé nhà quê, quê một cục!”. Ta hãy đọc ít dòng trong ghi chép “Một lần trở lại Nga”: “Khi được đi máy bay lần đầu tiên trong đời, cho đến bây giờ tôi vẫn có một thói quen xấu không sửa được là dù số ghế ở đâu, tôi cũng phải cố ngó qua cửa sổ để được nhìn xuống mặt đất cho đến khi tất cả chỉ còn là những dải mây bảng lảng bay quanh. Đọng lại trong tôi lúc đó là những dòng sông, những cánh rừng, những tòa nhà nhấp nhô, những xóm làng cứ xa dần trong yên bình sâu lắng… Hành khách thường thì thào: “Chắc cô này mới đi Tây lần đầu… Đúng là cái đồ nhà quê!…”. “ừ thì quê đấy! Quê một cục thì đã sao! Tôi thường thầm cãi lại như thế… và thầm biết ơn những người ngồi cạnh cửa sổ máy bay đã cảm thông ngồi lệch đến vẹo cả sườn để chiều theo cái ý thích quái đản của tôi!…”.
Và “nạn nhân vẹo sườn” của Dung “quê một cục” lần trở lại Nga này lại ngẫu nhiên là một chàng Nga: “- Chị đã sang Nga lần nào chưa?”. Ồ anh ta nói tiếng Việt! Tôi không khỏi bàng hoàng khi quay người lại ngồi vào chỗ cũ. – Anh vừa hỏi tôi à? – Vâng tôi là Alếcxây… người Nga chính cống! Tôi có vợ và hai con gái rất xinh… Chị tên là Mai, Huệ, Sen hay Nhài? – Sao anh lại đoán thế? – à là vì các chị người Việt mình hay đặt tên bằng các loại hoa… ồ, chị tên là Dung à? Thế thì Phù Dung, cũng là tên của một loài hoa… chỉ khác một điều chị sẽ tươi trẻ mãi thôi! Ôi trời, quái quỉ là cái anh chàng Nga này! “Người Việt mình!” Có ai khéo mồm hơn anh ta không? Lại còn biết rõ phù dung sớm nở tối tàn nữa kia chứ!…”.
Thế rồi khi tiếng Việt, khi tiếng Nga, Alếcxây và Dung ta tán chuyện với nhau về đủ các thứ trên trời dưới đất của cả hai đất nước. Họ nói chuyện “Thu ẩm”, “Thu điếu”, “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến với tranh mùa thu Nga của danh họa Lêvitan…
Đọc xong bài ghi chép “Một lần trở lại Nga” đến hai trang báo, tôi chợt nhớ một bài thơ về mùa thu Paris của Dung trên Báo Người Hà Nội: “Em không tin mùa thu ấy sẽ qua/ Trên dòng Seine sắc trời chưa ngừng biếc/ Vườn Luxembourg lá không còn rực rỡ/ Một mâm vàng bừng sáng những ngày xa/… Em không tin mùa thu ấy đã qua/ Bao mùa hạ em chờ thu tới/… Paris tím hôn anh trước Khải Hoàn Môn/ Cổng chiến thắng vòm trái tim kiêu hãnh/… Những hò hẹn vẫn còn tươi mới/ Lưu ngàn tin anh nhắn đón em về…”. Dung viết về những giọt nước mắt: “Có phút giây lặng lẽ/ giọt nước mắt lớn dần/ Nặng nề và buồn bã/ Âm thầm tan trong đêm”. ấy là lúc “Em đã tập nhìn anh như một người dưng”. Thật là một sự tập đau khổ! “Mỉm cười đâu đó người dưng/ Để tôi ngồi với rối tung đây này/ Chiều tà nhìn khói ra mây/ Mở bàn tay, khép bàn tay tần ngần/… Mà thôi chuyện nợ phàm trần/ Thì tôi đã thánh với thần gì đâu/ Giận chi nhau, trách chi nhau/ Bao dung ạ… cõi thẳm sâu… tùy người“…
Bây giờ nhìn cô bạn gõ piano, hát, nhảy, đọc thơ, “cãi nhau”, trêu đùa với các con và bè bạn, không ai ngờ được chừng hai mươi năm trước cô là dân rửa bát thuê ở ga Hàng Cỏ kiêm sinh viên ngoại ngữ, kinh tế… Tôi không có cái hân hạnh được cô kể cho nghe về cuộc đời, hay sống cùng một cơ quan với cô như ông bạn Ngãi, nhưng qua những bài viết nhiều xúc động về cô của các đồng nghiệp trên báo như nhà giáo, nhà thơ Kim Dũng, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều… tôi đã hiểu vì sao khi cuộc đời cho phép, cô có thể thành tỷ phú từ thiện, thành người viết báo và cả những khoảnh khắc không ít đặc sắc qua những trang ghi chép văn chương và thơ. Bất ngờ và không bất ngờ, đấy là chính cuộc đời. Có thể nói như chính thơ cô ở bài “Trên đại lộ Danh Vọng”:
Nếu anh hỏi em mơ gì chiều nay trên Đại lộ Quang Vinh
Nơi hàng ngàn ngôi sao cứ hoài nhấp nháy…

Em chỉ biết mọi danh vọng cuộc đời rồi sẽ đi qua
Và tình yêu – điều cuối cùng ở lại!.